Tin tức & sự kiện

CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trên thị trường chứng khoán có nhiều loại chủ thể khác nhau: Họ bán hoặc mua chứng khoán, hoặc chỉ làm trung gian môi giới cho hai bên mua bán để hưởng hoa hồng. Bên cạnh đó còn có các chủ thể là nhà nước, người tổ chức thị trường và các tổ chức phụ trợ.
  • CÁC CHỦ THỂ  THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Trên thị trường chứng khoán có nhiều loại chủ thể khác nhau: Họ bán hoặc mua chứng khoán, hoặc chỉ làm trung gian môi giới cho hai bên mua bán để hưởng hoa hồng. Bên cạnh đó còn có các chủ thể là nhà nước, người tổ chức thị trường và các tổ chức phụ trợ.

1. Các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp tham gia thị trường với tư cách là người tạo ra hàng hóa ở thị trường sơ cấp và mua bán lại các chứng khoán ở thị trường thứ cấp. Doanh nghiệp là công ty cổ phần có vị trí quan trọng nhất, bởi nó tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn qua việc phát hành cổ phiếu để bán lần đầu ở thị trường sơ cấp nhằm tạo vốn cho công ty mới thành lập, hoặc phát hành bổ sung để tăng vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cổ phần không chỉ là chủ thể bán chứng khoán, mà còn là người mua chứng khoán do các công ty phát hành với nhiều mục đích khác nhau như: Đầu tư vào cổ phiếu của công ty khác, mua bán chứng khoán của chính mình, hoặc tham gia các hoạt động mang tính tiêu cực như thủ tiêu đối thủ cạnh tranh, hoặc khống chế, thao túng nhằm nắm quyền kiểm soát công ty... Các doanh nghiệp khác có thể phát hành thêm trái phiếu, có thể là những chủ thể mua bán chứng khoán, hoặc có thể tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán của mình.

2. Các nhà đầu tư riêng lẻ

Đây là chủ thể đặc biệt quan trọng. Họ tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là người mua bán chứng khoán. Họ là những người có tiền nhàn rỗi, tiền tiết kiệm và muốn đầu tư số tiền dành dụm của mình vào chứng khoán để được hưởng lợi tức hàng năm. Họ cũng là người bán lại các chứng khoán của mình trên thị trường chứng khoán để rút vốn trước thời gian, hoặc để kiếm lợi từ những khoản chênh lệch giá. Họ tham gia thị trường bằng nhiều cách khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.

3. Các định chế tài chính

Các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ tham gia thị trường chứng khoán với tư cách vừa là người mua, vừa là người bán để tìm kiếm lợi nhuận thông qua hình thức nhận cổ tức, lãi trái phiếu, hoặc tìm kiếm sự chênh lệch giá hay thanh khoản. Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, vai trò của những tổ chức này ngày càng được khẳng định. Các ngân hàng thương mại tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là người phát hành cổ phiếu để tạo nguồn vốn khi mới thành lập hoặc tăng vốn bổ sung, hay khi phát hành trái phiếu để huy động vốn. Ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ trên thị trường chứng khoán như tư vấn về phát hành, làm đại lý phát hành để hưởng phí hoa hồng, hoặc bảo lãnh phát hành toàn bộ để hưởng phí bảo lãnh. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ khác với tư cách là nhà trung gian môi giới chứng khoán như mua bán chứng khoán hộ khách hàng để hưởng phí hoa hồng, lưu ký chứng khoán, nhận và trả cổ tức cho khách hàng, làm dịch vụ thanh toán chứng khoán...

4. Nhà môi giới kinh doanh chứng khoán

Đây là những người trung gian thuần túy. Họ hoạt động như các đại lý cho những người mua bán chứng khoán. Sự tham gia của họ trên thị trường chứng khoán góp phần đảm bảo rằng các loại chứng khoán thực, giúp cho thị trường hoạt động lành mạnh, ổn định, hợp pháp, phát triển và bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư. Với tư cách là người kinh doanh chứng khoán, phát triển và bảo vệ lợi ích cho nhà đầu tư. Với tư cách là người kinh doanh chứng khoán, họ cũng thực hiện việc mua bán chứng khoán cho chính mình nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Đây là lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro, vì một khi giá các chứng khoán tăng lên, người kinh doanh sẽ có lời, còn trong trường hợp ngược lại - người kinh doanh sẽ bị lỗ. Các công ty chứng khoán thường làm cả hai nghiệp vụ là môi giới để hưởng hoa hồng và tự doanh để hưởng lợi từ sự chênh lệch giá.

5. Người tổ chức thị trường

Là người cung cấp địac điểm và phương tiện phục vụ cho việc mua bán chứng khoán. Đó là Sở giao dịch Chứng khoán. Ngoài ra, người tạo lập thị trường còn thực hiện chức năng quản lý, điều hành các hoạt động diễn ra tại đây nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong giao dịch chứng khoán.

6. Nhà nước

Nhà nước là đối tượng tham gia thị trường chứng khoán với hai tư cách khác nhau:

  • Sự tham gia của nhà nước đảm bảo cho thị trường hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật nhằm bào vệ lợi ích của người đầu tư, đảm bảo cho thị trường được hoạt động công bằng, công khai, trật tự, tránh những hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra.
  • Nhà nước còn tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là người cung cấp hàng hóa cho thị trường thông qua việc chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành trái phiếu để vay nợ từ nhân dân và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước ở thị trường sơ cấp nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, xã hội. giáo dục, y tế...

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Thị trường chứng khoán hoạt động theo ba nguyên tắc cơ bản là: Nguyên tắc trung gian, nguyên tắc đấu giá và nguyên tắc công khai.

1. Nguyên tắc trung gian

Thị trường chứng khoán không phải là nơi người mua và người bán trực tiếp thực hiện, mà mọi giao dịch đều do những người trung gian thực hiện. Nguyên tắc này được đề ra nhằm đảm bảo rằng các loại chứng khoán giao dịch là chứng khoán thực và thị trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, đều đặn, hợp pháp, phát triển và bảo vệ lợi ích của người đầu tư. Bên cạnh đó, do không phải nhà đầu tư nào cũng có thể xác định được giá trị thực, cũng như không dụ đoán được một cách chính xác giá trị tương lai của chứng khoán, nên họ sẽ cần đến sự trợ giúp của người môi giới. Người môi giới có thể cung cấp cho khách hàng mọi dịch vụ, hay chỉ bán phần dịch vụ liên quan đến chứng khoán như:

  • Cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc chọn lựa, mua bán chứng khoán.
  • Đại diện khách hàng để thương lượng mua bán chứng khoán.
  • Thay mặt khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chứng khoán.
  • Thu lãi cho khách hàng.
  • Có thể ứng trước vốn cho khách hàng để mua chứng khoán hoặc để khách hàng bán trước mua sau.

Trong số này còn có loại môi giới của môi giới, hoặc " Môi giới 2 đô la" - theo cách gọi của Sở Giao Dịch Chứng Khoán New York. Họ là những người môi giới làm trung gian đấu giá và thương lượng mua bán chứng khoán, nhưng không phải cho người muốn mua hay muốn bán, mà cho những người môi giới khác để được hưởng cho mỗi lô cổ phiếu mà họ mua hay bán được ( thông thường, một lô là 100 cổ phiếu). Đây cũng là xuất xứ của khái niệm " môi giới 2 đô-la"

2. Nguyên tắc đấu giá

Việc định giá chứng khoán trên thị trường hoàn toàn do các nhà môi giới quyết định. Mỗi nhà môi giới định giá một loại chứng khoán tại một thời điểm, dựa trên sự phán đoán, kinh nghiệm và kỹ thuật cá nhân  và tùy thuộc vào cán cân cung-cầu của loại chứng khoán đó trên thị trường vào từng thời điểm cụ thể. Việc định giá được thực hiện qua một cuộc đấu giá giữa những người môi giới mua này với những người môi giới mua khác, qua những người môi giới bán này với những người bán khác, hoặc qua một cuộc thương lượng giữa hai bên.

3. Nguyên tắc công khai

Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể là thông tin về loại chứng khoán đang được đưa ra mua bán trên thị trường, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các công ty có chứng khoán đăng ký yết giá trên thị trường, số lượng, giá cả, cũng như từng loại chứng khoán đã mua, bán.

NGUYÊN TẮC GIAO DỊCH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU.

1. Phương thức giao dịch

a. Giao dịch đấu giá

Trong thị trường đấu giá, các nhà tạo lập thị trường đưa ra giá chào mua và giá chào bán cho một số loại chứng khoán nhất định. Các báo giá này được đưa vào hệ thống và chuyển tới mọi thành viên trên thị trường. Giá được lựa chọn để giao dịch là giá chào mua và giá chào bán tốt nhất của những lần chào giá này. Nhà đầu tư thực hiện giao dịch với tư cách là đối tác của các nhà tạo lập thị trường thông qua việc lựa chọn những chào giá thích hợp. Thu nhập của nhà tạo lập thị trường là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán ( Spread)

b. Giao dịch đấu lệnh ( Khớp lệnh )

Trong thị trường đấu lệnh, lệnh của các nhà đầu tưu được ghép với nhau ngay sau khi các lệnh mua, bán được đưa vào hệ thống với mức giá phù hợp theo nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian. Giá cả được xác định thông qua sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư. Các công ty chứng khoán nhận phí hoa hồng từ khách hàng để thực hiện giao dịch. Nói chung, chi phí giao dịch thường thấp hơn so với thị trường đấu giá, vì nhà đầu tư chỉ trả phí hoa hồng giao dịch mà không phải chịu khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán ( Spead) từ các nhà tạo lập thị trường:

Có hai hình thức đấu (Khớp) lệnh là:

  • Khớp lệnh định kỳ: Là các lệnh mua và bán được chuyển vào hệ thống giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định. Trong thời gian này, mặc dù các lệnh được đưa vào liên tục, nhưng không có giao dịch nào được thực hiện. Vào đúng thời điểm khớp lệnh, tất cả các lệnh sẽ được so khớp để chọn ra mức giá có khối lượng giao dịch lớn nhất.
  • Khớp lệnh liên tục: Là giao dịch được thực hiện thông qua việc so khớp các giá phù hợp (Nghĩa là giá mua bằng hoặc cao hơn giá bán) ngay khi có lệnh mới đưa vào sổ lệnh. Nhìn chung, hình thức đấu lệnh được áp dụng rộng rãi tại hầu hết các cơ sở Giao Dịch trên thế giới, nhất là trong khu vực châu Á. Nếu phương thức khớp lệnh định kỳ được áp dụng để xác định giá mở cửa ( Và để xác định giá đóng cửa ở một số nước), thì phương thức khớp lệnh liên tục thường được áp dụng cho các giao dịch trong phiên giao dịch. Khớp lệnh liên tục, hiểu một cách đơn giản, là lệnh sau khi được nhập vào hệ thống sẽ được so khớp và việc mua bán được thực hiện tức thì, nghĩa là giá cả được xác lập liên tục chứ không phải đưa lệnh vào rồi chờ đến một thời điểm nhất định nào đó hệ thống giao dịch mới khớp lệnh. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP>HCM thực hiện cả hai loại khớp lệnh nói trên. Mỗi phiên giao dịch sẽ có ba đợt.
  • Đợt một là khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa của thị trường. Nhà đầu tư có thể đứng trước màn hình để xem mọi người bỏ giá thế nào và lấy đó làm cơ sở để đưa ra quyết định của riêng mình.
  • Đợt hai là khớp lệnh liên tục, đây là công việc cực kỳ khó khăn đối với nhà đầu tư bởi vì ai bỏ lệnh vào là được khớp ngay
  • Đợt ba sẽ trở lại khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa của thị trường. Như vậy, nhà đầu tư có quyền lựa chọn để đưa ra lệnh vào thời điểm có lợi cho họ nhất. Một số quy định đối với thực hiện giao dịch chứng khoán khớp lệnh liên tục tại trung tâm Giao dịch Chứng Khoán TP.HCM
  • Thời hạn giao dịch: Từ 8g30 - 9g: Khớp lệnh định kỳ nhằm xác định giá mở cửa. Từ 9g - 10g: Khớp lệnh liên tục. Từ 10g - 10g30: Khớp lệnh định kỳ nhằm xác định giá đóng cửa. Từ 10g30 -11g: Giao dịch thỏa thuận
  • Đơn vị giao dịch: Đơn vị giao dịch khớp lệnh lô chẵn: 100 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ. Khối lượng giao dịch thỏa thuận: Từ 20.000 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.

Quá trình khớp lệnh phải tuân thủ một số nguyên tắc ưu tiên là ưu tiên về giá, ưu tiên về thời gian, ưu tiên về khách hàng và ưu tiên về khối lượng. Mỗi thị trường đều có những quy định khác nhau về các nguyên tắc ưu tiên, nhưng nói chung hai nguyên tắc cơ bản được ưu tiên vẫn là giá và thời gian. Với hình thức khớp lệnh liên tục, lệnh được thực hiện là lệnh thị trường, theo đó, người ra lệnh đặt giá trong phạm vi biên độ 5% và chỉ nhận mua, bán theo giá đã đặt ra ( Giá hiện hành trên thị trường). Chỉ số VN-Index sẽ nhập liên tục, và nhà đầu tư không thể chờ có ai đó đặt giá để bắt chước theo. Ngoài ra, khớp lệnh liên tục cũng là biện pháp nhằm giảm bớt những tiêu cực trong việc ưu tiên lệnh ở một số công ty chứng khoán hiện nay. Rủi ro đối với nhà đầu tư theo phương pháp khớp lệnh liên tục khá cao. Hình thức này chỉ dành cho nhà đầu tư biết định giá chính xác và có khả năng quyết định chớp nhoáng, chứ không dành cho các nhà đầu tưu chạy theo phong trào, hoặc chỉ phán đoán dựa trên cảm tính - những người xuất hiện khá nhiều trong thời gian vừa qua. Việc khớp lệnh liên tục sẽ đẩy họ đến nguy cơ mua hay bán đều bị hớ.

2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH

a. Các loại lệnh

Có nhiều loại lệnh khác nhau được áp dụng trên sàn giao dịch chứng khoán. Nhìn chung, thị trường càng sôi động và phát triển thì càng có nhiều loại lệnh  nhằm giúp nhà đầu tư dễ dàng và thuận lợi hơn khi thực hiện các giao dịch. Những lệnh thường gặp là:

  • Lệnh thị trường ( Market order): Là lệnh gửi đến sàn giao dịch và được thực hiện ngay mà không có ràng buộc hay giới hạn nào. Lệnh này được thực hiện ngày tại giá thị trường hiện hành và được ưu tiên hơn tất cả các lệnh khác.
  • Lệnh giới hạn (Limit order): Là lệnh mà trong đó khách hàng đưa ra giới hạn về giá mua hay giá bán. ở lệnh này, khách hàng sữ mua hay bán chứng khoán với giá mình đưa ra,hoặc có thể đạt được mức gia tốt hơn.

Lệnh dừng (Stop order): Là công cụ giao dịch nhằm bảo vệ lợi nhuận hay ngăn chặn không để thua lỗ nhiều hơn, nếu giá cổ phiếu chuyển động theo hướng ngược lại với dự tính của nhà đầu tư. Có hai loại lệnh dừng là lệnh dừng mua (Stop buy order) và lệnh dừng bán (Stop sell order). Ngoài ra còn có một số lệnh khác như lệnh dừng giới hạn (Stop limit order), lệnh có giá trị trong ngày (Day order), lệnh có giá trị cho đến khi hủy bỏ ( Good-till can celled order), lệnh lúc mở cửa hoặc đóng cửa thị trường ( At the opening order hoặc At the close order) lệnh phụ thuộc ( Contingent order). Nhà đầu tư có thể sử dụng một hay nhiều lệnh kết hợp, với điều kiện là chúng không loại trừ lẫn nhau, ví dụ lệnh thị trường và lệnh giới hạn, lệnh có giá trị trong ngày và lệnh có giá trị cho đến khi hủy bỏ không được kết hợp trong cùng một lệnh. Việc phân biệt các đặc điểm của từng loại lệnh có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây chính là cơ sở xác lập mối quan hệ giữa nhà đầu tư với người môi giới, người môi giới luôn căn cứ vào đặc điểm của từng loại lệnh mà hành động đúng theo yêu cầu của nhà đầu tư.

b, Đơn vị giao dịch

Đơn vị giao dịch được hiểu là khối lượng giao dịch nhỏ nhất, và khối lượng giao dịch nhỏ nhất này thay đổi tùy theo quy định của mỗi Sở Giao Dịch

  • Lô lớn: Là khối lượng chứng khoán tối thiểu được quy định tùy từng Sở Giao Dịch. Một số quốc gia quy định đơn vị giao dịch  lô lớn tối thiểu là 10.000 cổ phiếu, nhưng cũng có nơi lại quy định khác. Chẳng hạn ở Thái Lan, đơn vị giao dịch lô lớn tối thiểu là 1 triệu cổ phiếu hoặc 1 triệu baht đối với trái phiếu. Còn ở Việt Nam đơn vị giao dịch lô lớn tối thiểu là 10.000 cổ phiếu hoặc 3.000 trái phiếu.
  • Lô chẵn: Là khối lượng chứng khoán tối thiểu được chấp nhận giao dịch tại Sở Giao Dịch Chứng khoán.Khối lượng giao dịch sẽ là bội số của lô chẵn. Một số quốc gia quy định đơn vị giao dịch lô chẵn là 100 cổ phiếu (Như Việt Nam, Mỹ, Thái Lan...) cũng có trường hợp như quy định khác như Đài Loan với đơn vị giao dịch lô chẵn là 1000 cổ phiếu, trong khi Hong Kong là 50 cổ phiếu.
  • Lô lẻ: Là khối lượng chứng khoán không đủ một lô chẵn.

c, Yết giá

Đơn vị yết giá là mức biến động giá tối thiểu của một loại chứng khoán. Nhà đầu tư giao dịch chứng khoán theo bội số của đơn vị yết giá.

  • Yết giá cổ phiếu: Trên thế giới hiện đang tồn tại hai hệ thống yết giá cổ phiếu là hệ thống yết giá phân số ( Tức là giá của các cổ phiếu sẽ biến động theo bội số của 1/8 đô-la) và hệ thống yết giá thập phân ( Tức là mỗi đơn vị yết giá sẽ là 1/100 đơn vị tiền tệ)
  • Yết giá trái phiếu: Yết giá theo lợi suất: Nghĩa là người mua phải trả tiền như giá đã yết cộng với tiền lãi của trái phiếu mà người đó sẽ được hưởng. Việc trả lãi trái phiếu được thực hiện sáu tháng một lần, tiền lãi đực tích lũy giữa hai lần trả và người chủ mới của trái phiếu phải trả số tiền ấy khi nhận quyền sở hữu trái phiếu đó. Trái phiếu cũng có thể yết giá không có lãi (Exinterests) nếu đó là trái phiếu không có cuốn phiếu trả lãi, trái phiếu thu nhập hoặc trái phiếu đang trong trình trạng không được trả lãi. Trong trường hợp này, giá được yết là giá của người mua. Hình thức này được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới.
  • Yết giá theo giá: Hình thức này đơn giản hơn so với hình thức yết giá theo lợi suất. Giá chào mua, chào bán sẽ được quy đổi từ lợi suất ra tiền, nhờ vậy nhà đầu tư sẽ nhìn thấy ngay lượng tiền mình phải bỏ ra để mua, hoặc số lợi nhuận có thể thu vào nếu bán được số trái phiếu đó. Hiện tại, Việt Nam đang áp dụng hình thức yết giá này

d. Biên độ dao động giá trong ngày

Mỗi Sở Giao Dịch đều có các biện pháp nhất định để ngăn chặn sự biến động quá lớn của giá chứng khoán trong một  ngày giao dịch, nhưng  một phương pháp thường được các Sở Giao Dịch áp dụng là quy định biên dao động giá trong ngày. Biên độ dao động giá trong ngày là giới hạn tối đa (Giá trần) và giới hạn tối thiểu ( Giá sàn), mà giá của một loại chứng khoán có thể tăng hoặc giảm trong một ngày giao dịch. Nhà đầu tư chỉ được phép đặt lệnh trong giới hạn này, tức là bằng hoặc thấp hơn giá trần và bằng hoặc cao hơn giá sàn. Tất cả những lệnh đặt ở mức giá ngoài giới hạn này đều không được hệ thống giao dịch chấp nhận và sẽ bị loại bỏ. Ở mỗi nước, biên độ dao động trong ngày được quy định khác nhau, thay đổi từ 5% đến 30% tùy từng thị trường. Tuy nhiên vẫn có những thị trường không quy định biên độ dao động giá.

 

----------------------------------------------------------------------------------------------

IN TÚI VẢI CANVAS

Các tin khác

THÔNG TIN CHỨNG KHOÁN MÃ CTCP SONADEZI CHÂU ĐỨC

Bàn viết dựa trên đánh giá mới nhất về chứng khoán theo VCSC trình bày

Xưởng may áo thun tại Vĩnh Lộc

Minh Gia Huy chuyên may áo thun có cổ tại Vĩnh Lộc

HEATHCLIFFE SPORTS CENTER ANNUAL GENERAL MEETING AND MEMO

Heathcliffe Sports Center Annual General Meeting and Memo

QUESTIONS 8 THROUGH 11

QUESTIONS 8 THROUGH 11

SHORT EMAIL

Questions 4 through 7

NOTICE TO ALL EMPLOYEES

NOTICE TO ALL EMPLOYEES

CONJUNCTIONS AND PREPOSITIONS

UNIT 12: CONJUNCTIONS AND PREPOSITIONS

VOICE

UNIT 11: VOICE