• IN TÚI VẢI THEO YÊU CẦU

  • Mã sản phẩm: 44
  • Giá : Liên Hệ
  • Minh gia huy có túi canvas sẵn kích thước Ngang 33cm Cao 38cm. Và kích thước khác Ngang 33cm Cao 38cm, đáy 6cm. Màu trắng có thể in được nhiều màu không giới hạn. Khách hàng có thể liên hệ để được báo giá qua zalo
Thông tin sản phẩm

CHỨNG KHOÁN

Chứng khoán là giá khoán động sản, tức là công cụ vốn dài hạn, bao gồm cổ phiếu và trái phiếu. Ngoài ra, các giấy tờ liên quan đến chứng khoán như giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu và hợp đồng quyền chọn...cũng được giao dịch trên thị trường chứng khoán.

CỔ PHIẾU THƯỜNG

Cổ phiếu có nguồn gốc từ công ty cổ phần ( Joint Stock company) và chỉ công ty cổ phần mới có cổ phiếu. Khi một công ty huy động vốn, số vốn cần huy động sẽ được chia ra thành nhiều phần nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông (Holdershare). Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận cổ phần gọi là cổ phiếu. Nói cách khác, cổ phiếu là một chứng thư xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Trong công ty cổ phần, cổ đông có các quyền như được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh, được bầu cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát công ty, hưởng lợi khi công ty làm ăn có lãi và chịu lỗ khi hoạt động kinh doanh trì trệ...cùng các quyền hạn và trách nhiệm khác được pháp luật thừa nhận. Thông thường, các công ty phát hành cổ phiếu tại hai thời điểm, lúc thành lập công ty và lúc công ty cần gọi thêm vốn. Giá trị ban đầu ghi trên cổ phiếu gọi là mệnh giá. Mệnh giá chỉ là giá trị danh nghĩa. Tùy theo lợi nhuận thu được và cách phân phối lợi nhuận mà giá cổ phiếu sẽ tăng lên hoặc giảm xuống. Dần dần, mức giá thực tế sẽ xa rời mệnh giá. Ví dụ: Công ty có vốn cổ phần là 10.000.000.000vnđ với lượng cổ phiếu là 10.000 thì mệnh giá là 1.000.000vnđ. Sau một năm hoạt động số tiền lãi thu về là 200.000.000đ tức tỷ suất lợi nhuận là 200.000.000 : 10.000.000.000 = 0.02 hay 2%

Công ty phân chia cổ tức 50/50 tức là 1/2 để tích lũy và 1/2 để chia cho cổ đông, nghĩa là công ty giữ lại 100.000.000đ để  bổ sung vốn cổ đông. Có hai cách để bổ sung vốn:

Tăng thêm số lượng cổ phần theo tỷ lệ 1/20, nghĩa là cứ 20 cổ phần thì cộng thêm một cổ phần. Cách này đòi hỏi cổ đông phải có ít nhất 20 cổ phần. Tăng mệnh giá cổ phần theo tỷ lệ 10%, nghĩa là giá phát hành là 1.000.000đ còn bây giờ mệnh giá sẽ là 1.100.000đ. Với cách chia này mệnh giá ngày càng tăng. Đến một lúc nào đó, khi mệnh giá trở nên quá lớn và khó múa bán trên thị trường chứng khoán, người ta lại chia nhỏ giá trị cổ phiếu. Trong khi ở các công ty khác mệnh gia là 1.000.000đ hoặc 500.000đ thì sau mười năm, giá cổ phiếu của công ty nói trên đã là 2.000.000đ. Công ty quyết định chia đôi cổ phần tức là 2.000.000đ : 2 = 1.000.000đ

Việc chia nhỏ này không làm thay đổi tổng vốn của công ty, cũng như không thay đổi cổ phần của các cổ đông, nhưng lại làm cho số lượng cổ phiếu tăng lên. Đây là yếu tố tác động rất tích cực đến tâm lý của nhà đầu tư, bời đó là bằng chứng thể hiện công ty đang làm ăn phát đạt. Các nhà đầu tư thích tìm đến những cổ phiếu tiếp tục tăng lên.

CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI

Đây cũng là một hình thức đầu tư vốn cổ phần như cổ phiếu thường, vì cổ phiếu ưu đãi cũng là một chứng minh khẳng định quyền sở hữu đối với một công ty, tuy chỉ ở mức độ hạn chế, nghĩa là người sở hữu cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử và ứng cử vào ban quản trị, ban kiểm soát công ty. Thế nhưng đổi lại, họ được dành cho những ưu đãi về mặt tài chính, như được hưởng mức cổ tức riêng biệt có tính chất cố định hàng năm, được ưu tiên chia lãi cổ phần thường, được phân chia tài sản còn lại của công ty khi công ty thanh lý, giải thể. Có thể nói các nhà đầu tư này là những ngườn dự vào những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Vì cổ tức không tăng nên giá trị cổ phiếu ưu đãi trên thị trường không biến động. Tuy nhiên, để tạo sức hấp dẫn cho cổ phiếu ưu đãi, người ta đã đa dạng hóa cổ phiếu ưu đãi bằng cách phân chia cổ phiếu ưu đãi ra thành bốn loại cổ phiếu khác nhau là:

  1. Cổ phiếu ưu đãi tích lũy ( Và không tích lũy): Là cổ phiếu ưu đãi cộng gộp ( Và không cộng gộp). Cổ phiếu không cộng gộp là loại cổ phiếu được hưởng cổ tức cố định, nhưng trong trường hợp làm ăn thất bại, không có lợi nhuận để trả cho loại cổ phần ưu đãi, hoặc trả lãi không đủ, thì công ty sẽ bỏ qua luôn phần cổ tức chưa trả hoặc thiếu này. Cổ phiếu cộng gộp thì không như vậy, nếu năm nay không có lợi nhuận để trả cổ tức, hoặc trả không đủ, thì số thiếu đó được ghi vào năm sau và cộng dồn với cổ tức của chính năm đó, hoặc sẽ trả vào một năm nào đó khi công ty có lãi. Khoản nợ cổ tức này công ty sẽ ưu tiên trả trước, rồi sau đó mới đến cổ phiếu thường
  2. Cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần ( Và không tham dự chia phần). a/ Cổ phiếu không tham dự chia phần là loại cổ phiếu chỉ được hưởng cổ tức ưu đãi, ngoài ra không có gì thêm, dù năm đó công ty đạt mức lãi cao. Đôi khi cổ phần thường có cổ tức cao gấp 2 - 3 lần so với cổ phiếu ưu đãi. b/ Cổ phiếu ưu đãi tham sự chia phần Là loại cổ phiếu mà cổ đông được hưởng một phần lợi nhuận phụ trội theo quy định, trong trường hợp công ty có lãi. Người sở hữu cổ phiếu ưu đãi nói chung không có quyền tham gia bầu cử, nhưng thông thường nếu công ty không có khả năng trả lợi tức liên tục trong một số năm, thì cổ đông có cổ phiếu ưu đãi có quyền bầu cử một số người vào hội đồng quản trị. Phần lớn cổ phiếu ưu đãi thuộc loại cổ phiếu không tham dự chia phần.
  3. Cổ phiếu ưu đãi có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường: Là loại cổ phiếu ưu đãi được cho phép chuyển đổi theo tỷ giá nhất định ghi trong cổ phiếu. Ví dụ loại cổ phiếu có khả năng chuyển đổi mệnh giá là 500.000đ sẽ được chuyển đổi thành 5 cổ phiếu thường theo tỷ giá 100.000đ/1 cổ phiếu vào bất kỳ thời điểm nào trong năm tiếp theo. Xét về khía cạnh tài chính, việc chuyển đổi này không đem lại lợi ích gì cho chủ sở hữu, trừ khi giá thị trường của cổ phiếu thường cao hơn mệnh giá. Chẳng hạn lúc đó giá thị trường là 120.000đ, người sở hữu sẽ có lãi 20.000đ x 5 =100.000đ. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu thường thấp hơn mệnh giá ( Ví dụ 90.000đ), người sở hữu sẽ không thể thực hiện việc chuyển đổi. Giá cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi trên thị trường dao động khá lớn, bởi nó gắn liền với cổ phiếu thường. Sau thập niên 1950, loại cổ phiếu này phát triển rất mạnh, bởi mặc dù nó chủ yếu dành cho những người ưu mạo hiểm, nhưng cũng khá phù hợp với những người chuộng sự yên tĩnh
  4. Cổ phiếu ưu đãi có quyền chuộc lại (Còn gọi là cổ phiếu ưu đãi có thể bồi hoàn) Là loại cổ phiếu luôn phát hành kèm theo điều khoản quy định rằng công ty có thể hoàn lại vốn cổ phần, cộng thêm một khoản thưởng theo tỷ lệ ghi trên mệnh giá. Cổ phiếu này hay được áp dụng trong trường hợp công ty cần gấp một số vốn để giải quyết một công việc kinh doanh cụ thể, ví dụ như mua lại một công ty khác. Vì thế, cổ phiếu loại này thường có mức lãi cổ phần khá cao. Việc công ty chuộc lại số cổ phiếu này là động thái cần thiết để giữ trạng thái thăng bằng với cổ phiếu ưu đãi có lãi suất thấp hơn. Việc làm này cũng là để lành mạnh hóa tình hình tài chính công ty. 

TRÁI PHIẾU

Khác với cổ phiếu, đơn vị phát hành trái phiếu là " Người mắc nợ" những người mua trái phiếu. Người mua trái phiếu được nhận lợi tức hàng năm hay hàng quý, nên một khi lạm phát gia tăng thì giá trái phiếu trên thị trường sẽ giảm, hay nói cách khác là trái phiếu sẽ mất giá. Có thể phân chia trái phiếu theo hai cách, theo ghi tên và không ghi tên, và theo chủ thể phát hành

  1. Phân theo ghi tên và không ghi tên

a, Trái phiếu vô danh

Là loại trái phiếu mà danh tính người sở hữu không được ghi trên trái phiếu, cũng như không lưu vào sổ của công ty phát hành.

b, Trái phiếu ký danh

Là loại trái phiếu có ghi tên người sở hữu. Mỗi tờ trái phiếu điều có cuốn chiếu (Coupon) là các ô trả lãi. Chủ sở hữu chỉ việc cắt một ô trả lãi đó gửi đến ngân hàng hoặc công ty chứng khoán được ủy thacsc để nhận lãi. Người sở hữu trái phiếu, hay còn gọi là trái chủ, có thể giữ lãi trái phiếu khi đến hạn để nhận lại mệnh giá, hoặc có thể bán trên thị trường chứng khoán khi chưa đến hạn. Trong trường hợp này, trái chủ sẽ nhận được gia trị theo giá thị trường. Mức giá đó có thể cao hơn, bằng hoặc thấp hơn mệnh giá, tùy theo tình trạng lạm phát cũng như thị giá của trái phiếu tại thời điểm đó.

Những quy định cụ thể của trái phiếu

Giá trái phiếu là giá mua bán, còn giá công bố được hiểu là tỷ lệ phần trăm của mệnh giá. Ví dụ khi giá công bố của trái phiếu là 100đ có nghĩa là giá mua bán là 100% mệnh giá. Tương tự, giá 90đ có nghĩa là 90% của mệnh giá, giá 110đ có nghĩa là 110% của mệnh giá. Giá nhỏ hơn mệnh giá gọi là chứng khoán. Giá tăng hay giảm 1% gọi là điểm. Ví dụ  giá từ 90 lên 91 nghĩa là  tăng 1 điểm. Giá mua bán trên thị trường được tính theo công thức 

F = Pm/R

Trong đó: F - Giá mua, bán

P: Mệnh giá

m: Lãi suất trái phiếu

R: Lãi suất tín dụng thị trường. 

Ví dụ một trái phiếu có mệnh giá 100đ, lãi suất 8%, lãi suất tín dụng thị trường là 10%, nên giá trái phiếu sẽ xoay quanh con số 100x8%/10% = 80. Như cậy, lãi suất tín dụng thị trường tăng thì giá trái phiếu giảm, và ngược lại. Tuy nhiên, công thức này chỉ mang tính tương đối, bởi trên thực tế, không phải lãi suất thị trường tăng hoặc giảm bao nhiêu phần trăm thì giá trái phiếu lại tăng giảm theo một tỷ lệ tương ứng. Ở ví dụ trên, khi lãi suất tín dụng thị trương tăng 2% ( 10% - 8%) thì trái phiếu có mệnh giá 100đ vẫn sẽ xoay quanh con số 80đ. 

Mệnh giá là giá mua lúc đầu ghi trên trái phiếu. Nói chung, trái phiếu công ty thường ghi 100.000đ, 200.000đ, 1.000.000đ.

Thời hạn: Trái phiếu là công cụ vốn dài hạn với khoảng thời gian ít nhất là 5 năm, nhưng cũng có thể là 10,20,30,50 năm hoặc lâu hơn nữa. Kho bạc nhà nước thường phát hành tín phiếu (Treasurry bill). Đây cũng là một dạng chứng khoán, nhưng có kỳ hạn ngắn hơn so với trái phiếu. Chính phủ và chính quyền địa phương có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn cho một số mục đích kinh tế, xã hội nhất định. Thời hạn của tái phiếu này tùy thuộc vào thời hạn thu hồi vốn. Các ngân hàng thương mại va các công ty không phát hành trái phiếu có mục đích, mà ngân hàng thương mại thường phát hành chứng chỉ tiền gửi, hoặc chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng ( Negotiable certificate of deposit - NCD). 

Lãi suất: Mỗi trái phiếu đều được xác định một số tiền lãi cố định so với mệnh giá trong thời hạn nhất định là một năm gọi là lãi suất. Lãi suất được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá. Nói là tiền lãi của năm, nhưng thông thường tiền lãi được trả  mỗi quý hoặc mỗi sáu tháng.

Lãi suất hiện hành: Là lãi suất của nhà đầu tư so với chi phí đầu tư. Mức lãi này được xác định bằng công thức

Lãi suất hiện hành = Mệnh giá x 100 : Giá mua

Ví dụ trái phiếu mệnh giá là 1.000.000đ được mua 800.000đ sẽ có lãi suất hiện hành là 1.000.000đ x 100: 800.000đ =125%

Lãi suất đáo hạn: Ngay từ khi phát hành, trái phiếu vẫn được chi trả ( Hoàn vốn) theo mệnh giá và tiền lãi chỉ được tính theo lãi suất ghi trên trái phiếu. Để tính lãi suất đầu tư trái phiếu ( Mua lại), người ta thường tính lãi suất đáo hạn của trái phiếu bằng cách lấy tiền lãi thu được chia cho chi phí, rồi tất cả chia cho số năm ( Thời gian) còn lại của trái phiếu.

2. Phân theo chủ thể phát hành

a, Trái phiếu công ty: Là trái phiếu do công ty phát hành để vay. Có nhiều loại trái phiếu công ty như:

Trái phiếu tín chấp ( Còn gọi là trái phiếu không bảo lãnh): Là loại trái phiếu chỉ dựa vào uy tín của công ty để phát hành mà không đưa ra bất kỳ tài sản nào làm vật bảo đảm cho trái phiếu. Đây thường là trái phiếu do các công ty lớn, có uy tín phát hành. Trái phiếu thế chấp: Là loại trái phiếu mà khi phát hành đã có một lượng tài sản tương ứng ký thác tại cơ quan ủy thác để đảm bảo chắn chắc khả năng hoàn trả của trái phiếu. Tài sản thế chấp thường là các trái phiếu đã mua của các công ty khác, hoặc trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương. Thông thường, giá trị chứng khoán ký thác phải lớn hơn 25% so với tổng trị giá trái phiếu được phát hành. Trái phiếu cầm cố " Ưu tiên một" là loại trái phiếu mà khi phát hành công ty phải cầm cố toàn bộ tài sản của mình. Tài sản cầm cố là những loại tài sản hiện có, đôi khi là cả tài sản sẽ có sau này. Đây là loại trái phiếu an toàn nhất, vì chủ trái phiếu được ưu tiên hàng đầu.

Bên cạnh đó cũng có loại trái phiếu cầm cố ưu tiên hai, ba. Trái phiếu thu nhập: Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả tùy thuộc vào lợi nhuận của công ty và không cao hơn lãi suất ghi trên trái phiếu. Đây là loại trái phiếu lưỡng tín, nghĩa là có phần giống với cổ phiếu ưu đãi không tích lũy.

Trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu thường: Là loại trái phiếu hấp dẫn thường được nhiều công ty cổ phần áp dụng. Điều kiện chuyển đổi đại thể giống như cổ phiếu ưu đãi có khả năng chuyển đổi, với chỉ số chuyển đổi và thời hạn chuyển đổi đã được xác định. Chủ sở hữu chỉ được hưởng lợi tài chính khi giá cổ phiếu thường ( Phổ thông) cao hơn giá thị trường.

Trái phiếu lãi suất chiết khấu. Là trái phiếu mà lãi suất được trả ngay khi phát hành bằng cách khấu trừ luôn vào vốn mua công trái. Trái phiếu lãi suất thả nổi: là loại trái phiếu mà lãi suất được điều chỉnh theo từng thời kỳ cho phù hợp với lãi suất thị trường ( Lãi suất tín dụng). Bên cạnh đó còn một số khái niệm liên quan như: Lợi tức trái phiếu công ty: Khoản lợi tức này phụ thuộc vào tình hình tài chính của công ty và lợi nhuận bình quân của cả nền kinh tế. Thông thường, lợi tức trái phiếu công ty nhận trả mỗi năm hai hoặc bốn lần. Nếu lạm phát gia tăng, người ta có thể áp dụng lãi suất cao hơn để tính lợi tức. Để đảm bảo sự an toàn trong việc chi trả khi trái phiếu đến hạn, công ty phải thành lập một quỹ thanh toán ( Được hưởng lãi) tại ngân hàng ( Quỹ này còn có tên gọi là quỹ chìm - Sinking fund). Phiếu trả lãi (Coupon): Mỗi tờ trái phiếu thường đi kèm với một cuốn phiếu có các ô trả lãi, và người sở hữu sẽ cắt rời từng ô để nhận lãi. Về bản chất, trái phiếu là giấy vay nợ, do đó phần lớn trái phiếu công ty đều có quy ước về khả năng chuộc lại.

b, Trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương: Là công cụ mà chính phủ dùng để vay nợ.

Trái phiếu chính phủ được phát hành thông qua các tổ chức môi giới chứng khoán bằng phương pháp đấu thầu. Đối tượng tham gia đấu thầu là các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp. Trước hết, Bộ Tài Chính và Ngân hàng Trung ương ước định lượng trái phiếu cần phát hành, Sau đó mệnh giá, lãi suất sẽ được xác định thông qua hình thức đấu giá. Các lệnh trả giá bao gồm hai nội dung là số lượng mua và lãi suất. Mỗi tổ chức tham gia đấu giá chỉ được đăng ký một lần. Đơn vị trúng thầu phải là đơn vị đưa ra mức lãi suất thấp nhất. Nếu trung thầu, đơn vị đó sẽ đem bán trái phiếu ra thị trường. Thông thường, người ta phải thành lập riêng một thị trường giao dịch dành cho mặt hàng này, gọi là thị trường trái phiếu kho bạc.

GIẤY BẢO ĐẢM QUYỀN MUA CỔ PHIẾU

Khi một công ty cổ phần kinh doanh hiệu quả và có nhu cầu mở rộng quy mô, họ thường tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung. Việc phát hành thêm cổ phiếu có thể dẫn đến  tình trạng một số cổ đông ban đầu mất quyền kiểm soát công ty, trong khi họ là những người có công và cần được hưởng chế độ đặc biệt. Để đảm bảo quyền kiểm soát của cổ đông ban đầu, trước năm 1950, các công ty cổ phần thường thực hiện phương thức chia cổ phần thành hai loại A, B.

Cổ phần A: Là cổ phần sáng lập. Người sở hữu loại cổ phần này được hưởng đầy đủ các quyền của những cổ phần thông thường.

Cổ phần B: Là loại cổ phần mới được phát hành bổ sung. Người sở hữu vẫn được hưởng lãi cổ phần theo cổ phần thông thường, nhưng không được quyền tham gia bầu cử

Nhược điểm của cách phân chia này là vi phạm tính chất cơ bản cổ phần thường, do đó không khuyến khích người mua mới, cũng như không có tác dụng kích thích để các cổ đông tăng cường đầu tư, và hậu quả là hạn chế tốc độ phát triển công ty. Để khắc phục tình trạng đó và bảo vệ lợi ích cơ bản của các cổ đông, đồng thời kích thích đầu tư mở rộng, từ sau 1950, các nước đều đưa ra quy định là các cổ đông hiện hữu được quyền mua cổ phiếu với giá thấp hơn giá thị trường theo tỷ lệ tương ứng với số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Sau đó, số cổ phiếu còn lại mới được bán ra theo giá thị trường. Ví dụ, giá bán là 120.000đ giá thị trường là 150.000đ. Nếu cổ đông muốn giữ quyền sở hữu theo tỷ lệ như cũ thì họ sẽ mua này ra thị trường. Như vậy, " Giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu mới" cũng là một loại chứng khoán và nó cũng được giao dịch trên thị trường chứng khoán, giống như cổ phiếu của công ty. Theo ví dụ trên, giá bán là 150.000đ sẽ được tính theo cách sau.

Cổ phiếu cũ có giá thị trường là 150.000đ và cổ đông được quyền mua thêm một số cổ phiếu mới là 120.000đ, giả sử theo tỷ lệ 1/1. Vậy cổ đông sẽ có hai loại cổ phiếu với giá bình quân là 135.000đ, tức là thấp hơn giá trị thị trường 15.000đ. Tuy nhiên, mức giá bán trên thị trường có thể cao hơn hoặc thấp hơn, tùy thuộc vào việc công ty đó đang phát triển hay đình trệ. Giá bán quyền mua được xác định theo công thức

M = (P - F) / (n + 1)

Trong đó: M giá bán

P: Giá trị thị trường của cổ phiếu

F: Giá ưu đãi được mua cổ phiếu

n: Định mức số cổ phiếu cũ được mua một cổ phiếu mới

Trở lại ví dụ trên, chúng ta có: 

M = ( 150.000đ - 120.000đ) : (1 + 1) =15.000đ

Giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu mới chỉ có giá trị trong một thời gian theo quy định của công ty. Quá thời hạn đó, công ty sẽ đưa cổ phiếu ra bán trên thị trường.

HỢP ĐỒNG VỀ QUYỀN LỰA CHỌN ( OPTION)

Hợp đồng về quyền lựa chọn được mua bán trên thị trường chứng khoán trên cơ sở dự đoán về trào lưu lên xuống của giá chứng khoán phản ánh trong hợp đồng. Vì vậy, các hợp đồng về quyền chọn thực chất là chứng khoán phát sinh từ chứng khoán thật. Muốn tìm hiểu về việc mua bán các hợp đồng về quyền lựa chọn, chúng ta cần bắt đầu từ nghiệp vụ về quyền lựa chọn.

1. Nghiệp vụ về quyền lựa chọn mua bán chứng khoán 

Quyền mua bán chứng khoán lựa chọn là một thỏa thuận bằng hợp đồng giữa người mua và người bán quyền chọn mua (Call - Option ) hoặc quyền chọn bán ( Put - Option) một loại chứng khoán nhất định, với một số lượng cụ thể, theo một mức giá cố định và vào một thời điểm cụ thể. Đây là một công cụ nhằm hạn chế rủi ro từ việc biến động về giá của một loại chứng khoán cụ thể, với mục tiêu đảm bảo mức lãi kỳ vọng của nhà đầu tư chứng khoán. Người mua quyền chọn phải trả cho người bán quyền lựa chọn một khoản tiền bảo đảm ( Option money). Qua đó, người mua quyền giành được quyền mua hay quyền chọn bán một loại chứng khoán nào đó. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể bỏ quyền lựa chọn của mình, một khi cảm thấy tình hình trở nên bất lợi. Nghiệp vụ mua bán theo quyền lựa chọn được các nhà kinh doanh chứng khoán sử dụng rộng rãi với hình thức giao dịch tự do và khối lượng mua - bán lớn.

a, Các loại hình mua bán chứng khoán theo quyền lựa chọn

Quyền chọn bán: Mua quyền chọn bán: Người mua quyền sẽ có quyền ( Nhưng không bắt buộc) bán một loại chứng khoán nhất định theo giá nhất định ghi trong hợp đồng vào ngày đến hạn. Ví dụ khi nhà kinh doanh chứng khoán muốn có sự bảo đảm rằng đến một thời điểm xác định nào đó trong tương lai, giá của một loại cổ phiếu cụ thể được giữ ở mức 150.000đ, anh ta sẽ mua quyền chọn bán và anh ta phỉa trả một khoản tiền để đổi lấy sự chắc chắn đó. Chẳng hạn thời hạn hợp đồng là 12 tháng ( Từ ...đến...) 

Giá cơ sở là 151.500đ/Cổ phiếu. Tiền bảo đảm là 0.2đ/đồng mua bán. GIá trị thị trường tại thời điểm ký hợp đồng là 151.500đ/cổ phiếu. Đến ngày thực hiện hợp đồng, giá thị trường giảm xuống còn 150.000đ/cổ phiếu. Lúc đó, nhà đầu tư có thể sử dụng quyền chọn bán để bán cổ phiếu với giá 151.500đ/cổ phiếu. Ngược lại, nếu giá trị thị trường tăng lên, ví dụ 152.000đ/cổ phiếu, nhà đầu tư lập tức bỏ quyền chọn bán của mình được ghi trong hợp đồng để bán theo giá thị trường tức là bán với giá 152.000đ/cổ phiếu. Trong trường hợp này, anh ta chỉ mất khoản tiền bảo đảm đã trả cho người bán quyền mà thôi. Khoản tiền lãi mà anh ta thu được chính là hiệu số giữa giá thị trường và giá cơ sở, trừ đi số tiền bảo đảm đã trả.Trở lại ví dụ của chúng ta, số tiền lãi sẽ được tính toán theo công thức 

[(152.000đ - 151.000đ) - 0.2đ] x Số cổ phiếu được mua bán đã ghi trong hợp đồng.

Bán quyền chọn bán: Người bán quyền có trách nhiệm phải mua một lượng chứng khoán cụ thể, theo mức giá xác định trước, vào thời điểm đến hạn của hợp đồng. Ví dụ người kinh doanh chứng khoán nhận định ngược lại với người mua quyền chọn bán, nghĩa là anh ta cho rằng giá của loại chứng khoán cụ thể nào đó sẽ xuống, trong khi người mua quyền chọn bán nhận định rằng giá của một loại chứng khoán nào đó sẽ lên. Khi đến hạn hợp đồng, giả sử người mua quyền chọn bán nhận định đúng, người mua quyền chọn bán từ bỏ hợp đồng để bán theo giá thị trường, thì người bán quyền chọn bán sẽ có lợi. Số tiền cụ thể mà anh ta thu được chính là tổng số tiền bảo đảm mà anh đã nhận trước đó.

Quyền chọn mua: Mua quyền chọn mua: Người mua quyền chọn mua một loại chứng khoán cụ thể nào đó được quyền ( Nhưng không bắt buộc) mua loại chứng khoán nói trên theo mức giá mà hai bên đã thỏa thuận từ trước và đã ghi trong hợp đồng, vào thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Ví dụ khi nhà kinh doanh chứng khoán muốn có sự bảo đảm rằng tại một thời điểm xác định nào đó trong tương lai, giá của một loại cổ phiếu cụ thể được giữ ở mức 140.000đ/cổ phiếu, anh ta sẽ ký hợp đồng mua quyền chọn mua và anh ta phải trả một khoản tiền bảo đảm để được có sự chắc chắn đó. Chẳng  hạn thời hạn hợp đồng là 6 tháng ( Từ ... đến...). Giá cơ sở là 139.000đ/ Cổ phiếu. Tiền bảo đảm là 0.3đ/đồng mua bán. Giá trị thị trường lúc ký hợp đồng là 138.500đ/cổ phiếu. Đến thời điểm thực hiện hợp đồng, giá trị thị trường tăng lên ví dụ là 142.000đ/cổ phiếu, anh ta sẽ sử dụng quyền chọn mua để được mua theo giá 139.000đ/cổ phiếu. Ngược lại, nếu vào ngày thực hiện hợp đồng, giá thị trường giảm xuống ví dụ 138.999đ/cổ phiếu, anh ta lập tức bỏ quyền chọn mua để mua theo giá thị trường là 138.000đ/cổ phiếu. Trong trường hợp này, anh ta chỉ mất khoản tiền bảo đảm đã trả cho người bán quyền mà thôi. Phần lãi anh ta thu được chính là hiệu số giữa giá cơ sở và giá thị trường, trừ đi số tiền bảo đảm đã trả.

Trong ví dụ của chúng ta, số tiền đó sẽ là: 

[(139.000đ - 138.000đ)] -0.3đ] x Số cổ phiếu mua bán đã ghi trong hợp đồng.

Bán quyền chọn mua: Người bán quyền chọn mua có trách nhiệm phải bán một lượng chứng khoán cụ thể theo mức giá xác định trước được ghi trong hợp đồng. Vào ngày có hiệu lực của hợp đồng. Ví dụ nhà kinh doanh chứng khoán nhận định ngược lại với người mua quyền chọn mua, nghĩa là anh ta cho rằng giá của một loại chứng khoán cụ thể nào đó sẽ lên, trong khi người mua quyền chọn mua lại nhận định giá của loại chứng khoán đó sẽ xuống. Khi đến hạn của hợp đồng giả sử người bán quyền chọn bán nhận định đúng, người mua quyền chọn mua từ bỏ hợp đồng để mua theo giá thị trường vì thấy có lợi hơn giá ghi trong hợp đồng, thì lúc đó người bán quyền chọn mua sẽ có lợi. Số lợi nhuận đó chính xác bằng số tiền bảo đảm mà anh ta đã nhận trước đây, còn nếu nhận định sai, tức giá chứng khoán đó không giảm mà lại tăng, anh ta sẽ bị lỗ, vì anh ta có trách nhiệm phải bán theo giá của hợp đồng.

b, Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cao thấp của khoản tiền bảo đảm

Độ biến thiên của mức lãi suất: Mức lãi suất càng cao sẽ làm cho phí mua bán " Quyền mua bán, lựa chọn" càng rẻ, và ngược lại. Bên cạnh đó, thời hạn của lãi suất phải luôn phù hợp với thời hạn về quyền lựa chọn. Giá cơ sở: Giá cơ sở là giá thỏa thuận do hai bên mua bán tự xác định, mức giá này được quyết định sau quá trình nhượng bộ từng bước giữa hai bên. Thời hạn hợp đồng: Thời hạn hợp đồng càng dài càng làm cho " Quyền mua bán, lựa chọn" tăng giá, và ngược lại. Nguyên nhân là do thời hạn càng dài thì mức độ rủi ro càng cao.

2. Mua bán hợp đồng về quyền lựa chọn: Cần nói ngay rằng, khi hợp đồng về quyền lựa chọn mua bán chứng khoán đã ký và có hiệu lực thi hành thì chỉ có người mua quyền ( Quyền chọn mua và quyền chọn bán) mới được quyền chọn bán hợp đồng đã ký, và đối tác của anh ta chính là người mua các hợp đồng đó, tức là hợp đồng về quyền lựa chọn. Tóm lại, việc mua bán hợp đồng về quyền lựa chọn diễn ra giữa hai đối tác, một bên là người mua quyền và bên kia là người mua hợp đồng về quyền lựa chọn. Người bán quyền không thể tham gia vào việc mua bán hợp đồng về quyền lựa chọn.

PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN

Việc phát hành chứng khoán bao gồm phát hành lần đầu khi thành lập công ty ( Đối với công ty cổ phần) và phát hành bổ sung nhằm huy động thêm vốn. Việc phát hành chứng khoán được điều chỉnh theo Luật chứng khoán, trong khi việc phát hành cổ phiếu lúc thành lập công ty chịu sự chi phối của Luật công ty. Có thể còn nhiều chi tiết khác nhau, nhưng luật công ty của các nước đều đưa ra những quy định chung nhất như: Các sáng lập viên phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% số cổ phiếu dự định phát hành của công ty. Trong trường hợp các sáng lập viên không đăng ký mua tất cả cổ phiếu của công ty, thì họ phải công khai gọi vốn từ những người khác. Trong trường hợp công khai gọi vốn từ những người khác, sau khi được cấp phép thành lập, các sáng lập viên phải nộp cho ủy ban kế hoạch nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh một bản dự thảo điều lệ, danh sách sáng lập viên, cùng địa chỉ thường trú và nghề nghiệp của họ. Việc gọi vốn từ những người khác phải được công khai, đảm bảo cho  những người quan tâm hiểu rõ, hiểu đúng mục tiêu và triển vọng phát triển của công ty. Việc đăng ký mua cổ phiếu được xác nhận bằng một tờ phiếu có chữ ký của người nhận mua, hoặc người được ủy nhiệm mua và của ít nhất một sáng lập viên. Trên tờ phiếu này phải ghi đầy đủ những thông tin sau:

Tên công ty

Mục tiêu hoạt động của công ty

Trụ sở dự định của công ty

Tổng số vốn mà công ty kêu gọi đóng góp

Tổng số cổ phiếu dự tính phát hành

Nơi gửi số tiền đã góp

Ngày và nơi nộp dự thảo điều lệ

Họ và tên tuổi địa chỉ thường trú và nghề nghiệp của những người đăng ký mua cổ phiếu và số cổ phiếu đăng ký mua

Số cổ phiếu được đóng bằng tiền mặt bằng hiện vật hoặc bản quyền sở hữu công nghiệp cũng như cam kết đóng hết số còn lại theo quyết định gọi vốn của hội đồng quản trị. Các nhà sáng lập viên phải gửi tất cả số tiền đã góp của người đăng ký mua cổ phiếu vào tài khoản phng tỏa tại một ngân hàng ở trong nước, kèm theo danh sách những người đăng ký mua số cổ phiếu và số tiền mà mỗi người đã góp. Số tiền gửi chỉ được lấy ra khi công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc sau một năm kể từ ngày được cấp phép thành lập mà công ty không thành lập được. Các sáng lập viên triệu tập đại hội thành lập để thông qua điều lệ của công ty và các thủ tục cần thiết khác khi

Số cổ phiếu dự tính phát hành đã được đăng ký mua

Những người đăng ký mua cổ phiếu đã đóng bằng tiền mặt ít nhất 1/2 giá trị cổ phiếu mà họ đã đăng ký mua và cam kết đóng đủ bằng tiền mặt.

Tài sản bằng hiện vật, bản quyền sở hữu công nghiệp dùng để mua cổ phiếu đã được đóng góp đầy đủ. Ở đây, chúng ta không chú trọng xem xét việc phải phát hành chứng khoán lần đầu nhằm tạo lập một công ty không thông qua thị trường chứng khoán, mà chủ yếu đề cập đến việc phát hành chứng khoán bổ sung để huy động thêm vốn của công ty cổ phần.

PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN BỔ SUNG

1. Thời điểm công ty cổ phần phát hành một đợt cổ phiếu bổ sung

Sau khi góp vốn kinh doanh bằng đợt phát hành cổ phiếu ban đầu, nếu công ty kinh doanh thành công và có nhu cầu cũng như khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, họ có thể phát hành cổ phiếu bổ sung. Dấu hiệu của sự thành công là cổ tức mà các cổ đông được hưởng tăng dần qua các năm, mặc dù tỷ lệ chia lãi cổ phần và tích lũy từ lợi nhuận vẫn được giữ nguyên ở các mức nhất định như 50/50, 40/60, 30/70...Tất nhiên, công ty có thể vay tín dụng ngân hàng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, song phần lớn các công ty không muốn vay tín dụng ngân hàng. Lý do là công ty phải trả khoản tiền lãi hàng năm ( Ở Việt Nam là hàng tháng ) và trả nợ dần nợ vay thành nhiều kỳ. Loại chi phí này sẽ gặm nhấm phần lớn lợi nhuận thu được của công ty, và họ chỉ còn lại rất ít để đem chia cổ tức, thậm chí có thể không còn chút lợi nhuận nào. Chưa kể các ngân hàng tỏ ra không mấy mặn mà với việc cấp tín dụng dài hạn như trên. Nếu cho công ty vay tiền, ngân hàng còn phải giám sát hết sức chặt chẽ bằng cách cử đại diện của mình tham dự các cuộc họp hội đồng quản trị công ty với mục đích bảo vệ các món tiền đã cho vay. Đây lại chính là điều mà đa số các thành viên hội đồng quản trị không mong muốn. Việc phát hành cổ phiếu mới do hội đồng quản trị và ban điều hành đề nghị, sau đó phải được đại hội đồng cổ đông quyết định. Để phát hành một đợt cổ phiếu mới, ví dụ 3.000 cổ phần,m trong đó cố 2.000 cổ phần bán ngay, còn 1.000 cổ phần được giữ lại cho đến khi công ty cần thêm vốn nữa mới đem ra bán, hoặc dùng để chi trả cổ tức. Cổ phần mới phát hành cũng có những quyền lợi như cổ phần nguyên thủy. Khi phát hành đợt cổ phiếu mới, công ty phải tuân thủ theo các quy chế nghiêm ngặt của cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.

2. Pháp chế về việc phát hành chứng khoán ra công chúng

Phát hành chứng khoán ra công chúng bổ sung có thể là phát hành nội bộ ( Bán toàn bộ cổ phiếu mới phát hành cho cổ đông hiện hữu), hoặc có thể bán một phần cho nhà đầu tư bên ngoài, nghĩa là phát hành ra công chúng. Việc phát hành chứng khoán ra công chúng, bên cạnh những điều kiện vừa nêu trên, còn phải xét tới các yếu tố như: Quy mô của công ty: Công ty đó phải là một đơn vị khá lớn. Nghị định số 48/Cp ngày 11/07/1998 của Chính Phủ Việt Nam quy định rằng doanh nghiệp phải có vốn tối thiểu là 10 tỷ đồng.

Tính đại chúng của công ty : Công ty đó phải là một công ty cổ phần công cộng có số cổ đông công chúng tối thiểu là 100 người, và 100 người này nắm giữ tối thiểu 20% tổng số cổ phiếu của công ty. Ủy  Ban Chứng Khoán nhà nước là cơ quan duy nhất có quyền chấp nhận đề nghị phát hành chứng khoán của đơn vị. Để Ủy ban Chứng Khoán nhà nước có cơ sở xem xét liệu một đơn vị có đủ điều kiện phát hành chứng khoán hay không đơn vị phát hành phải nộp đơn đăng ký phát hành kèm theo một " Bản cáo bạch thị trường". Đây là việc làm cần thiết nhằm giúp nhà đầu tư có cơ sở đánh giá một loại chứng khoán mới sắp được phát hành, đồng thời để ngăn chặn sự gian lận, lừa dối từ phía công ty phát hành, cũng như những người kinh doanh chứng khoán. Mục đích của cáo bạch thị trường là nhằm bào vệ lợi ích của người đầu tư.

3. Báo cáo kiểm toán

Bản cáo bạch thị trường chỉ có giá trị và được Ủy ban Chứng Khoán nhà nước xem xét sau khi có được sự xác nhận của một cơ quan kiểm toán độc lập. Chỉ những tổ chức kiểm toán độc lập, được Ủy ban Chứng Khoán nhà nước chấp nhận, mới được thực hiện việc kiểm toán cho các bản cáo bạch thị trường. Ủy ban Chứng khoán nhà nước quy định và thống nhất nội dung các báo cáo phải kiểm toán là báo cáo cân đối tài sản và bản giải trình các báo cáo tài chính. Sau khi hoàn tất công việc, công ty kiểm toán phải đưa ra văn bản kết luận và nhận xét về tình hình tài chính của công ty phát hành, đồng thời phải chịu trách nhiệm về những số liệu được công bố trong báo cáo của mình. Đối với các công ty có chi nhánh, số liệu của các báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán phải bao gồm tất cả các chi nhánh. Những công ty liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài và những công ty 100% vốn nước ngoài cần phải có một số báo cáo đặt biệt khác được công ty kiểm toán xác nhận.

IN TÚI VẢI THEO YÊU CẦU

Sản phẩm khác

IN LOGO TÚI VẢI

Giá: Liên hệ

Túi vải canvas

Giá: Liên hệ

Vải bố canvas

Giá: Liên hệ

Đăng ký đặt hàng