• Xưởng may áo thun cổ trụ

  • Mã sản phẩm: 28
  • Giá : Liên Hệ
  • Áo thun cổ trụ có nhiều chất liệu vải để khách hàng có thể lựa chọn, những loại vải điển hình như: Poly, Cá Sấu 4 Chiều
Thông tin sản phẩm

QUY TRÌNH CHUNG HIỆU CHỈNH MÁY VẮT SỔ JUKI MO - 2304 - 2314 - 2316

A. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT

- Tốc độ may: 5000 - 7000 mũi/phút

- Sử dụng kim: DC x 27 ( Tiêu chuẩn) và DC x 1

- Độ dài mũi: Max 4mm

B. QUY TRÌNH HIỆU CHỈNH

I. HIỆU CHỈNH BỘ TẠO MŨI:

1. Điều chỉnh vị trí kim ( Độ cao và cân bằng kim so với mặt tấm kim)

1.1. Vắt sổ 3 chỉ MO - 2304:

 Tại thời điểm kim lên vị trí cao nhất ta điều chỉnh khoảng cách từ mũi kim đến mặt phẳng tấm kim đạt 10mm.

Điều chỉnh bằng cách nới lỏng vít hãm khóa kẹp trụ kim và xê dịch trụ kim lên xuống cho đạt yêu cầu, xiết chặt vít hãm khóa kẹp lại.

1.2. Vắt sổ 4 chỉ MO - 2314.

Tại thời điểm kim lên vị trí cao nhất, ta chọn kim bên trái làm chuẩn và xác định khoảng cách đạt được từ đầu mũi kim đến mặt phẳng tấm kim đạt 10mm.

Điều chỉnh bằng cách nới lỏng vít hãm trụ kim phụ (1) và xê dịch trụ kim phụ lên xuống cho đạt yêu cầu sau đó xiết chặt vít hãm trụ kim phụ lại.

Chú ý: Đối với các loại máy sử dụng 2 kim khi điều chỉnh vị trí của kim ta phải cho 2 kim nằm đúng vị trí so với mặt tấm kim.

1.3. Vắt sổ 5 chỉ MO - 2316

Tại thời điểm kim lên vị trí cao nhất, ta chọn kim bên phải ( Bên trong) làm chuẩn và xác định khoảng cách đạt được tính từ đầu mũi kim đến mặt phẳng tấm kim đạt 10mm. Điều chỉnh bằng cách nới lỏng vít hãm trụ kim phụ và điều chỉnh sau đó xiết chặt vít hãm.

2. ĐIỀU CHỈNH VỊ TRÍ CÁC MÓC:

2.1. Điều chỉnh móc dưới:

* Xác định bán kính móc:

Bán kính của móc dưới định vị bằng chốt nhỏ nằm trong phần rãnh của đế móc dưới (3). Ta điều chỉnh bằng cách đặt móc (1) vào đế móc sao cho móc tỳ sát vào chốt (7), xiết chặt vít hãm móc lại.

1.1. Hiệu chỉnh chiều cao răng cưa trước (1) và răng cưa sau (3)

Chiều cao trung bình cho 2 răng cưa từ 0,8 -1,2mm ( Điều chỉnh tại thời điểm nâng cao nhất của răng cưa so với mặt tấm kim )

Ta điều chỉnh bằng cách nới lỏng vít (2) và (4) xê dịch 2 răng cưa sao cho đạt yêu cầu. Trong trường hợp đặc biệt tùy theo nguyên liệu mà ta điều chỉnh thông số từ 0,5 - 1,8 mm.

Đối với nguyên phụ liệu trong việc may và sản xuất áo thun cổ trụ cũng như áo thun cổ tròn có những loại dày như các bo tay và bo cổ, tùy theo vị trí của các bo mà ta điều chỉnh chân vịt cho hợp lý để tránh tình trạng bị bỏ mũi của kim trong hoặc kim ngoài. Các cơ sở và xưởng gia công áo thun hiện nay chủ yếu dùng máy vắt sổ SIRUBA để vắt sổ các công đoạn cổ áo, tay áo, hông ( Sườn) của áo.

1.2. Định vị chiều cao răng cưa trợ lực (5):

Ta điều chỉnh sao cho đỉnh của răng cưa (5) luôn thấp hơn đỉnh răng cưa (1) là 0,5mm. Nới lỏng vít hãm (6) và điều chỉnh đạt yêu cầu.

1.3. Hiệu chỉnh độ lệch bước của răng cưa sau (3) so với răng cưa trước (1) vi sai:

Muốn điều chỉnh độ lệch bước ta làm như sau:

Nới lỏng núm hãm (2) hoặc vít hãm, xoay núm điều chỉnh (3) cho cần tốc độ (1) thay đổi vị trí như sau:

a, Vạch trên cần (1) trùng với số 0: Tỷ lệ răng cưa (1) và (3) là 1:1

b, Vạch cần (1) trùng chữ S: Điều chỉnh khi thực hiện đường may giãn, tỷ lệ 1:0,7.

c, Vạch cân (1) trùng với các số 1,2,3: Điều chỉnh khi thực hiện đường may nhúng, tỷ lệ 1:2.

Các loại vải sau thường may với các đường may giãn: Vải cá sấu 65/35 4 chiều, vải cotton 100% 4 chiều, vải cá mập (Bao gồm cá mập nhí), thun mè, xẹc xây, thun lạnh, thun trơn...Các loại vải thường co rút khi may cần điều chỉnh vi sai khi vắt sổ là : Poly thái, thun cotton 35/65, bột...Những loại vải này bạn có thể tìm khu Tân Bình, tphcm (Thành Phố Hồ Chí Minh) bán rất nhiều, tùy theo loại mà bán nguyên cây hay bán lẻ.

2. Điều chỉnh chiều dài mũi may (Mũi vắt sổ)

Mở nắp cao su (2) trên nắp che thân máy, ta quay puly và nhìn thấy vít điều chỉnh (1). Muốn thay đổi chiều dài mũi may ta nới lỏng vít hãm nằm vuông góc với vít (1) sau đó ta dùng vít và điều chỉnh như sau:

- Vặn vít (1) cùng chiều kim đồng hồ: Chiều dài mũi may ngắn lại.

- Vặn vít (1) ngược chiều kim đồng hồ: Chiều dài mũi may tăng lên.

Khi điều chỉnh xong ta xiết chặt vít hãm thót đẩy lại.

3. Điều chỉnh cơ cấu nén ép nguyên liệu:

3.1. Điều chỉnh sự song song 2 mặt phẳng và vị trí bàn ép với kim

Nới lỏng vít hãm (2) và điều chỉnh bàn ép (1) đạt yêu cầu sau:

1. Một hoặc hai kim khi đi xuống phải nằm cân bằng ở một hoặc hai lỗ của bàn ép (1) tạo ra sự an toàn khi máy làm việc.

2. Phải đảm bảo sao cho khi bàn ép hạ xuống thì toàn bộ mặt phẳng dưới cảu bàn ép tiếp xúc hoàn toàn lên mặt phẳng tấm kim, tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đẩy nguyên liệu.

Để kiểm tra ta làm như sau: Quay puly cho kim đi xuống và dừng lại tại thời điểm mũi kim vượt qua mặt phẳng dưới tấm kim từ 1 - 2mm, lúc đó quan sát cam tiếp chỉ ta thấy điểm A của cam nằm ở vị trí như trên hình vẽ là đạt yêu cầu thời điểm nhả chỉ)

2. Hiệu chỉnh vị trí các mắc dẫn chỉ kim và móc, các cần tiếp chỉ:

Tùy theo từng loại nguyên liệu và tùy theo các đời máy mà ta điều chỉnh bằng cách xem bảng hướng dẫn.

4. Chiều rộng vắt sổ:

Chiều rộng vắt sổ có thể điều chỉnh từ (1,6 - 6,4mm). Được thực hiện bằng cách thay một số chi tiết hoặc dùng model khác. Chiều rộng vắt rộng hơn một ít so với chiều rộng cắt của dao.

Trên mặt tấm kim có mấu đan chỉ, mấu này quyết định độ rộng vắt sổ. Vì vậy trước tiên ta phải thay mặt tấm kim có mấu đan chỉ phù hợp với bề rộng vắt sổ.

+ Nới lỏng vít (2) ấn dao dưới sang trái và đặt ở vị trí sát cạnh bên mặt tấm kim.

+ Nới lỏng vít (3) di chuyển giá dao trên (3), nhưng yêu cầu cho dao xuống điểm thấp nhất của nó và nới lỏng vít (2) khi dao dưới gặp và tiếp xúc với dao trên. 

Chú ý: Vặn chặt vít (2) khi máy chạy.

Cạnh bên trái của dao trên bằng với điểm thấp nhất của mấu đan chỉ.

IV. HIỆU CHỈNH CƠ CẤU TIẾP CHỈ:

1. Điều chỉnh cam tiếp chỉ móc may:

Sau khi điều chỉnh xong móc may, ta quay puly cho kim lên cao nhất, nới lỏng cặp vít hãm cam (3) và xê dịch cam tiếp chỉ (1) sao cho điểm A trên mặt phẳng nằm ngang của cam tiếp xúc với cạnh dưới cần đỡ chỉ (4), đồng thời xê dịch cam dọc trục sao cho cần đỡ nằm ở vị trí cân bằng trong rãnh cam tiếp chỉ, xiết cặp vít (3) lại.

*Vị trí của giá đỡ (2):

Hiệu chỉnh sao cho đầu của giá (2) thấp hơn mặt dưới tấm kim 1mm và cách kim vắt sổ (5) 0,1mm khi kim ở vị trí thấp nhất.

* Dùng cho kim may bảo đảm an toàn ( MO - 2316)

Để đảm bảo cho đường may an toàn phải có 4 giá đỡ kim (1), (2), (6), (7)

- Vị trí của giá (1) và (2): Đã được trình bày ở trên.

- Vị trí của giá (7) tiếp xúc nhẹ nhàng vào kim (5).

- Vị trí của giá (6): Cách kim (5) 0,1mm khi kim ở vị trí thấp nhất.

II. HIỆU CHỈNH CƠ CẤU CHUYỂN ĐẨY NGUYÊN LIỆU

1. Điều chỉnh răng cưa:

* Điều chỉnh chuyển động dọc của trục móc may ( Chuyển tránh kim)

- Đường kính nhỏ của ellipe từ 2,8 - 3,6mm

- Chuyển động tránh phải được điều chỉnh tương ứng với cỡ kim.

Tháo nắp ở phía sau khung máy, nối vít hãm con trượt điều chỉnh, đưa con trượt lên hoặc xuống để tăng hay giảm chiều rộng của ellipe.

Lưu ý: Nếu chuyển động tránh quá rộng sẽ xảy ra bỏ mũi ở tam giác chỉ.

- Nếu chuyển động tránh không đủ sẽ làm mũi kim chạm vào móc gây ra gãy kim và xước móc.

3. Điều chỉnh đỡ kim

Một mũi may vắt sổ được sắp đặt cùng với 2 giá bảo hiểm kim (1) và (2). Giá (1) di động do bắt chặt vào đế móc dưới, giá (2) cố định.

* Vị trí của giá bảo hiểm (1).

Khi đế móc mang giá (10) tiến đến và tiếp xúc nhẹ nhàng vào kim (4), lúc đó đầu móc dưới (3) phải tiến tới tấm kim (4).

3. Sơ đồ lưu thông chỉ - Định dạng chỉ cho các đời máy Tuki MO - 2316, 2314, 2304.

2. Điều chỉnh vị trí cần dao:

- Quay puly cho cần dao lên tận cùng trên. Khi đó cần dao sẽ cách mặt tấm kim là 34mm.

- Tháo nắp trên và nới lỏng  vít hãm tay đòn truyền động dao trên để điều chỉnh.

3. Dao trên

Nới lỏng vít hãm dao (4) cho dao trên xuống thấp nhất tiếp xúc với mặt phẳng dao dưới lúc đó ta xê dịch dao trên sao cho phần cao nhất của lưỡi cắt dao trên vượt qua khỏi mặt phẳng lưỡi cắt dao dưới từ 0,5 - 1mm, xiết chặt vít (4) lại.

3.2. Điều chỉnh áp lực bàn ép.

Tùy theo, từng loại nguyên liệu mà ta điều chỉnh áp lực của bàn ép như sau:

- Đối với nguyên liệu dày tăng áp lực bàn ép ( Vặn núm (1) cùng chiều kim đồng hồ)

- Đối với nguyên liệu mỏng: Giảm áp lực bàn ép ( Vặn núm (1) ngược lại)

- Khi điều chỉnh cần lưu ý:

- Bàn ép phải được đặt vào đúng vị trí làm việc

- Tay nâng bàn ép (3) phải thả cho bàn ép tiếp xúc với mặt tấm kim.

Cơ cấu đẩy nguyên liệu các bạn thường đều chỉnh bàn lừa, khi máy vắt sổ được đưa đến tay người dùng công ty đa số đã chỉnh đúng tiêu chuẩn của máy với các loại vải thun trơn trung bình, nên tường trường hợp hỏng hóc thì bàn lừa ít khi được đều chỉnh.

III. HIỆU CHỈNH DAO:

1. Dao dưới

* Các thông số kỹ thuật

- Góc nghiêng của dao dưới 55 độ

- Góc cắt của 2 dao 80 độ

Nới lỏng vít hãm dao (2) và xê dịch dao dưới sao cho mặt phẳng lưỡi dao ngang bằng mặt phẳng trên tấm kim sau đó xiết chặt vít hãm (2) lại.

Chú ý: Khoảng dịch chuyển sang phải hoặc sang trái của dao dưới (1) ( Chuẩn rộng vắt sổ) phụ thuộc vào cạnh ngoài của cữ điều chỉnh chiều rộng vắt sổ được gắn trên mặt tấm kim.

V. NHỮNG BỆNH HỎNG HÓC VÀ CÁCH SỬA CHỮA 

1. Các bộ phận khối máy chính.

Hư hỏng  Trường hợp 1  Trường hợp 2  Cách khắc phục và kiểm tra
1. Đứt chỉ trên  Mắc chỉ

Chỉ bị quấn vào mấu dẫn, chỉ hay mắc chỉ không đúng

Xem lại sơ đồ mắc chỉ
   Đường dẫn chỉ Các vết trầy xước, vết răng cưa hay rỉ sét trên các lỗ kim của mặt nguyệt, lưỡi gà, móc dưới, móc may, cần tiếp chỉ trên hay các đồng tiền chỉ đều gây ra ma sát làm đứt chỉ Xử lý các vết trầy xước, vết răng cưa để luồng dẫn chỉ được trơn, thay thế các bộ phận bị biến dạng
   Giá đỡ kim Kim bị cạ mạnh vào giá đỡ kim tạo thành các cạnh sắc gây ra đứt chỉ Thay kim và giá đỡ kim nếu mòn
   Kim Kim quá nhỏ so với chỉ Thay kim mới có cỡ thích hợp
   Kim bị nóng Kim bị nóng làm cháy và đứt chỉ. Điều này phụ thuộc vào loại vải hoặc chỉ, số lớp vải và tốc độ may Dùng kim nhỏ hơn, Giảm tốc độ may. Sử dụng bộ phận làm mát kim. Sử dụng kim mũi chữ S hay kim dùng để may chỉ tổng hợp.
   Chỉ  Chỉ quá bở do chất lượng kém Thay chỉ chất lượng tốt
   Định vị các mấu dẫn chỉ  Mấu dẫn chỉ móc quá cao gây mất cân bằng, việc tưa chỉ làm đứt chỉ Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
   Chuyển động tránh của móc may đối với muic xích móc đôi Móc may chạm vào lưng kim gây ra đứt chỉ Hiệu chỉnh chuyển động dọc của móc may để móc không chạm vào kim
   Kim bị nóng  Kim bị nóng làm chỉ móc đứt khi nó chạm vào kim lúc kim dừng Xem phần nói về đứt chỉ ở kim do kim bị nóng
   Sức căng chỉ   Sức căng chỉ quá cao Sức căng chỉ. Kiểm tra xem cần treo chỉ và mấu dẫn chỉ có cao quá không, làm chỉ bị căng quá mức.
  Va chạm Móc may hay móc dưới định vị sai chạm vào răng cưa và mặt nguyệt Định vị đúng móc may hay móc dưới
   Chỉ bị mắc 2 lần đối với mũi xích ( Móc đôi) Chỉ trên rút lên kém nên lại bị mắc vào móc Tăng sức căng chỉ trên. Định vị đúng cam chùng chỉ.
2. Đứt chỉ móc Đường dẫn chỉ Các vết trầy xước vết răng cưa hay rỉ sét trên các lỗ kim của mặt nguyệt, lưỡi gà, móc, cần tiếp chỉ móc, mấu dẫn chỉ hay các đồng tiền chỉ đều gây ra ma sát làm đứt chỉ Xử lý các vết trầy xước, vết răng cưa để đường dẫn chỉ được trơn, thay thế các bộ phận bị biến dạng gây ra đứt chỉ.
  Điều chỉnh cần tiếp chỉ móc Cần tiếp chỉ và mẫu dẫn chỉ định vị sai làm cho căng quá mức  Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
   Sức căng chỉ  Sức căng chỉ móc quá cao  Giảm sức căng chỉ đồng thời điểm tra sự cân bằng sức căng với chỉ của móc khác
   Chỉ  Chỉ quá bở do kém chất lượng Thay thế chỉ có chất lượng tốt
   Định vị các mấu dẫn chỉ  Mấu dẫn chỉ móc quá cao gây mất cân bằng, việc tưa chỉ làm đứt chỉ  Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
   Chuyển động tránh của móc may đối với mũi xích móc đôi Móc may chạm vào lưng kim gây ra đứt chỉ  Hiệu chỉnh chuyển động dọc của móc may để móc không chạm vào kim
  Kim bị nóng Kim bị nóng làm chỉ móc đứt khi nó chạm vào kim lúc kim dừng Xem phần nói về đứt chỉ ở kim do kim bị nóng
3. Gãy kim  Lỗ vào của kim Lỗ vào của kim bị chỉnh sai làm cho kim chạm vào mặt nguyệt hoặc chân vịt  Hiệu chỉnh lỗ vào kim
  Định vị móc trên Móc trên thấp hoặc mở ra quá nhiều  Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
   Va chạm với móc Kim bị gãy do chạm vào móc Định vị lại móc để không chạm vào kim. Chỉnh chuyển động dọc của móc may để kim không chạm vào lưng móc may.
  Giá đỡ kim Giá đỡ kim định vị sai chạm vào mũi kim Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
   Cỡ kim ( Chỉ số kim) Kim quá nhỏ so với vải Thay kim lớn hơn
   Sức căng chỉ Sức căng chỉ quá cao Giảm sức căng chỉ
   Độ cao răng cưa hoặc kim Răng cưa quá cao hoặc quá thấp làm kim bị lệch và gãy Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
4. Gãy mũi kim (Kim móc tay) Giá đỡ kim Giá đỡ kim C quá thấp hoặc vị trí dọc không đúng Tăng độ cao của giá đỡ kim C. Kiểm tra khoảng hở giữa giá đỡ kim và kim
  Va chạm với móc Độ nghiêng của móc không đúng. Chuyển động dọc của móc không đúng Kiểm tra độ nghiêng của móc. Kiểm tra chuyển động dọc của móc, tăng khoảng hỡ giữa và kim khi móc thụt vào tận cùng.
5. Nhảy mũi chỉ vắt sổ Móc dưới Mũi móc bị khuyết nên không bắt được vòng chỉ trên Thay móc dưới
  Điều chỉnh các móc  Khoảng hở hoặc lượng trở về không chính xác Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
   Bộ phận ép chỉ trên Khoảng thời gian bộ phận ép giữ chỉ nên không chính xác làm các vòng móc không ổn định Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Kim Kim bị cong hoặc định hướng sai hoặc dùng kim DCx1 Thay kim cong. Lắp và chỉnh hướng kim cho đúng. Dùng kim DC-J27 cho loại chỉ dẫn
   Giá đỡ kim Độ cao hoặc khoảng hở không đúng làm lệch hướng kim. Nếu giá đỡ kim quá cao, các móc sẽ bị va chạm gây ra nhảy mũi Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Độ cao kim Kim có độ cao không đúng sẽ không bắt được vòng chỉ dù cho móc trở về chính xác Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
   Kim bị nóng Nhảy mũi xảy ra trước khi đứt chỉ do kim bị nóng Xem phần nói đứt chỉ trên do kim bị nóng
  Định vị cần tiếp chỉ trên và mấu dẫn chỉ trên Cần tiếp chỉ trên và mấu dẫn chỉ trên lắp quá cao làm cho cần tiếp chỉ trên đưa quá nhiều chỉ gây ra vòng chỉ quá nhỏ  Xem tiêu chuẩn điều chỉnh.
  Mắc chỉ  Chỉ bị quấn vào mấu dẫn chỉ. Mắc chỉ không đúng Xem sơ đồ mắc chỉ
6. Nhảy mũi chỉ móc dưới Móc trên Mũi móc bị biến dạng nên không bắt được vòng chỉ Thay móc trên
  Móc dưới Khoảng hở giữa kim và lưng móc dưới không chính xác Thay móc dưới
  Điều chỉnh các móc Lượng đưa của móc dưới, độ cao của móc trên hay khoảng hở ở thời điểm giao nhau của móc trên và móc dưới không chính xác Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Lượng chỉ Chỉ móc dưới đưa qua nhiều làm chùng chỉ

Giảm nhẹ khoảng cách 1 hoặc 1/2 để giảm lượng chỉ.

Tăng khoảng cách 0 để giảm lượng chỉ

- Tăng khoảng cách L và giảm khoảng cách N để giảm lượng chỉ

  Mắc chỉ Chỉ bị quấn vào mấu dẫn chỉ. Mắc chỉ không đúng Xem sơ đồ mắc chỉ
7. Nhảy mũi chỉ móc trên Mắc chỉ Chỉ bị quấn vào mấu dẫn chỉ. Mắc chỉ không đúng  Xem sơ đồ mắc chỉ
  Độ cao kim Kim quá cao hay quá thấp sẽ không bắt được chỉ móc trên Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Kim Kim bị cong hoặc giơ mũi Thay kim. Hãy tìm nguyên nhân làm kim bị cong hay gãy mũi
  Điều chỉnh móc trên Độ cao mũi móc không chính xác làm cho móc trên không hề đưa chỉ qua kim được. Khoảng hở giữa kim và lưng móc trên không chính xác Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Lượng chỉ Chỉ móc trên đưa quá mức gây ra lỏng chỉ

Giảm nhẹ khoảng cách I hoặc J để giảm lượng chỉ.

Giảm nhẹ khoảng cách K để giảm lượng chỉ. Tăng nhẹ khoảng cách 0 để giảm lượng chỉ. Tăng sức căng chỉ nếu thấy không đủ

8. Nhảy mũi móc xích đôi Độ cao kim Nếu độ cao kim không đúng sẽ xảy ra nhảy mũi ngay cả khi móc may trở về chính xác Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Kim Kim bị cong hoặc định hướng sai hoặc dùng kim DCx1 Thay kim ( Khắc phục nguyên nhân làm cong kim). Hiệu chỉnh hướng của kim, sử dụng kim DC-27
  Móc may Phần dưới của mũi móc bị biến dạng làm móc không bắt được vòng chỉ Thay móc may
  Điều chỉnh móc Khoảng hở hoặc lượng trở về không chính xác Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Sức căng chỉ Sức căng chỉ quá cao ngăn trở sự tạo thành vòng móc đẹp. Giảm sức căng nhưng cẩn thận đừng giảm quá nhiều sẽ làm các vòng chỉ không ổn định.
  Giá đỡ kim Giá đỡ kim quá cao làm móc bị va đập. Khoảng hở quá lớn làm kim bịu tắc Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Kim bị nóng Đứt chỉ do kim nóng, tùy thuộc vào loại vải, số lớp vải và tốc độ may Dùng kim nhỏ hơn. Giảm tốc độ may. Kiểm tra bộ phận làm mát nếu cần.
9. Nhảy mũi xích móc đôi tam giác. Mũi kim bị va đập Mũi kim bị va đập trở nên ngắn và tà đầu Xem phần nói về gãy mũi kim
  Móc may Lỗ chỉ ở đầu móc bị mòn làm cho chỉ móc không tới được kim Thay móc may
  Điều chỉnh móc Lượng trở về hay chuyển động dọc quá mức sẽ gây ra nhảy mũi loại này Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Định vị cam chùng chỉ Định vị cam chùng chỉ quá sớm làm cho chỉ móc bị lỏng trước khi kim đi vào tam giác chỉ Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Sức căng chỉ Sức căng chỉ dưới quá yếu làm chỉ bị chùng Tăng nhẹ sức căng chỉ
  Mắc chỉ Mắc chỉ sai ở khu vực quanh cam chỉ Hiệu chỉnh việc mắc chỉ
10. Nhảy mũi chỉ xích móc đôi tam giác  Móc may Móc may quá cao và quấn gần mặt nguyệt, hoặc bị biến dạng như hình vẽ Hiệu chỉnh độ cao của móc may. Hiệu chỉnh độ cao của móc may bằng cách đẩy nó xuống dưới chạm vào cuối chốt dừng. Thay thế móc may bị biến dạng.
  Điều chỉnh móc  Lượng trở về không đủ làm cho kim bắt trượt móc như hình vẽ Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Sức căng chỉ Sức căng chỉ trên quá thấp Tăng nhẹ sức căng chỉ trên
  Độ dài mũi Độ dài mũi bằng 1,5mm hay thấp hơn Tăng độ dài mũi
  Giá đỡ kim Giá đỡ kim quá cao mắc vào vòng chỉ trên Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Mấu dẫn chỉ xích móc đôi Mấu dẫn chỉ trên lắp quá cao nên không căng được chỉ Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
11. Chỉ chain-off vắt sổ xấu Vị trí mặt người Mặt nguyệt bị định vị sai theo chiều dọc làm cho chỉ chain-off lọt vào giữa răng cưa chính và mặt nguyệt gây ra khuyết tật chỉ chain - off Hiệu chỉnh vị trí mặt nguyệt
  Răng cưa Răng cưa phụ bị xước Sửa chữa hoặc thay thế răng cưa phụ
    Răng cưa phụ quá cao dính vào chỉ Chain _Off. Răng cưa phụ quá thấp ( Thấp dưới răng cưa chính hơn 0,5mm) Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Điều chỉnh móc  Điều chỉnh móc tạo chỉ Chain-Off khi không có vải yêu cầu độ chính xác cao Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Sức căng chỉ Sức căng chỉ quá thấp Tăng nhẹ sức căng chỉ
    Sức căng chỉ trên quá cao phá hoại sự cân bằng với sức căng các chỉ khác Kiểm tra xem cần tiếp chỉ trên và mấu dẫn chỉ trên có đặt quá cao hay không làm cho chỉ trên căng quá mức. Nếu có thì chỉnh lại.
12. Các vấn đề đối với chỉ Chain-Off mũi xích móc đôi Điều chỉnh móc Điều chỉnh các móc tạo chỉ Chain-Off khi không có vải yêu cầu độ chính xác cao Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Giá đỡ kim Giá đỡ kim C quá cao làm hư vòng chỉ  Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Vị trí mặt nguyệt Kim chạm vào cạnh trước của lỗ kim trên mặt nguyệt Hiệu chỉnh vị trí của mặt nguyệt
    Vị trí ngang của mặt nguyệt so với răng cưa bị sai làm chỉ Chain - Off bị lọt vào  
    Vị trí ngang của mặt nguyệt so với răng cưa bị sai làm chỉ Chain-Off bị lọt vào  
  Mặt nguyệt Mặt nguyệt bị một vết lõm trên mặt chỗ cạnh sau lỗ kim và rãnh răng cưa  Sửa chữa hay thay thế mặt nguyệt những vết đó làm cho chỉ Chain-Off bị tuột ra
  Chân vịt Phía sau chân vịt bị cong và không ngang bằng với đế do đó không giữ được chỉ Chain-Off Thay thế chân vịt hoặc sửa chữa cho bằng phẳng với đế chân vịt
  Răng cưa chính Mép đưa của răng cưa quá bén làm đứt chỉ Chain-Off Mài cạnh bén của mép răng cưa
  Móc đôi Chỉ trên rút lên không hết mức vì lượng trở về của móc may không đủ hay do mắc chỉ sai Xem tiêu chuẩn điều chỉnh để chỉnh lượng trở về hay sơ đồ mắc chỉ để mắc chỉ đúng
  Sức căng chỉ Kim bị cong hay chỉ Chain-Off bị kéo về sau do chỉ trên quá căng Giảm sức căng chỉ trên
13. Chỉ vắt kim bị lỏng Vị trí cần tiếp chỉ và mấu dẫn chỉ trên Cần tiếp chỉ và mấu dẫn chỉ trên lắp quá cao rút chỉ lên quá mức Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Sức căng chỉ Mất cân bằng về sức căng chỉ Xem tiêu chuẩn điều chỉnh đối với các bộ phận tiếp chỉ móc và tăng sức căng khi cần thiết
  Kim Kim quá nhỏ so với chỉ Thay kim có cỡ thích hợp
14. Chỉ kim móc xích bị lỏng Sức căng chỉ Sức căng chỉ móc quá cao và sức căng chỉ trên quá thấp Giảm tối đa sức căng chỉ móc và tăng sức căng chỉ trên
  Cam chùng chỉ Cam chỉ rút không đủ lượng chỉ  Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
    Định vị cam chùng chỉ sai Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
  Kim Kim quá nhỏ so với chỉ Thay kim có cỡ thích hợp
  Cần tiếp chỉ trên xích móc đôi Lượng rút chỉ trên thiếu Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
15. Mũi vắt sổ không đều Sức căng chỉ móc Sức căng chỉ trên và móc dưới không đủ Tăng nhẹ sức căng chỉ ở các móc này
  Cần tiếp chỉ móc Cần tiếp chỉ móc ( Bên trái) quá cao Hơi hạ cần tiếp chỉ xuống
  Bề rộng dao Bề rộng dao không thích hợp với bề rộng đường vắt sổ Thu hẹp bề rộng đường vắt sổ hơi nhỏ hơn bề rộng dao
  Đường dẫn chỉ Vết trầy xước trên đường dẫn chỉ làm cho bị vướng Kiểm tra đường dẫn chỉ và các vết xước
  Chân vịt Chân vịt tiếp xúc không đều với bề mặt nguyệt và răng cưa nên bị vẹo Chỉnh chân vịt tiếp xúc đều
  Mấu dẫn chỉ trên xích móc đôi Rút chỉ trên thiếu Xem tiêu chuẩn điều chỉnh
16. Mũi xích móc đôi không đều Sức căng chỉ Sức căng chỉ móc không đủ Tăng nhẹ sức căng
  Chân vịt Chân vịt tiếp xúc với mặt nguyệt không đều Chỉnh cho chân vịt tiếp xúc đều
    Chân vịt không đủ Tăng áp lực chân vịt
17. Chỉ móc bị phình ra Bề rộng dao Bề rộng dao quá nhỏ so với bề rộng đường vắt sổ Sử dụng dao có bề rộng thích hợp
  Điều chỉnh tiếp móc Tiếp chỉ móc quá mức Giảm kích thước F. Tăng kích thước O
18. Cắn chỉ móc Bề rộng dao Bề rộng dao quá lớn so với bề rộng đường vắt sổ Sử dụng dao có bề rộng thích hợp
  Điều chỉnh tiếp chỉ móc Tiếp chỉ móc không đủ Giảm kích thước O tăng kích thước I
19. Vị trí thắt nút không đúng Mắc chỉ Mắc chỉ lại ( Sau khi đứt chỉ...) không đúng Xem sơ đồ mắc chỉ
  Điều chỉnh tiếp chỉ móc Độ cao của tiếp chỉ móc (Trái) không đúng Nâng cần tiếp chỉ móc ( Tránh để tăng lượng chỉ móc trên và để cho nút thắt dịch về phía móc dưới)
    Mấu dẫn chỉ móc trên ( Phải) quá ngắn Tăng khoảng cách K
20. Đưa vải không đều Áp lực chân vịt Áp lực chân vịt quá cao Giảm áp lực chân vịt ngoại trừ trường hợp đưa vải không đều do vải
  Chân vịt Bản lề chân vịt quá rít Xử lý các trở ngại cho bản lề quay được dễ dàng
    Đế chân vịt bị trầy xước hay khuyết tật làm tăng ma sát giữa chân vịt và vải Đánh bóng đế chân vịt
  Độ nghiêng răng cưa Cạnh trước răng cưa quá cao Hạ thấp cạnh trước. Tuy nhiên phải chú ý canh thẳng hàng răng

Trên là bài viết mình đã trình bày đầy đủ và chi tiết về chỉnh sửa MÁY VẮT SỔ hy vọng các bạn đọc và có thể áp dụng được. Những kiến thức trên là tròn quá trình mình may in và sản xuất áo thun đồng phục cổ trụ cũng như áo thun cổ tròn, nhiều trường hợp các loại vải khác nhau nên đòi hỏi bạn phải có chút kinh nghiệm trong việc sửa máy để năng suất đạt công nhất. Trong những công ty may những công việc này thường giao co kỹ thuật sửa và bảo trì làm việc.

Nhưng đối với hầu hết các cơ sở gia công nhỏ và vừa thì việc bảo trì do người bán máy phụ trách, việc này dẫn đến mất thời gian rất nhiều cho các bạn. 

Cảm ơn các bạn, và chúc các bạn thành công.

Trong quá trình sản xuất MÁY ĐÍNH CÚC không thể thiếu ở khâu gần hoàn thành. Máy đính cúc sử dụng nhiều trong may mặc, để nghiên cứu và tìm hiểu kỹ hơn bạn có thể tham khảo theo link màu hồng trên.

Thêm bài viết và chủ đề: Tiêu chuẩn đánh giá của Standard & Poor's

Xếp hạng Trái phiếu của Standard & Poor's ( Định nghĩa )

Xếp hạng tín dụng cho đợt phát hành cụ thể

Xếp hạng tín dụng cho 1 đợt phát hành của chúng tôi là ý kiến hiện tại của rủi ro tín dụng đi liền với một nghĩa vụ tài chính cụ thể, một phân hạng cụ thể của các nghĩa vụ tài chính hoặc một chương trình tài chính cụ thể.

Định nghĩa xếp hạng dài hạn:

AAA: Một nghĩa vụ tài chính xếp hạng AAA có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng của người vay nợ có thể đáp ứng được những cam kết tài chính của họ về các khoản nợ là cực kỳ cao.

AA: Một nghĩa vụ tài chính xếp hạng AA chỉ khác với các nghĩa vụ tài chính được xếp ở mức cao nhất là khả năng của những người đi vay có thể đáp ứng được những cam kết tài chính của họ về các khoản nợ là rất cao.

A: Một nghĩa vụ tài chính xếp hạng A ở mức đọ nào đó dễ bị tác động bởi các tác động thay đổi trong những sự kiện và điều kiện kinh tế hơn so với nhóm được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên, khả năng của người đi vay đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính của các khoản nợ là cao.

BBB: Một nghĩa vụ tài chính xếp hạng BBB biểu lộ các thước đo cân bằng. Tuy nhiên, các điều kiện kinh tế đảo ngược hoặc sự thay đổi trong các sự kiện có khả năng kéo theo sự suy giảm trong khả năng trả nợ của người đi vay để đáp ứng các cam kết tài chính của họ đối với các khoản vay.

Các khoản vay được xếp hạng BB, B, CCC, CC và C được xem như có đặc điểm đầu cơ cao. Các khoản nợ xếp hạng BB cho thấy mức độ đầu cơ thấp nhất và xếp hạng C có mức đầu cơ cao nhất. Trong khi các khoản nợ này có thể sẽ có vài đặc điểm về chất lượng và sự đảm bảo thì chúng có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các yếu tố không chắc chắn và rủi ro đối với những điều kiện đảo ngược.

BB: Những khoản vay xếp hạng BB ít khả năng không thanh toán được nợ so với các khoản nợ có tính đầu cơ khác. Tuy nhiên, nếu đối mặt với những biến động hoặc những rủi ro trong hoạt động, tài chính hoặc tính trạng kinh tế có thể dẫn đến mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính cho những khoản vay.

B: Những khoản vay xếp hạng B có khả năng không thanh toán nợ nhiều hơn các khoản vay xếp hạng BB, nhưng hiện tại người đi vay có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính cho các khoản vay. Tuy nhiên, với những trình trạng đảo ngược của kinh doanh, tài chính hoặc điều kiện kinh tế có khả năng làm xóa mòn khả năng của người đi vay hoặc sự sẵn lòng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính cho các khoản nợ. 

CCC: Những khoản xếp hạng CCC có thể không thanh toán được nợ trong vòng 1 năm và tùy vào tình hình kinh doanh, tình hình tài chính và điều kiện kinh tế của người vay để đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính cho các khoản nợ. Tình hình bất lợi kinh doanh, tài chính hoặc tình trạng kinh tế, người đi vay có thể không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính cho các khoản nợ.

CC: Những khoản vay xếp hạng CC có khả năng không thanh toán được nợ là cao

C: Những khoản vay xếp hạng C được dùng khi một yêu cầu phá sản đã được nộp hoặc những hành động tương tự nhưng các khoản nợ được tiếp tục thanh toán. C cũng được dùng cho các cổ phiếu ưu đãi trong trường hợp truy thu ( Cũng như đối với các khoản nợ của những chủ nợ được xếp hạng CCC - CC)

D: Phá sản, SD: Phá sản chọc lọc. Xếp hạng D và SD không giống với các xếp hạng khác, hơn thế, nó chỉ được dùng khi sự phá sản thực sự xảy ra chứ không được dùng khi kỳ vọng là sẽ phá sản.

Dấu ( +) hoặc dấu (-): Các xếp hạng từ AA đến CCC có thể được phân loại bằng cách thêm dấu cộng (+) hoặc dấu (-) để đánh giá được xếp hạng của nó trong phạm vi xếp hạng.

Xếp hạng trái phiếu của Moody's ( Phân loại)

Xếp hạng những nghĩa vụ dài hạn

Xếp hạng dài hạn của Moody's là những ý kiến liên quan đến rủi ro tín dụng của các nghĩa vụ tài chính với khoản nợ gốc trong vòng 1 năm hoặc nhiều hơn. Họ nhấn mạnh khả năng mà các nghĩa vụ tài chính này không thể thực hiện được như đã hứa những xếp hạng này dùng phạm vi toàn cầu của Moody's và phản ảnh các khả năng phá sản và khả năng chịu lỗ trong trường hợp phá sản:

Aaa: Các nghĩa vụ được xếp hạng Aaa được đánh giá là có chất lượng cao nhất với rủi ro tín dụng thấp nhất.

Aa: Các nghĩa vụ xếp hạng Aa được đánh giá là có chất lượng cao và được xem như có rủi ro tín dụng thấp 

A: Các nghĩa vụ xếp hạng A được xem xét như là trung bình của nhóm trên và được xem như có rủi ro tín dụng thấp

Baa: Các nghĩa vụ xếp hạng Baa được xem như có rủi ro tín dụng trung bình. Chúng được xem như nhóm trung bình và vì vậy có thể có một số đặc tính đầu cơ.

Ba: Các nghĩa vụ xếp hạng Ba được đánh giá là có yếu tố đầu cơ và có rủi ro tín dụng.

B: Các nghĩa vụ xếp hạng B được cân nhắc là đầu cơ và có rủi ro tín dụng cao.

Caa: Các nghĩa vụ xếp hạng Caa được đánh giá là có xếp hạng xấu và được xem như có rủi ro tín dụng rất cao.

Ca: Các nghĩa vụ xếp hạng Ca có tính chất đầu cơ cao và có khả năng hoặc rất gần với việc phá sản với một vài trường hợp thu hồi nợ gốc và lãi vay.

C: Các nghĩa vụ xếp hạng C có mức xếp hạng thấp nhất và được xếp hạng phá sản, với rất ít khả năng thu hồi lại nợ gốc và lãi vay.

Chú ý: Moody's gắn thêm các số 1,2,3 vào mỗi phân loại đánh giá từ hạng Aa đến Caa. Số 1 cho thấy rằng các trái phiếu đó có xếp hạng cao hơn trong nhóm của nó, số 2 cho biết nó thuộc nhóm chính giữa và số 3 cho thấy mức xếp hạng thấp nhất trong nhóm đó.

CÁC CHỈ SỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG

 Việc thảo luận các chỉ số tài chính cho đến lúc này đã né tránh một câu hỏi hiển nhiên và quan trọng là: Bằng cách nào mà người phân tích tính toán các chỉ số để biết được nó biểu hiện cho chất lượng tín dụng tốt, xấu hay trung tính? Bằng cách nào đó, người phân tích phải kết nối chỉ số này với khả năng người vay nợ sẽ đáp ứng được kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ và đúng hạn. Trong thực hành, điều này đã được tiến hành thong qua việc kiểm tra các chỉ số tài chính như dự đoán xu hướng không thanh toán nợ ( Phá sản ) của người đi vay. Ví dụ, một công ty với tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp với điều kiện các yếu tố khác là giống nhau. Tương tự vậy, khả năng chi trả định phí cao ngụ ý rằng công ty đó sẽ có rủi ro phá sản ít hơn công ty có khả năng chi trả định phí thấp. Sau khi xác định các nhân tố tạo ra rủi ro phá sản cao, người phân tích có thể sử dụng những chỉ số để xếp hạng tất cả những người đi vay tương ứng với quy mô và xu hướng phá sản.

Nhiều nhà phân tích tiến hành phân tích những chỉ số của họ trong phạm vi công việc được người thuê họ thiết lập. Những cá nhân tham gia vào quá trình cung cấp những khoản cho vay có thể dùng tiêu chuẩn có được từ kinh nghiệm nhiều năm qua của những tổ chức cho vay để nhận biết đặc điểm tài chính có thể giúp cho việc xác định khả năng trả nợ hay khả năng phá sản. Trong lĩnh vực chứng khoán, những xếp hạng trái phiếu cung cấp một cấu trúc cho những nhà phân tích. Trên là định nghĩa xếp hạng của 2 nhà xếp hạng tín dụng hàng đầu là Moody Investors Service và Standard & Poor's 

Vì công tác tín dụng được thực hiện trong bối cảnh của những tiêu chuẩn có trước, việc tiếp theo của doanh nghiệp là lý giải công ty được xếp hạng bằng các chỉ số tương ứng với quy mô chất lượng tín dụng như thế nào. Xếp hạng trái phiếu là những tiêu chuẩn trong đó phần thảo luận tập trung vào những nguyên tắc áp dụng trong bảng xếp hạng tín dụng mà nhà phân tích có thể gặp phải.

Việc phân tích này tập trung chủ yếu vào việc xác định khả năng người đi vay sẽ thanh toán lãi suất và phần gốc đầy đủ và đúng hạn. Nó không nhấn mạnh bao nhiêu % tiền nợ gốc người cho vay có thể lấy lại được trong trường hợp xảy ra phá xảy. Khả năng thu hồi nợ chắc chắn là một rào cản quan trọng trong việc quyết định mở rộng hay từ chối tín dụng cũng như việc đánh giá giá trị của chứng khoán nợ. Tuy nhiên, phân tích phá sản là một chủ đề lớn. Áp dụng nó một cách thích hợp phụ thuộc vào sự hiểu biết cặn kẽ về tính thích hợp của pháp luật và hiểu sự năng động trong thương lượng giữa người cho vay và ban quản lý công ty. Những vấn đề như vậy nằm ngoài phạm vi được thảo luận. Đối với chứng khoán của công ty được xếp hạng cao, khả năng thu hồi vốn thường là nhân tố thứ yếu vì trong ngắn hạn và trung hạn, khả năng phá sản của công ty như vậy là nhỏ.

Mặc dù người đọc sẽ không tìm được sự hướng dẫn hoàn chỉnh về phân tích phá sản trong đây nhưng là thích hợp đứng trên quan điểm quyết định sự thành công của vốn chủ sở hữu của công ty.

THỊ TRƯỜNG SƠ CẤP: Thị trường sơ cấp là nơi chứng khoán được phát hành và phân phối lần đầu tiên cho các nhà đầu tư. Ở thị trường này, các chứng khoán vốn và chứng khoán nợ được mua bán theo mệnh giá của đơn vị phát hành. Phát hành ra công chúng lần đầu ( Initial Public Offering - IPO) là đợt phát hành và phân phối chứng khoán đầu tiên của một công ty cho rộng rãi công chúng đầu tư. Đây là giai đoạn đòi hỏi khả năng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn cao và chính xác, vì chỉ cần xác định không đúng các điều kiện phát hành thì đợt phát hành có nguy cơ thất bại, đồng thời việc không phân phối hết chứng khoán sẽ gây tổn thất về tài sản và làm giảm uy tín của tổ chức phát hành.

Xây dựng một thị trường sơ cấp hoạt động hiệu quả với lượng hàng hóa đa dạng, phong phú, hấp dẫn công chúng và các nhà đầu tư là việc có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và phát triển thị trường thứ cấp. Các điều luật liên quan đến việc phát hành chứng khoán cũng thường đưa ra những quy định chặt chẽ và các luật này có thể thay đổi tùy thuộc vào trình độ phát triển của từng nền kinh tế và hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, việc phát hành chứng khoán ra công chúng luôn phải đảm bảo một số điều kiện cơ bản như quy mô về vốn, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích phát hành chứng khoán, năng lực điều hành của bộ máy quản lý, tỷ lệ và thời gian nắm giữ cổ phiếu của cổ đông sáng lập

THỊ TRƯỜNG THỨ CẤP: (SENCONDARY MARKET) - Đây là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Lúc này, chứng khoán trở thành ở thị trường sơ cấp. Lúc này, chứng khoán trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Trên thị trường thứ cấp, hoạt động mua bán chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp diễn ra giữa các nhà đầu tư với nhau mà không làm tăng thêm quy mô đầu tư vốn, không thu hút thêm nguồn tài chính mới. Khác thị trường sơ cấp, xét về bản chất, là nơi luân chuyển các nguồn vốn đã đầu tư. Nếu ở thị trường sơ cấp, chứng khoán được mua bán theo lệnh giá ghi trên chứng khoán được mua bán theo mệnh giá thị trường thứ cấp, giá chứng khoán được xác định dựa trên các yếu tố sau: 

+ Quan hệ cung - cầu trên thị trường

+ Giá trị thực tế của doanh nghiệp

+ Uy tín của doanh nghiệp

+ Xu thế phát triển của doanh nghiệp

+ Tâm lý của người mua bán chứng khoán ở từng thời điểm nhất định

+ Tính ổn định của nền kinh tế.

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ: Hoạt động chủ yếu thông qua

Sản phẩm khác

Cách khâu vắt

Giá: Liên hệ

Đăng ký đặt hàng