• XƯỞNG MAY TÚI TOTE TẠI TPHCM

  • Mã sản phẩm: 44
  • Giá : Liên Hệ
  • Xưởng Minh Gia Huy nhận may túi canvas tote bags. Hiện xưởng có túi sẵn với kích thước Ngang 33cm Cao 38cm màu trắng, kiểu dáng túi tote. Có thể in logo theo yêu cầu của khách hàng. Khách hàng liên hệ 0938 465 899 để nhận đặt hàng
Thông tin sản phẩm

Bài viết được viết tiếp theo về Thị trường Chứng Khoán theo nhân vật Livermore.

Mặc dù Livermore kiếm được nhiều triệu đô la khi giao dịch những cổ phiếu có kỳ hạn ngắn trên thị trường, như ông đã từng làm năm 1929 nhưng ngày càng khó có được thành công tuyệt vời đến vậy. Một cổ phiếu đang lên sẽ có thể tiếp tục tăng giá, nhưng một cổ phiếu xuống dốc có thể sẽ giảm giá xuống không. Bạn phải phản ứng nhanh hơn với thị trường bởi vì sợ hãi là nguyên nhân khiến giá tiếp tục giảm còn niềm tin sẽ là động lực khiến giá tiếp tục tăng. Hơn nữa sợ hãi sẽ làm cho bạn đưa ra quyết định nhanh hơn so với khi bạn có niềm tin. Bạn phải có khả năng thay đổi tâm lỹ nhanh khi tham gia giao dịch trên thị trường. Mặc dù Livermore đã rất giàu nhưng ông vẫn phải đối mặt với rất nhiều nỗi phiền muộn trong cuộc sống riêng. Trải qua thời gian khó khăn trong cuộc sống hôn nhân, sau đó ly dị và những vấn đề khác trong gia đình, Livermore trở nên tuyệt vọng. Bên cạnh đó việc kinh doanh cổ phiếu của ông cũng gặp nhiều khó khăn. Thực tế, là năm 1934 ông đã một lần tuyên bố phá sản và người ta đồn rằng ông đã mất toàn bộ số tiền kiếm được năm năm trước đó. Những khúc mắc cá nhân đã khiến ông rơi vào trình trạng này và qua đây chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc đề ra mục tiêu cân bằng tình cảm để có thể toàn tâm vào việc kinh doanh kiếm lời trên thị trường tránh được những sai lầm đắt giá. Thời gian sau đó, cuộc sống của ông hoàn toàn đối lập với những quy tắc đề ra khi ông đang ở đỉnh điểm thành công và danh tiếng ở phố Wall.

Ghi chép sự thành công

Cuối năm 1939, Livermore quyết định viết một cuốn sách riêng về những chiến lược giao dịch cổ phiếu và tháng 4 năm 1940, cuốn sách của ông mang tựa đề Làm thế nào đê giao dịch cổ phiếu được xuất bản. Cuốn sách bán không chạy, chủ yếu do thời điểm đó công chúng ít quan tâm đến thị trường chứng khoán vì những ảnh hưởng còn để lại của cuộc khủng hoảng trên thị trường trước đó. Tuy nhiên, tác phẩm đầu tiên này lại là nguồn tư liệu vô cùng quý giá đối với tất cả các  nhà giao dịch cổ phiếu đầy tham vọng. Vài tháng sau khi cuốn sách được xuất bản, vào ngày 28 tháng 11 năm 1940. Jesse Livermore đã tự tử mang theo nổi thất vọng ghê gớm trong lòng ông đã chết ngay lập tức khi tự bóp cò. Đối với Livermore thị trường chứng khoán là một thách thức lớn nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Niềm ao ước và niềm say mê của ông là có được thành công trên Phố Wall. Livermore tin tưởng rằng đầu cơ cổ phiếu là một hình thức nghệ thuật chứ không đơn thuần là phân tích khoa học. Rất nhiều người coi Livermore là nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại nhất mọi thời đại. Tác phẩm kinh điển về đầu tư " Hồi ký về nhà điều hành cổ phiếu" của Edwin Lefever được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1923 đã viết về tiểu sử Livermore. Tập hồi ký này vẫn là một trong những tác phẩm về đầu tư được nhiều bạn ưu thích nhất và được đánh giá cao nhất cho đến tận ngày nay. Richard Wyckofoff viết một quyển sách ngắn mang tựa đề " Các phương pháp giao dịch cổ phiếu của Livermore" sau khi ông đã phỏng vấn Livermore những năm 1920 của thế kỷ XX. Trong những năm vừa qua rất nhiều sách và các bài báo đã viết về Livermore và vẫn được bạn đọc quan tâm cho đến ngày nay. Livemore là người duy nhất mở đường cho những nhà giao dịch chứng khoán sau này bằng những khám phá của mình về những hoạt động và không hoạt động trên thị trường. Livermore là một người thích cuộc sống ẩn dật, ông luôn giữ bí mật những phiên giao dịch và sổ sách ghi chép của mình. Ông là một trong những người đầu tiên mua cổ phiếu này đang tăng sau khi vượt qua được thời kỳ giá duy trì ở mức nhất định. Chiến lược này của ông hoàn toàn đối lập với chiến lược của những người khác những người cho rằng mua cổ phiếu với giá càng rẻ càng tốt. Livermore luôn cho rằng ông mất tiền khi phá vỡ những nguyên tắc mình đề ra và ông luôn kiếm được nhiều tiền khi ông tuân theo chúng. Ông làm việc rất chăm chỉ để phân tích thị trường và nghiên cứu các giả thuyết về đầu cơ và nhờ vậy đã lên tơi đỉnh cao của sự nghiệp . Ông đã mắc phải tất cả những sai lầm mà hầu hết những nhà giao dịch mắc phải, nhưng ông rút ra được nhiều điều quý gia từ những sai lầm này và ông luôn luôn duy trì quá trình học tập của mình bằng cách đọc những cuốn băng ghi  các phiên giao dịch và nghiên cứu thị trường. Câu danh ngôn nổi tiếng của ông mà rất nhiều sách báo đã trích dẫn trong nhiều năm qua đó là " Phố Wall không bao giờ thay đổi. Túi tiền thay đổi, cổ phiếu thay đổi nhưng phố Wall không bao giờ thay đổi bởi vì bản tính con người không bao giờ thay đổi ". Câu nói này cho thấy tâm lý có vai trò quan trọng như thế nào đối với thị trường. Ông tin rằng con người hành động và phản ứng lại thị trường giống như cách mà họ gy vọng, lo lắng, mong muốn và thờ ơ, điều đó giải thích tại sao những công thức học và sơ đồ cổ phiếu thường lặp lại theo một cơ sở nhất định từ thời kỳ này sang thời kỳ khác. Livemore cũng tin rằng rất khó để thành công trên thị trường chứng khoán thu hút nhiều người. Thị trường đòi hỏi con người có khả năng phán đoán xu hướng sắp xảy ra trong tương lai. Đây là một công việc rất khó khăn bởi vì không dễ dàng điều khiển và chế ngự bản tính con người. Livemore cũng quan tâm đến khía cạnh tâm lý trong thị trường đến mức đã có lúc ông tham gia một khóa học tâm lý chỉ bởi vì ông muốn nghiên cứu chứng khoán. Tham gia những khóa học tâm lý này đã chứng tỏ sự tâm huyết của Livermore khi ông muốn hiểu được mọi khía cạnh của thị trường ngay cả khi một số dường như có vẻ ít liên quan nhất đến việc kinh doanh cổ phiếu. Với việc nổ lực nâng cao những kỹ năng cần thiết, ông mong muốn có được mọi lợi thế khi giao dịch trên thị trường chứng khoán. Livemore đã tham gia giao dịch chứng khoán tích cực trong vòng 48 năm từ năm 1892 đến 1940. Qua nhiều trải nghiệm công với những thăng trầm trong cuộc đời, khi phá sản, lúc giàu có, Livemore đã phát triển được một vài chiến lược mà nhờ đó ông đã thành công trên thương trường. Cách thức mà Livemore đề ra các tiêu chuẩn trong kinh doanh cổ phiếu. Trải qua những năm tháng kinh doanh trên thị trường chứng khoán các chiến lược của Livemore ngày càng trở nên hoàn thiện. Giao dịch cổ phiếu đã thực sự trở thành nghề nghiệp của ông. Nhờ những kinh nghiệm được đúc rút từ những lần thất bại cũng như những lần thành công ông đã hoàn thiện mình và không ngừng tìm hiểu hoạt động trên thị trường chứng khoán. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày những chiến lược mà Livemore đã đề ra những chiến lược đã được các nhà giao dịch áp dụng theo cách thức riêng của họ. Các kỹ năng và những đặc điểm của một nhà giao dịch cổ phiếu thành công Livemore tin tưởng rằng để trở thành nhà giao dịch cổ phiếu thành công phải có những phẩm chất nhất định và công việc giao dịch này chắc chắn không phù hợp với  tất cả mọi người. Đây không phải nghề dành cho những người ngớ ngẩn, lười động não hoặc những người  không có khả năng cân bằng tình cảm. Đặc biệt có không dành cho những người ai muốn là giàu nhanh chóng. Đây là đặc điểm rất quan trọng mà Livemore đã phát hiện ra trong quá trình giao dịch chứng khoán. 

Một chìa khóa dẫn tới thành công khi giao dịch chứng khoán là bạn phải hiểu được yếu tố thời gian. Livemore tôn trọng yếu tố thời gian và ông tin rằng không ai có thể coi thị trường là nơi có thể giúp họ kiếm tiền nhanh chóng. Xem xét thị trường theo quan điểm như vậy là cực kỳ nguy hiểm và thường dẫn tới những hậu quả ngược lại. Cân bằng tình cảm điều mà sau này Livemore phải cố gắng vượt qua trong cuộc sống của mình và cuối cùng đã dẫn tới cái chết bi thảm của ông được coi là vô cùng quan trọng trong thị trường chứng khoán không đơn thuần là cuộc chiến về trí tuệ, mà còn là một cuộc chiến về mặt tình cảm. Một trong những phẩm chất mà Livemore cho là cần thiết để thành công trên thị trường chứng khoán là phải biết cần bằng tình cảm. Ông biết một trạng thái cân bằng tốt về mặt tâm lý nghĩa là không bị ảnh hưởng bởi sợ hãi hay hy vọng là một nhân tố dẫn tới thành công trên thương trường. Kiên nhẫn, nghĩa là chờ đợi thời cơ tốt là một trong những yếu tố cần thiết đối với một nhà giao dịch cổ phiếu. Thiếu kiên nhẫn là một điểm yếu và có thể gây ra những tổn thất, thua lỗ cho những người kinh doanh cổ phiếu. Tương tự như vậy, giữ im lặng và giữ bí mật về những thua lỗ và những thành tích của mình là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng. Đạo đức nghề nghiệp cũng hết sức quan trọng. Livemore coi việc đầu cơ cổ phiếu là một công việc chính thức bởi vì công việc này yêu cầu phải đầu tư toàn bộ tâm trí để có thể kinh doanh tốt. Muốn trở thành nhà giao dịch cổ phiếu thành công cũng giống như muốn trở thành bác sỹ hay luật sư giởi, bạn phải không ngừng học tập và rèn luyện. Nhiều người không cho rằng thị trường chứng khoán yêu cầu những ai tham gia phải cố gắng nổ lực như những nghề đã đề cập ở trên. Những người này quan niệm thị trường rất đơn giản, bạn không cần phải nổ lực bởi  vì để tham gia vào thị trường này, tất cả những gì bạn phải làm đó là hướng dẫn những người môi giới chứng khoán tham gia giao dịch. Hoặc bạn chỉ lắng nghe những lời khuyên từ người ngoài và sau đó dựa vào những thông tin đó để đưa ra những quyết định giao dịch và đợi tiền sẽ tiền sẽ đến với mình. Khi không có đủ giấy tờ hợp pháp và bằng cấp học hành đầy đủ, không một ai dám đưa ra quyết định tiến hành phẫu thuật hoặc bảo vệ bạn trước tòa án, điều này cũng đúng trong trường hợp giao dịch cổ phiếu. Đây là một kỹ năng luôn luôn đúng trong mọi thời đại. Livemore coi việc giao dịch cổ phiếu là một nghề kinh doanh và ông luôn luôn tìm kiếm những cách thức mới để nâng cao khả năng của mình.

Những kỹ năng sau ông cho là cần thiết:

  • Kiềm chế cảm xúc (Kiềm chế những cảm xúc có thể ảnh hưởng đến giao dịch cổ phiếu)
  • Có kiến thức về kinh tế và nắm bắt các hoạt động diễn ra trên thị trường ( cần có kinh nghiệm cần thiết để biết những sự kiện nào có thể ảnh hưởng đến thị trường và giá cổ phiếu)
  • Kiên nhẫn ( Khả năng tăng lợi nhuận không ngừng là khả năng phân biệt giữa người giao dịch cổ phiếu giỏi với người giao dịch bình thường). 

Bốn kỹ năng và đặc điểm khác mà ông cho là cần thiết :

  • Khả năng quan sát - chỉ dựa vào những dữ liệu thực tế
  • Khả năng ghi nhớ - ghi nhớ những sự kiện quan trọng để tránh mắc phải những sai lầm trước.
  • Khả năng toán học - có kiến thức về số học và những quy tắc cơ bản
  • Kinh nghiệm - rút ra bài học từ những thành công và thất bại

Nhà kinh doanh cổ phiếu có nguyên tắc 

Theo quan điểm của Livemore, tính trung thực và khách quan trong quá trình ghi chép sổ sách, việc tự mình động não, tự mình đưa ra quyết định là những nguyên tắc vô cùng quan trọng trong kinh doanh chứng khoán. Bất cứ lần nào ông không tự mình đưa ra những quyết định giao dịch ông lại bị thua lỗ lần đó. Livemore đã xem xét lại tất cả những lần giao dịch cổ phiếu của mình, kể cả những lần giao dịch bị thua lỗ. Đây là một trong những việc ông làm thường xuyên và ông bắt đầu công việc này ngay từ khi mới chập chững bước vào nghề giao dịch cổ phiếu. Việc xem xét những lần giao dịch trước là một cách học tập rất tốt giúp ông tránh được thua lỗ trong tương lai và tránh mắc phải những sai lầm trước. Một nguyên tắc khác mà mãi sau Livemore mới thực hiện ( Và nếu tuân theo nguyên tắc này sớm hơn, có lẽ ông đã tránh được những quãng thời gian tồi tệ nhất) đó là dành một nửa số lợi nhuận ở những phiên giao dịch ông đã thu lãi gấp đôi, đem gửi ở các quỹ dự trữ. Quỹ này sẽ giúp ông tránh phá sản. Nó cũng cung cấp cho ông vốn cần thiết để vẫn có thể giao dịch khi thị trường có biến động. Một nguyên tắc khác mà Livemore đã sớm học được là: Giao dịch hàng ngày hoặc hàng tuần là một việc làm của những người thất bại và kiểu giao dịch này sẽ khó đạt được thành công . Ông nhận thấy là có thể giao dịch ở một số thời điểm nhất định nhưng cũng có lúc không nên tiến hành giao dịch cổ phiếu. Ông đã nhiều lần nghỉ ngơi và đi nghỉ mát, điều này rất tốt cho sức khỏe vì lúc này thị trường không đem đến cho ông những cơ hội tốt nhất. Nguyên tắc này không bắt buộc ông lúc nào cũng phải giao dịch. Trở thành người ngoài cuộc và người quan sát, bạn có thể nhận thấy rõ những thay đổi trên thị trường hơn là những từng dao động nhỏ của thị trừng. Livemore rất thận trọng khi đọc những băng ghi giao dịch chứng khoán và phân tích những biến động về giá cả của thị trường nói chung cũng như những giá từng cổ phiếu riêng lẻ. Những nguyên tắc mà ông đã áp dụng trong việc giao dịch chứng khoán và ông đã nghiêm túc thực hiện chúng như thế nào vẫn còn là điều bí ẩn. Ông đã bí mật học trong ngôi nhà của mình ông thường học một hoặc hai tiếng trước bữa sáng. Thời gian yên tĩnh được ngồi đọc một mình đối với ông rất quan trọng. Được nghỉ ngơi thoải mái vào đêm hôm trước nên ông thấy buổi sáng là thời gian rất tốt để tập trung trí tuệ, các tin tức xảy ra ngày hôm trước và sau đó đưa ra những giao dịch mà ông cho là hợp lý và phán đoán thị trường có thể diễn ra theo chiều hướng nào. Với tính cách ẩn mình quá trình suy nghĩ của ông không bị tác động bởi những nhân tố bên ngoài. Tại phòng làm việc của mình, ông không muốn ai giúp đỡ và ông có thể ngồi lỳ ở trong phòng cả ngày. Ông ngồi trong phòng để muốn xem xét kỹ hơn những cuốn băng ghi giao dịch chứng khoán và cũng bởi vì ông tin rằng tư thế ngồi thẳng sẽ giúp ông có thể suy nghĩ tỉnh táo hơn. Người ta nói rằng bàn làm việc của ông ngăn nắp trật tự và sạch sẽ như một tờ giấy trắng. Livemore đã tuân thủ nghiêm túc những quy tắc kinh doanh của mình với hy vọng đạt được đỉnh cao trong sự nghiệp. Là người tiên phong đề ra những nguyên tắc giao dịch chứng khoán. Livemore là người tiên phong thực hiện nhiều nguyên tắc trong kinh doanh chứng khoán. Trước ông, không có ai hoạt động giao dịch chứng khoán mà có thành công lớn để ông có thể học hỏi. Livemore tự học hỏi, rút ra từ những sai lầm đã mắc, ông nghiên cứu thị trường với tất cả sự tập trung và vận dụng những kinh nghiệm mình đã trải qua để tìm hiểu những gì hoạt động và không hoạt động trên thị trường chứng khoán. Những sai lầm, những thành công ông đạt được là những bài học quý báu cho nhiều nhà kinh doanh cổ phiếu sau này. Nhiều nhà kinh doanh chứng khoán đã tuân theo những nguyên tắc cơ bản mà Livemore đề ra, họ thường học hỏi nguyên tắc thông qua những sai lầm mà họ đã mắc phải. Ví dụ, họ cho rằng Livemore là nhà kinh doanh đầu tiên mua cổ phiếu khi giá cổ phiếu ở mức cao mới. Ông cũng mua với số lượng ngày càng nhiều hơn khi cổ phiếu đang ở mức giá cao sau khi đã xem xét kỹ lưỡng thị trường sẽ diễn biến như thế nào. Những nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với cổ phiếu có thời hạn ngắn bởi vì ông kinh doanh chúng do những cổ phiếu yếu này tiếp tục ở mức giá thấp. Ông không bao giờ mua cổ phiếu khi cổ phiếu này đang ở mức giá thấp và trải qua thời gian ông đã đúc kết được kinh nghiệm không bao giờ được tính giá trung bình thấp khi mua cổ phiếu khi giá trung bình thấp khi mua cổ phiếu khi giá cổ phiếu này bắt đầu giảm. Chiến lược này gọi là chiến lược tính thua lỗ và không một nhà kinh doanh vĩ đại nào được đề cập trong cuốn sách này áp dụng. Livemore không phải là người kinh doanh theo phong trào bởi vì ông giao dịch dựa trên việc nghiên cứu cuốn băng ghi những phiên giao dịch chứng khoán và nghiên cứu sự biến động về giá cổ phiếu. Ngay cả khi không nhìn sơ đồ chứng khoán thì một chuyên gia về chứng khoán có thể biết khi nào cổ phiếu ăn khách tăng hoặc khi nào giá cổ phiếu đó tăng lên một mức mới. Livermore là người có khả năng đọc những cuốn băng ghi phiên giao dịch cổ phiếu rất tốt, có được khả năng này không phải là dễ. Đọc những giao dịch cổ phiếu rất khó vì nó đòi hỏi phải quan sát liên tục không ngừng và có thể sẽ dựa vào cảm tính của mình khi xem xét sự vận động của cổ phiếu. Bạn cần nghiêm túc tuân theo những nguyên tắc kinh doanh để tránh không rơi vào tình trạng đưa ra những quyết định dựa trên cảm tính của mình. Những người có khả năng đọc phiên giao dịch chứng khoán tốt đều tin tưởng vào những gì mà họ đọc được, chứ họ không tin tưởng vào cảm tính của mình.Livemore đã sử dụng công cụ phân tích toán học để đánh giá diễn biến thị trường nhưng tất cả những thông tin cần thiết ông nắm được đều nhờ vào việc tập trung quan sát sự vận động của giá cổ phiếu và số lượng cổ phiếu mà những người khác mua. ông chỉ đưa ra quyết định mua cổ phiếu khi giá cổ phiếu đang ở mức cao và ngày càng có nhiều người mua với số lượng nhiều hơn. Đây là những thông tin cho thấy nhu cầu về cổ phiếu này rất lớn. Ông cho rằng khi những cá nhân nói riêng hoặc thị trường nói chung mua cổ phiếu với số lượng ngày càng nhiều thì chắc chắn thị trường sẽ biến động ông cố gắng quan sát những dấu hiệu xảy ra trên thị trường. Livermore đã dựa vào số lượng cổ phiếu để đưa ra những quyết định mua bán hoặc bán cổ phiếu ăn khách trên thị trường. Ông coi số lượng cổ phiếu tăng là một tín hiệu cho thấy thị trường nhất định sẽ biến động. Ông không quá chú trọng điều gì đã tác động đến thị trường bởi quyết định giao dịch trong các cuốn băng đã là những bằng chứng đầy đủ. Ông cho rằng nếu thị trường diễn biến theo xu hướng này thì ông đã có được bằng chứng chứng minh cho điều đó. Ông không cần phải cố gắng tìm hiều lý do chính xác tại sao nhiều nhà đầu tư có nhu cầu lớn về một loại coor phiếu nhất định. Nếu có nhiều người đầu tư vào một loại cổ phiếu thì sẽ đẩy giá cổ phiếu này tăng lên. Còn nếu thị trường ít có nhu cầu về một loại cổ phiếu thì giá cổ phiếu này sẽ giảm xuống, đây là những tín hiệu giúp ông xác định thời điểm cần đưa ra quyết định giao dịch. Những quyết định giao dịch cổ phiếu của ông thường dựa trên khả năng diễn biến tiếp theo của cổ phiếu và xu hướng hiện tại của thị trường.

Ông thường mua cổ phiếu khi giá của chúng đang ở mức cao mà không cần quan tâm đến những yếu tố khác. Livermore nhận thấy tầm quan trọng của việc mua cổ phiếu đúng lúc. Ví dụ, ông mong chờ giá của cổ phiếu sẽ vượt qua được mức giá mà nó đã giữ trong một thời gian dài. Những nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định giao dịch khi giá cổ phiếu này tạo được bước đột phá. Ông chỉ quyết định giao dịch khi đã chắc chắn rằng giá cổ phiếu đó đã vượt qua được thời kỳ giậm chân tại một mức giá. Ngay sau khi bạn đã xác định được xu hướng hoặc những thay đổi trên thị trường thì đây được coi là thời điểm tốt để bắt đầu kinh doanh. Điều này có thể xảy ra đối với từng cổ phiếu hoặc cả thị trường chứng khoán. Ông không quá chú trọng việc nên mua hay bán cổ phiếu vì ông sẽ thực hiện cả hai sự giao dịch đó trên thị trường. Sau đó, ông quan sát kỹ lưỡng diễn biến của cổ phiếu để biết sự biến động của cổ phiếu đó có diễn ra theo đúng những gì ông dự đoán không. Nếu đúng như vậy thì xu hướng đó sẽ tiếp tục diễn ra. Bạn không nên theo đuổi một cổ phiếu khi giá của cổ phiếu này đã tăng hơn rất nhiều so với giá ban đầu của nó bởi vì khi bạn thua lỗ thì hậu quả sẽ rất nặng nề. Điều này cũng giống như cách nhìn nhận của O'Neil khi theo đuổi một cổ phiếu vượt quá xa trị giá ban đầu. Bạn cũng không nên mua cổ phiếu khi chưa xác định chính xác cổ phiếu này sẽ diễn biến như thế nào bởi vì cổ phiếu đó có thể không theo chiều hướng bạn mong muốn. Livemore muốn chỉ đưa ra quyết định giao dịch mới khi ông đã xác định chính xác cổ phiếu này đang diễn biến theo chiều hướng nào. Ông thường áp dụng những quy tắc này khi giao dịch những cổ phiếu có kỳ hạn ngắn. Nếu một cổ phiếu được giao dịch với mức gia thấp và khi người ta đổ xô mua cổ phiếu này mà giá của nó tiếp tục xuống thấp hơn so với mức trước thì Livemore tin rằng có nhiều khả năng cổ phiếu đó tiếp tục xuống giá. Mua cổ phiếu tại thời điểm giá cao và khi thị trường hầu như không phản ứng với giá này và mua cổ phiếu khi giá của nó đã vượt qua được mức giá duy trì trong một thời gian dài là những hành động mà Livemore thường thực hiện. Cũng giống như cơ thể đang chuyển động, một khi cổ phiếu đã vượt qua được giai đoạn giá giữ nguyên ở một mức thì cổ phiếu này sẽ tiếp tục tăng giá. Livemore tin rằng cổ phiếu đó sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn nữa. Một lần nữa xin bạn lưu ý hãy chờ diễn biến tiếp theo của cổ phiếu trước khi đưa ra những quyết định giao dịch. Bạn cũng phải xác định rõ diễn biến này của thị trường. Chiến lược này được coi là ciến lược kiểm soát rủi ro. Bạn hãy đợi cho đến khi đã xác định rõ diễn biến thị trường. Nếu thị trường không diễn biến theo như những gì ông phán đoán thì ông biết rằng mình đã sai và ngay lập tức ngừng giao dịch. Chờ đợi để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn là cực kỳ quan trọng. Nó đòi hỏi bạn cực kỳ kiên nhẫn. Livemore đã ngồi trên đống tiền rất lâu trước khi sử dụng chúng đúng lúc, đúng thời điểm. Bạn cũng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng cổ phiếu giao dịch với số lượng là bao nhiêu khi giá cổ phiếu này tiếp tục tăng và bạn cũng cần phải xác định khi nào giá cổ phiếu sẽ ngừng thay đổi. Do thị trường biến động phản ánh quyết định của nhiều nhà đầu tư cổ phiếu nhưng điều này không có nghĩa phản ứng của những nhà đầu tư nhỏ hoặc bình thường không ảnh hưởng đến thị trường. Một đặc điểm quan trọng trong nguyên tắc của Livemore đó là ông tập trung đến những người đầu tư cổ phiếu lớn khi thị trường có hiện tượng đầu cơ chờ giá lên. Ông nắm giữ một số cổ phiếu có giá trị thấp và dễ dàng kiểm soát. Ông cũng muốn biết rõ ai là người đầu tư cổ phiếu nhiều nhất trước khi ông đưa ra quyết định giao dịch của mình. Ông chỉ tập trung sự chú ý của mình vào những người đầu tư lớn thay vì quan sát tất cả những ai giao dịch chứng khoán. Ông nhận thấy cổ phiếu mạnh nhất là cổ phiếu hàng đầu được những nhà đầu tư hàng đầu giao dịch. Ông tránh không đầu tư vào các cổ phiếu yếu. Điều này chứng tỏ ông tránh những cổ phiếu rẻ tiền. Ông quan sát thấy những cổ phiếu yếu, đang có xu hướng giảm sẽ rất khó khăn để tăng giá và ông chỉ cho phép mình giao dịch những cổ phiếu ăn khách đang có xu hướng tăng giá ông tiếp tục quan sát thị trường và mối quan hệ giữa xu hướng về giá của những cổ phiếu hàng đầu sẽ có một cổ phiếu đặc biệt, một vài cổ phiếu trong cùng nhóm cũng hoạt động tốt. Nhận thấy điều này là một yếu tố quan trọng trong việc xác định xu hướng giá của các loại cổ phiếu, ông thường quan sát nhiều cổ phiếu trong cùng một nhóm để thấy xu hướng biến động của chúng. Ông tin rằng các cổ phiếu khác trên thị trường cũng sẽ diễn biến theo chiều hướng giống như chiều hướng của hầu hết cổ phiếu trong nhóm bất kỳ vận động. Ông gọi đây là xu hướng chung của cả nhóm. Khi thị trường hoạt động mạnh, nếu một nhóm nào đó có những cổ phiếu không hoạt động sôi nổi thì ông sẽ bán tất cả mọi cổ phiếu có bất cứ kỳ hạn nào hoặc ông tránh giao dịch cùng một lúc với những cổ phiếu thuộc nhóm đó. Livemore cũng quan sát và đưa ra quyết định giao dịch với những cổ phiếu khác trong cùng một ngành nghề. Ông nhận thấy nếu một nhà đầu tư hàng đầu giao dịch theo hướng ngược lại thì những cổ phiếu khác trong nhóm này cũng sẽ bắt đầu dịch chuyển theo hướng đó. Việc quan sát liên tục như vậy giúp ông phán đoán được những gì đang diễn ra trong nhóm cổ phiếu hàng đầu nói riêng và trong thị trường chứng khoán nói chung. Ông cũng nhận thấy mỗi một nhóm cổ phiếu nhất định sẽ diễn biến khác nhau. Điều quan trọng là bạn phải hiểu chu trình kinh tế trong mỗi ngành nghề và chu trình này ảnh hưởng như thế nào đến giá cổ phiếu. Bạn phải hiểu thị trường chứng khoán không bị ảnh hưởng bởi những hoạt động giao dịch cổ phiểu nhất thời. Do đó, bạn phải có khả năng phán đoán diễn biến tình hình kinh tế trước nhiều tháng. Nghĩa là bạn phải luôn luôn quan sát thị trường và phải là người có kiến thức về kinh tế và các kiến thức cơ bản khác. Thị trường sụp đổ mà đỉnh điểm là năm 1907 và năm 1929 khi các cổ phiếu hàng đầu và nhóm cổ phiếu hàng đầu đều yếu đi hàng tháng trước khi chỉ số thi trường thực sự giảm. Ông suy luận rằng khi những nhà đầu tư cổ phiếu hàng đầu thực hiện giao dịch lớn thì những người khác cũng sẽ giao dịch theo như cách của họ. Năm 1929, bài học ông đã rút ra được từ vụ thị trường sụp đổ năm 1908 đã cho phép ông tận dụng mọi dấu hiệu của thị trường và bằng sự trải nghiệm của mình ông đã kiếm được khoản tiền lớn. Khi những nhà giao dịch chứng khoán hàng đầu giao dịch nhiều, Livemore thường không cố gắng tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Ông để thị trường vận động theo xu hướng đó. Ông không mất thời gian tìm hiểu lý do tại sao thị trường lại giảm giá, tất cả những gì ông biết đó là thị trường thực sự đã mất giá và việc ông cần làm đó là đưa ra nhưng quyết định giao dịch phù hợp với thị trường hiện tại. Thường là sau một thời gian ông mới tìm ra được lý do. Để có thể mua được chính xác những cổ phiếu hàng đầu trong nhóm những cổ phiếu này đã vượt được thời kỳ giữ nguyên một mức giá và để chắc chắn rằng mình giao dịch đúng với diễn biến của thị trường, Livemore đã thực hiện chiến lược thăm dò thị trường và chiến lược mua cổ phiếu với số lượng nhiều hơn khi giá cổ phiếu này tiếp tục tăng. Tuy nhiên trước khi bắt đầu giao dịch, tốt hơn là bạn nên hiểu xu hướng chung của thị trường. Livemore tin rằng thị trường sẽ diễn biến theo hướng kết hợp giữa xu hướng hiện tại và tương lai và đó là lý do tại sao chúng ta luôn thấy rất khó đoán chính xác thị trường sẽ biến ra như thế nào trong tương lai. Thị trường luôn luôn diễn biến theo chiều hướng mà nó muốn và ngược lại. Ông đã thực hiện những giao dịch những cổ phiếu ngắn hạn khi thị trường có hiện tượng đầu cơ chờ giá xuống 

và khi thị trường đồng thời xảy ra hai xu hướng trên thì ông sẽ không đưa ra quyết định giao dịch nào cả để chờ đến cho đến khi ông xác định rõ thị trường sẽ diễn biến theo chiều hướng nào. Tìm ra được xu hướng này sẽ đối lập với những suy nghĩ và những quyết định mà mọi người đưa ra tại thời điểm này. Đó là lý do tại sao Livermore sử dụng chiếm lược thăm dò thị trường. Ông sử dụng hai chiến lược này để mua một phần cổ phiếu ông dự định mua trước khi quyết định mua toàn bộ. Quyết định số lượng cổ phiếu muốn mua bao nhiêu là việc làm vô cùng quan trọng trước khi ông thực sự bắt đầu mua cổ phiếu đó. Đây là một phần trong kế hoạch quản lý tiền tốt - một trong những nguyên tắc cơ bản của Livemore sau khi đã thăm dò thị trường. Trước hết, ông sẽ mua một số ít cổ phần của một cổ phiếu và sau đó, quan sát xem dự đoán ban đầu của mình có đúng không. Nếu vận động của cổ phiếu đó diễn ra theo đúng như những gì ông đã dự tính thì ông sẽ mua với số lượng nhiều hơn và sẽ mua với giá cao hơn ở những lần mua kế tiếp sau. Ví dụ, nếu ông dự định sẽ mua 400 hoặc 500 cổ phần của một cổ phiếu nhất định, trước tiên ông sẽ thực hiện tất cả các nguyên tắc đề ra trong kinh doanh của mình. Sau đó, ông sẽ mua 1 phần 5 số cổ phần ông dự tính mua ( Ở ví dụ này là 100) hoặc 20% số cổ phần ban đầu. Nếu cổ phiếu này diễn biến ngược với những dự đoán của ông thì ông sẽ bán đi và chỉ chịu thua lỗ ít. Nếu giá cổ phiếu này trôi nổi trên thị trường trong vòng vài ngày thì ông sẽ ngừng giao dịch bởi vì sự biến động của cổ phiếu không giống như những gì ông suy nghĩ. Nếu cổ phiếu tiếp tục tăng giá, ông sẽ ngừng giao dịch bởi vì sự biến động của cổ phiếu không giống như những gì ông suy nghĩ. Nếu cổ phiếu tiếp tục tăng giá, ông sẽ tiếp tục mua thêm. Ông sẽ mua với giá cao hơn so với những lần mua trước và ông sẽ mua thêm 100 cổ phần nữa, tương đương với 20% số lượng ông dự tính mua ban đầu. Tại thời điểm này ông đã sở hữu 200 cổ phiếu đang tăng giá mà cổ phiếu này đang diễn biến theo đúng như những gì ông suy đoán. Điều này rất quan trọng. Quá trình giao dịch như thế này đã không bị cảm xúc tác động đến. Nguyên tắc này đã giúp ông đưa ra quyết định giao dịch dựa trên việc cổ phiếu đang hoạt động như thế nào trên thị trường. Ông không dựa vào niềm tin, sự sợ hãi hay mong muốn. Những nguyên tắc này cho ta thấy ông tiếp tục mua thêm cổ phiếu hoặc bắt đầu ngừng giao dịch nếu giá cổ phiếu này bắt đầu giảm. Trong ví dụ này cổ phiếu tiếp tục tăng giá thì ông sẽ mua nốt cổ phần còn lại hoặc trong trường hợp này là 200 hoặc 300 cổ phần còn lại. Đây là cách ông kiểm soát sự rủi ro trong một số trường hợp cụ thể. Ông đã liên tục quan sát sự biến động của giá và xu hướng tiếp theo của giá. Chiến lược này đòi hỏi bạn phải quan sát kỹ thị trường nhưng thực ra  chiến lược này không dễ thực hiện. Việc chuyên tâm đọc những cuốn băng ghi phiên giao dịch chứng khoán và những kinh nghiệm quý báu thu được đã giúp ông xác định đề ra và tuân theo những chiến lược này để có thể gia tăng lợi nhuận cho mình. Khi Livemore đã xác định mình sẽ giao dịch cổ phiếu có thời hạn ngắn hay có thời hạn dài, ông bắt đầu tìm kiếm những tín hiệu để bán cổ phiếu của mình. Người ta thường cho rằng phần giao dịch chứng khoán khó nhất không phải là mua, mà là bán. Những người cùng thời với Livemore cũng đồng tình với quan điểm trên. Livemore muốn bán cổ phiếu khi giá của chúng tiếp tục tăng. Một lần nữa đây lại là một công việc hết sức khó khăn vì nó đi ngược lại với những mong muốn đang chế ngự trong chúng ta là nếu giữ thêm những cổ phiếu này, ta có thể kiếm được tiền. Với kinh nghiệm và những kiến thức đúc kết được từ những lần quan sát thị trường, Livemore đã biết cách không để cảm xúc xen vào công việc và biết khi nào ngừng giao dịch. Ông biết rằng ông không thể bán được với cái giá cao nhất, vì vậy ông luôn chú ý đọc những thông tin giao dịch trên cuộn băng và tìm kiếm những tín hiệu để bán sau khi cổ phiếu này đã tăng được một khoảng thời gian nhất định và sau đó tăng đến một mức giá bất bình thường. Lúc này số lượng người đổ xô mua cổ phiếu này cũng đã tăng vọt. Việc giá có tăng lên đôi chút và cùng với đó là nhiều người đổ xô mua hay việc giảm giá và cũng có ngày càng nhiều người mua cổ phiếu là những tín hiệu quan trọng giúp bạn xác định được đây là thời điểm cần bán cổ phiếu đó. Kinh nghiệm đóng một vai trò quan trọng bời vì nó sẽ giúp bạn nhận ra được những bất thường trong giá cổ phiếu và giao dịch với số lượng bất thường của những người đầu tư. Thông thường Livermore chỉ giao dịch cổ phiếu có thời hạn dài nếu biết chắc chắn rằng ông lãi được ít nhất 10 giá. Ông đã kiếm được số tiền lãi nhiều hơn thế ở những lần giao dịch thành công của mình chính là nhờ tính kiên nhẫn. Tuy nhiên, rất nhiều lần giao dịch không đi theo đúng hướng mà ông dự định ban đầu. Nếu cổ phiếu bắt đầu giảm giá, ông sẽ bán ngay và như vậy ông sẽ chỉ phải chịu thua lỗ một số tiền tối thiểu. Việc ông bán đi những cổ phiếu này cho thấy ông đã thừa nhận phỏng đoán của mình sai. trong thị trường chứng khoán, khi bạn đang đi sai đường, cách tốt nhất để sửa chữa là hãy làm điều gì đó để cứu vãn tình hình. Livemore đã bán cổ phiếu đó và tiếp tục giao dịch ông sẽ phải trả chi phí cơ hội cho hành động của mình. Ông muốn được giao dịch những cổ phiếu ăn khách có xu hướng giá tăng lên hoặc giảm xuống chứ ông không muốn giao dịch với những cổ phiếu không biến động gì. Hầu hết những chiến lược và nguyên tắc của Livemore dựa trên suy nghĩ về thị trường, những suy nghĩ này hoàn toàn trái ngược với hầu hết những nhà giao dịch chứng khoán cùng thời với ông. Những chiến lược quan trọng của ông có thể được khái quát như sau:

  • Hiểu xu hướng chung của thị trường. Bạn phải nắm bắt, theo kịp với việc thị trường đang diễn ra theo xu hướng nào và phải luôn luôn quan sát thị trường. Quan sát và đưa ra những quyết định giao dịch phù hợp với thị trường, đừng giao dịch theo xu hướng ngược với thị trường.
  • Hãy mua những cổ phiếu đang ở mức giá caao bởi vì những cổ phiếu loại này đã trải qua giai đoạn giữ nguyên một mức giá trong một thời gian dài. Hãy sử dụng chiến lược thăm dò thị trường để đánh giá việc giao dịch có đúng không và mua với số lượng ngày càng nhiều những cổ phiếu đang tăng giá.
  • Cắt  giảm thua lỗ xuống mức thấp nhất. Hãy tránh đưa ra những quyết định sai lầm khiến bạn thua lỗ trên 10%, mức thua lỗ cho phép chỉ là 10%. Hãy bán những cổ phiếu trôi nổi trên thị trường bởi vì tiếp tục theo đuổi những cổ phiếu này, bạn sẽ mất chi phí cơ hội.
  • Hãy kiên nhẫn với những cổ phiếu mạnh nhất của bạn khi giá của chúng tiếp tục tăng hoặc giảm ( Nếu cổ phiếu này có kỳ hạn ngắn). Hãy kiên nhẫn với những  cổ phiếu đang vận động theo xu hướng đúng. Bạn sẽ kiếm được số tiền lớn nếu bạn biết hướng đầu tư.
  • Bạn nên tập trung vào những cổ phiếu hàng đầu trong những lĩnh vực hàng đầu và hoạt động mạnh.
  • Tránh nghe theo lời khuyên và sự mách bảo của người khác. Hãy tự mình nghiên cứu thị trường, luôn luôn gắn với thực tế và có những kiến thức cơ bản về thị trường
  •  Tránh giao dịch cổ phiếu rẻ tiền. Bạn chỉ có thể kiếm được nhiều lợi nhuận từ những cổ phiếu lớn và bạn rất khó kiếm được nhiều tiền với những cổ phiếu rẻ tiền

Người ta xem những nguyên tắc này là hoàn toàn sai lầm và không chính xác, đặc biệt trong thời đại của Livemore. Tuy nhiên, thành công và sự giàu có mà Livemore có được cuối cùng chứng minh rằng đây là những chiến lược hoàn toàn đúng đắn. Những chiến lược đã được chứng minh là hoàn toàn đúng và đang được áp dụng trong thời đại hiện nay. Để chứng minh thị trường thực sự đã không thay đổi nhiều thời gian qua và cổ phiếu thường lặp đi lặp lại những xu hướng giống như thế nào thì những năm 2003 giá cổ phiếu bắt đầu tăng sau khi thị trường có hiện tượng đầu cơ giá lên từ tháng 3 năm 2000. Sau 3 năm giảm giá, thị trường mới bắt đầu xu hướng mới. Các điều kiện kinh tế tăng trưởng và dự đoán của nhiều người về triển vọng làm ăn có lãi của các công ty đã dẫn tới xu hướng tăng giá và kéo dài trong 6 tháng.

 

Bài viết được viết tiếp tại đường link " Đặt may túi vải tphcm "

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xưởng may túi tote tại tphcm

 

Sản phẩm khác

IN LOGO TÚI VẢI

Giá: Liên hệ

Túi vải canvas

Giá: Liên hệ

Vải bố canvas

Giá: Liên hệ

Đăng ký đặt hàng