• XƯỞNG MAY TÚI CANVAS TẠI TPHCM

  • Mã sản phẩm: 0
  • Giá : Liên Hệ
  • Minh Gia Huy là xưởng chuyên sản xuất và may túi canvas tại tphcm với. Liên hệ qua điện thoại 0938.465.899
Thông tin sản phẩm

Bài viết trên trang Minh Gia Huy viết về nội dung liên quan đến Chứng Khoán và Kiến Thức chứng khoán. Là Cơ Sở chuyên sản xuất túi vải nhưng với đam mê chứng khoán nên chỉ viết về nội dung liên quan đến Tài Chính

Dưới đây là bài viết chuyên về nhân vật Jesse Livemore

" Chỉ với ý tưởng, bạn không thể kiếm được tiền mà chỉ khi đã xác định được đúng hướng thị trường bạn mới có thể kiếm được tiền"

Jesse Livemorre sinh năm 1877 tại Mỹ, ông xuất thân trong gia đình nghèo bố ông chỉ là người đàn ông nông dân ở vùng New England đầy thử thách. Cậu bé Jesse mong muốn có cuocj sống đầy đủ hơn và  vào năm 14 tuổi khi người cha bắt cậu bỏ học để đi làm thị Jesse quyết định bỏ nhà ra đi chỉ với vài đồng đôla mẹ cho trong túi cậu lên Boston. Tìm được việc làm tại công ty chứng khoán Payme Webber và kiếm được 6 đôla một tuần. Nhiệm vụ của cậu là ghi giá cổ phiếu trên một cái bảng đen to với chiều dài bằng chiều dài căn nhà của những người môi giới chứng khoán và quan sát giá cổ phiếu khi nhìn thấy giá lên hay giá xuống từ máy điện thông báo cho mọi người biết. Livermore bao giờ cũng xuất sắc trong môn toán ở trường học và ông thấy rằng được làm việc trong phố Wall là sự lựa chọn đúng đắn trong con đường nghề nghiệp của ông. Ông là người có năng khiếu những con số. Khi còn trẻ chỉ trong vòng 1 năm ông đã học kiến thức của 3 năm ông có khả năng kỳ diệu nhớ giá và những ký hiệu trong máy điện báo khá tốt khi làm ở Payne Webber ông là người thường quan sát giá cổ phiếu và khi quan sát ông tập trung chú ý cao độ ông bắt đầu ghi những con số vào một cuốn sổ ghi chép và sớm nhận thấy những con số này tuân theo một vài mô hình nhất định. Ông ghi sự thay đổi của hàng nghìn giá cổ phiếu vào nhật ký ghi chép và nghiên cứu xem xét một số mô hình . Khi 15 tuổi Livermore đã nghiêm túc học mô hình cổ phiếu và sự thay đổi về giá cổ phiếu. Chính quá trình học tập ngay tại nơi làm việc này đã giúp ông quan sát cách mọi người tham gia thị trường chứng khoán như thế nào, ông nhận thấy hầu hết mọi người thua lỗ ở thị trường chứng khoán vì họ đưa ra quyết định giao dịch không theo quy tắc đã đề ra, họ không nghiên cứu môn học về thị trường và những hoạt động diễn ra trong thị trường chứng khoán trong khi việc nghiên cứu này lại vô cùng cần thiết. Ông đã tiến hành buôn bán chứng khoán lần đầu tiên trong đời cùng một người bạn. Họ đầu tư toàn bộ số tiền 5 đôla để mua cổ phiếu của Burlington bởi vì bạn của Livermore cho rằng cổ phiếu này sẽ tăng. Họ  tiến hành giao dịch với một trong những công ty hoạt động chui ở Boston. Đối với những nhà đầu tư có ít tiền thì giao dịch với những công ty này rất hấp dẫn, đơn giản vì họ chỉ đánh cược về xu hướng của những phiên giao dịch ngắn hạn. Hơn thế nữa, bạn vẫn được phép đánh cược xu hướng tăng lên hay giảm đi của cổ phiếu mà không cần phải có giấy chứng nhận có cổ phiếu ở một công ty. Nếu bạn dự đoán chênh lệch 10% so với thực tế thì giao dịch của bạn sẽ không được công nhận. Quy định cho chênh lệch 10% so với thực tế có hiệu lực tại thời điểm đó và nhờ quy định này mà Livermore đã xây dựng cho mình quy tắc giảm thua lỗ triệt để mà sau này ông đã nghiêm túc thực hiện trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Trải qua thời gian và kinh nghiệm ông đã trau dồi được kiến thức và có thể giảm thua lỗ xuống dưới 10%. Nhắc lại vụ đầu tư mua cổ phiếu Burlington trước tiên Livermore đã kiểm tra cuốn sổ ghi chép của mình và ông càng tin tưởng rằng giá cổ phiếu tăng hay giảm dựa trên sơ đồ giao dịch cổ phiếu gần đây. Như vậy ông đã giao dịch cổ phiếu lần đầu tiên năm 15 tuổi và kết thúc phiên giao dịch này ông đã kiếm được số tiền lãi là 3,12 đôla. Ông tiếp tục công việc làm ăn với những công ty hoạt động chui. Khi 16 tuổi, từ việc giao dịch chứng khoán, ông có thể kiếm được số tiền nhiều hơn so với số tiền lương nhận được từ Payne Webber. Khi kiếm được 1000 đôla, ông bỏ hẳn công việc ở Payne Webber để chính thức chuyển sang giao dịch chứng khoán với những công ty chui. Khi 20 tuổi Livermore kiếm được nhiều tiền đến mức ông bị cấm  không được tham gia giao dịch cổ phiếu ở những công ty hoạt động chui ở Boston và New York bởi ông đã khiến những công ty này mất đi khoản lợi nhuận của mình. Với thành công này, người ta đã đặt cho ông biệt danh "Chú bé đầu cơ" Những ông chủ trong các công ty hoạt động chui không muốn làm việc với ông vì những phiên giao dịch chứng khoán thành công đã khiến họ mất đi nguồn lợi nhuận. Với lòng tin ông quyết tâm định đến New York để giao dịch cổ phiếu những cổ phiếu được niêm yết trên thị trường Chứng Khoán New York. Cuối cùng thời điểm của ông đã đến, đây là lúc ông có thể kiểm tra năng lực của mình trong một thị trường giao dịch lớn hơn. Thông qua công ty môi giới, ông mở tài khoản với số tiền 2.500 đôla số tiền này được trích từ số  tiền 10.000 đola của ông kiếm được khi giao dịch kinh doanh với những công ty hoạt động chui. Do thua lỗ nhiều, Livermore đã rút ra một bài học, đó là công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng đơn giản. Chính vì thế, ông đã bắt đầu nghiên cứu những sai lầm đã khiến cho ông thua lỗ. Bản phân tích chi tiết những lỗi đã mắc đã giúp ông thành công trên con đường sự nghiệp sau này. Bản phân tích này cũng là một trong những bài học quý bàu nhất mà ông đúc kết được. Quá trình phân tích những sai lầm lần đầu này đã giúp ông thấy được sai lầm của mình, đó là quá trình nóng vội và nghĩ rằng mình có khả năng giao dịch chứng khoán. Nóng vội thường dẫn đến bốc đồng, mà những ai có tính bốc đồng thường ít khi thành công trên thương trường. Ông đã phải trả giá đắt cho sai lầm này và rất nhiều người buôn bán chứng khoán ngày nay vẫn mắc phải.New York không phải nơi thành công của Livermore ông đã bị phá sản chỉ trong sáu tháng, phải vay 500 đôla từ công ty môi giới chứng khoán. Cầm số tiền này trong tay, ông quay lại giao dịch chứng khoán với những công ty hoạt động chui với hy vọng rằng mình có thể lấy lại được số tiền ban đầu. Ông nhận thấy những công ty hoạt động chui này niêm yết giá cổ phiếu ngay lập tức trong khi đố Thị Trường Chứng Khoán New York thường khá chậm trễ trong việc niêm yết giá. Tại thời điểm đó, ông thường quen với hệ thống niêm yết giá ngay lập tức và nhanh chóng giao dịch chứng khoán. Sau hai ngày, ông quay trở lại New York với số tiền 2.800 đôla và trả khoản tiền vay 500 đôla đã vay từ công ty môi giới chứng khoán. Nhưng khi trở lại New York ông thấy công việc khó  khăn hơn so với dự đoán và nhận thấy mình cùng lắm chỉ hòa vốn trên thị trường chứng khoán New York vì vậy ông quay trở lại hoạt động chui lần cuối cùng. Chỉ khi Livermore có tới 10.000 đôla trong tài khoản nhờ tài giao dịch chứng khoán mà không cần xuất hiện thì ông chủ của những công ty hoạt động chui này mới phát hiện ra ông và một lần nữa ông bị cấm không được giao dịch chứng khoán với những công ty này. Năm 1901, ông trở lại New York và đây cũng là thời điểm mà cổ phiếu giao dịch được niêm yết trên Thị Trường Chứng Khoán New York. Trong khi các hoạt động đầu cơ chờ giá lên diễn ra sôi nổi thì nhờ mua cổ phiếu của hãng Northern Pacific Livermore đã tăng số tiền 10.000 đola của mình lên thành 50.000 đola. Ít lâu sau, ông đầu tư số tiền này với hình thức vay cổ phiếu từ người môi giới với hy vọng mua lại với giá thấp hơn và kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch này, bởi ông cho rằng thị trường cổ phiếu có thể mất giá trong một thời gian ngắn. Mặc dù ông thua lỗ trong hai phiên giao dịch này nhưng những nhận định ban đầu của ông là đúng. Bởi do có quá nhiều người tham gia giao dịch cổ phiếu này nên việc ông chậm trễ khi đưa ra những quyết định  giao dịch đã khiến ông thua lỗ do giá cổ phiếu diễn ra ngược với những gì ông dự đoán. Từ kinh nghiệm này, ông đã thấy được khó khăn khi giao dịch ngắn hạn trên thị trường chứng khoán. Ông thấy mình phải học cách thích nghi với những giao dịch được thực hiện ngay lập tức ở những công ty hoạt động chui tới những phiên giao dịch có tổ chức, diễn ra phức tạp hơn nhiều. Mùa xuân năm 1901, Livermore lại bị phá sản một lần nữa, ông cho rằng có thể lấy lại được số vốn lúc đầu nếu ông giao dịch với những công ty mới như thế này. Trong vòng một năm ông đã thu hồi được số vốn của mình cho đến khi bị phát hiện và bị cấm hoạt động giao dịch chứng khoán ở đó. Trải qua nhiều lần thua lỗ, Livermore đã đúc kết được rằng con người phải trải qua những lần thua lỗ thực sự thì mới có thể tìm ra con đường làm ăn kinh doanh phù hợp với mình. Ông vẫn kiên định theo đuổi sự nghiệp và tiếp tục học hỏi rút ra bài học từ và những lần thất bại. Đây cũng là thời điểm ông khám phá ra yếu tố thời gian. Yếu tố thời gian trong giao dịch cổ phiếu nghĩa là cần phải kiên nhẫn và con đường dẫn tới thành công trong hoạt động kinh doanh cổ phiếu sẽ phải mất nhiều thời gian. Thời gian sẽ thử thách những ai theo đuổi mục đích kinh doanh của mình. Yếu tố thời gian cũng có nghĩa là bạn phải hiểu giao dịch cổ phiếu diễn ra như thế nào. Tại phiên giao dịch cổ phiếu của những công ty hoạt động chui, do tính chất mạo hiểm, dễ gặp rủi ro ngay từ khi thành lập và đi vào hoạt động nên thời giao dịch thường diễn ra rất nhanh. Ở New York, yếu tố thời gian có nghĩa là việc giao dịch cổ phiếu diễn ra chậm hơn so với những giao dịch ngay tức thì. Có một thực tế là khi bạn mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, việc giao dịch được coi như hoàn tất chỉ khi bạn đã cầm được tờ giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của công ty đó. Sự khác nhau của yếu tố thời gian giữa thị trường chứng khoán chính thức và những công ty chui chính là ở chỗ với công ty chui bạn phản ứng được nhanh hơn. Còn trên thị trường chứng khoán đòi hỏi tính kiên nhẫn và nhờ đức tính kiên nhẫn này, Livermore đã đạt được nhiều thành công rực rỡ. Yếu tố thời gian cũng giúp ông hiểu rằng con đường dẫn đến thành công trong lĩnh vực đầu cơ cổ phiếu sẽ đến sau khoảng thời gian nhất định. Thành công không thể một sớm một chiều có được.

Ông hiểu rất rõ tầm quan trọng của yếu tố thời gian bởi vì ông đã trải qua nhiều thăng trầm khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình. Ông đã kiếm được số tiền 1.000 đôla đầu tiên. Trước khi bước sang tuổi 21, ông đã kiếm được số tiền 10.000 đôla. Ông đã có tài khoản trị giá 50.000 đôla nhưng sau đó lại bị trắng tay chỉ sau hai ngày. Ông đã nhiều lần trải qua những biến động bất thường của thị trường nhưng vẫn giữ vững được lập trường kinh doanh của mình bởi vì ông hiểu rằng kinh doanh chính là sự lựa chọn đúng đắn trong con đường sự nghiệp của ông. Tại thời điểm này, Livermore cũng đã đưa ra một số định nghĩa, ông cho rằng tham gia thị trường chứng khoán là một quyết định có tính chất mạo hiểm và ông cũng nhìn thấy người ta đã gian lận như thế nào để lừa những nhà kinh doanh đơn lẻ. Ông định nghĩa người đầu cơ phải là người phải có tính kiên nhẫn và chỉ hành động khi thị trường đưa ra những tín hiệu cho phép đầu cơ. Khi còn trẻ tuổi ông không ngừng học tập những kỹ năng mới cần thiết để có thể đạt được những thành công vang dội khi hoạt động kinh doanh trên thị trường. Ông cũng hoàn thiện việc đề ra những quy tắc cho mình bởi vì ông là người kiên định tuân theo những quy tắc đã đề ra. Tại thời điểm này, Livermore không phải là một chuyên gia chứng khoán. ông luôn lắng nghe người khác và lắng nghe cái gọi là "Mẹo nhỏ" của họ. Ông vẫn tiếp tục giao dịch cổ phiếu rất nhiều. Ông đã mắc phải một sai lầm; đó là đã vội vàng bán cổ phiếu quá sớm để kiếm lợi khi thị trường đang có hiện tượng đầu cơ giá lên. Tại thời điểm này ông cũng phát hiện ra tầm quan trọng của thị trường chung và thấy được vai trò quan trọng phải học và hiển thị trường nói chung làm gì và thị trường đang diễn ra như thế nào và thị trường đang ở giai đoạn nào thay vì cố gắng đoán xem thị trường sẽ như thế nào trong thời gian tới. Livemore  không lúc nào ngừng học tập. Ông nhận thấy rằng sai lầm lớn nhất mà một người mắc phải trên thị trường chứng khoán là thiếu kiên nhẫn. Qua nhiều kinh nghiệm, ông đã học được cách tin tưởng vào khả năng phán đoán của mình. Việc quan sát không ngừng đã giúp ông có được sự tin tưởng vào những phán đoán của mình và không quên chú ý đến từng dao động nhỏ thường xuyên xảy ra trên thị trường. Nhờ đó ông đã từng bước có được những chiến thuật cho riêng mình và ở tuổi 30, ông đã trở nên thành công hơn trên con đường kinh doanh cổ phiếu. Tại thời điểm đó, ông phát triển chiến lược thăm dò ( Sẽ đề cập chi tiết hơn ở phần sau của Chương 1). Một chiến thuật quan trọng khác mà ông đã thực hiện đó là chiến lược mua với số lượng ngày càng nhiều hơn khi giá cổ phiếu này tăng. Chiến lược mua số lượng ngày càng nhiều hơn khi giá một cổ phiếu tăng là một chiến thuật vô cùng quan trọng mà những nhà kinh doanh cổ phiếu được nhắc đến trong cuốn sách nãy đã áp dụng. Chiến lược này có nghĩa là mua một cổ phiếu với số lượng ngày càng nhiều hơn khi giá cổ  phiếu tiếp tục tăng. Bạn hãy tưởng tượng chiến thuật này đã tạo ra sự khác biệt như thế nào trong những năm đó bởi vì hầu hết mọi người được học cách mua thứ gì đó với giá thấp hơn để được giá  hời chứ không phải trả giá cao cho món hàng đó. Livermore chỉ mua cổ phiếu khi ông đã quan sát sự biến động của gia cổ phiếu đó. Nếu giá cổ phiếu tiếp tục tăng thì việc quyết định mua cổ phiếu đó là hoàn toàn có căn cứ. Việc đưa ra những quyết định giao dịch hoàn toàn đúng này đã giúp ông vững tin vào chiến thuật mà mình đưa ra, mua cổ phiếu với số lượng nhiều hơn khi giá cổ phiếu này tiếp tục tăng. Nhờ đó mà lợi nhuận được gia tăng đáng kể khi ông mua một số loại cổ phiếu đặc biệt. Livermore đã sử dụng hai chiến lược trên khi giao dịch những cổ phiếu có kỳ hạn ngắn trên thị trường vào cuối năm 1906 do thị trường đã gặp khó khăn trong việc duy trì sự sôi động trong xu thế giá tăng cao. Ông tiếp tục giao dịch những cổ phiếu có kỳ hạn ngắn bởi vì giá những cổ phiếu yếu tiếp tục giảm. Ông đã giao dịch thành công với loại cổ phiếu này trong giai đoạn đầu khi thị trường có hiện tượng đầu cơ giá hạ vào năm 1907. Chính nhờ những phiên giao dịch thành công này mà năm 31 tuổi ông đã trở thành triệu phú. Năm 1907, trong khi thị trường tài chính bị khủng hoảng, chỉ trong ngày 24 tháng 10 Livermore kiếm được 3 triệu đôla bởi vì ông đã ngừng giao dịch những cổ phiếu kỳ hạn ngắn của mình. Tháng 10 năm 1907 J.P Morgan người sau này có ảnh hưởng nhất đến tình hình tài chính đã cứu nguy Phố Wall ra khỏi nguy cơ sụy đổ vì ông đã can thiệp vào thị trường chứng khoán với khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết, giúp thị trường này vẫn tiếp tục đứng vững. Morgan đã gửi tới một thông điệp cá nhân trực tiếp tới Livermore yêu cầu ông ngừng giao dịch cổ phiếu có kỳ hạn ngắn trên thị trường. Việc J.P Morgan vĩ đại biết được những hành động giao dịch cổ phiếu của Livermore là bằng chứng rõ ràng về danh tiếng và ảnh hưởng mà Livermore đã tạo dựng được trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu cơ giá hạ của Phố Wall, vào thời gian này, Livermore đã thực sự tạo được hình ảnh nhà kinh doanh xuất chúng trên Phố Wall, ông trở nên giàu có nhờ kinh doanh cổ phiếu giá hạ khi thị trường xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 1907 và mọi người gọi ông bằng cái tên " Nhà đầu cơ giá hạ của Phố Wall". Có được thành công trên thị trường chứng khoán khiến cho Livermore vững tin vào khả năng phân tích thị trường của mình và vào vai  trò cần thiết phải có khả năng này nếu ai đó muốn thành công.

Từ những thành công trên thị trường cổ phiếu ông bắt đầu cơ trên thị trường hàng hóa, ông hợp tác với Percy Thomas người được coi là " Vua vải bông" thời đó. Lúc này, Thomas đã mất hết cơ đồ vì số vụ kinh doanh bất thành. Tuy nhiên, Livermore vẫn lắng nghe Thomas vì biết được những thành công của ông trước đây và coi Thomas vẫn là huyền thoại về ngành vải bông. Thomas thuyết phục Livermore tham gia vào thị trường vải bông. Livermore đã sớm phát hiện ra rằng ông tham gia lâu dài vào thị trường vải bông đã làm tiêu tan gần hết tổng số của cải mình. Ông mất nhiều triệu đôla đã kiếm được mà nguyên nhân thất bại chủ yếu do ông đã phá vỡ quy tắc thị trường ông đã nghiên cứu, phát triển trong nhiều năm khi còn trẻ. Livemore đã phá vỡ những quy tắc của riêng mình là tự lực giao dịch kinh doanh trên thương trường và không lắng nghe ý kiến của người khác. Ông cũng đã phá vỡ quy tắc giảm thua lỗ vì ông liên tục thua lỗ. Những thất bại này khiến ông rất đau buồn. Trong nỗ lực kiếm lại được số tiền đã mất, ông đã quyết định giao dịch liều lĩnh và vì vậy ông ngày càng mất số tiền lớn hơn. Ông ngày  càng lún sâu vào cảnh nợ nần và càng thêm sầu não. Ông bắt đầu mất niềm tin vào chính mình và điều này cực kỳ nguy hiểm với một nhà kinh doanh cổ phiếu. Phải mất nhiều năm, Livermore mới trở về những ngày tháng đầu huy hoàng của mình. Thị trường hầu như ế ẩm từ năm 1910 đến năm 1914. Lúc này, Livermore đang bị phá sản buồn phiền và nợ hơn 1 triệu đôla. Hơn nữa thị trường cũng không đem lại cơ hội tốt nào cho ông. Để có thể tránh được khoản nợ phải trả và quay trở lại kinh doanh cổ phiếu, ông quyết định tuyên bố phá sản năm 1914. Đến năm 1915 khi thị trường sôi động trở lại thời gian chiến tranh, một trong những công ty môi giới chứng khoán ông giao dịch cùng đã đưa cho ông 500 cổ phiếu không định rõ giá trị. Trong vòng sáu tuần, ông không làm gì hết ngoại trừ việc nghiên cứu thị trường và quan sát giá cổ phiếu, ông nhận thấy mỗi cổ phiếu có thể tạo ra một mức giá danh nghĩa cho nó. Đây là nguyên tắc giao dịch cổ xưa mà ông đã từng sử dụng khi giao dịch với những công ty hoạt động chui. Mức giá danh nghĩa có nghĩa là khi cổ phiếu tăng tới một số tròn như 100 đôla hoặc 200 đôla trên mỗi cổ phiếu thì rất có khả năng cổ phiếu này tiếp tục tăng giá. Livermore mua cổ phiếu của Bethelehem với giá 98 đôla và ông quan sát thấy giá cổ phiếu này tăng lên 100 đôla và tiếp tục còn tăng nữa. Ông mua 500 cổ phiếu nữa khi giá mỗi cổ phiếu đạt mức 114 đôla một cổ phiếu. Ngày tiếp theo, giá cổ phiếu đạt tới mức 114 đôla mooth cổ phiếu. Ngày tiếp theo, giá cổ phiếu đạt mức 145 đôla ông bán 1000 cổ phiếu và kiếm được 50.000 đôla tiền lãi. Sự thành công trong phiên giao dịch này đã giúp ông lấy lại sự tự tin và tiếp tục tuân theo những quy tắc mình đề ra. Đã có lúc tài khoản của ông có tới 500.000 đôla và kết thúc năm 1915 ông đã có 150.000 đôla trong tài khoản. 

Cuối năm 1916, Livermore bắt đầu bán cổ phiếu trước thời hạn. Thị trường bắt đầu sụt giá. Rất nhiều cổ phiếu hàng đầu đã đạt được mức giá cao nhất và bắt đầu sụt giá khi có nguồn tin rò rit Tổng thống Wilson đang có kết hoạch thiết lập mối quan hệ hòa bình với nước Đức. Phố Wall coi sự kiện này theo chiều hướng tiêu cực bởi vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế cung cấp hàng hóa cho nước ngoài của Hoa Kỳ trong thời chiến. Bernard Baruch bạn của Livermore cũng bán cổ phiếu trước thời hạn tại thời điểm đó và người ta đồn rằng ông đã kiếm được 3 triệu đôla khi biết bí mật này. Một ủy ban của Quốc hội được thành lập nhằm điều tra tin đồn này. Baruch và Livemore phải giải trình trước Ủy ban. Baruch thừa nhận rằng ông kiếm được số tiền 470.000 đôla nhờ việc bán cổ phiếu trước thời hạn trong thời gian này nhưng ông cũng tuyên bố ông kiếm được số tiền này không phải do biết trước tin đồn. Tuy nhiên, thị hành một điều luật mới quy định này rất ít hiệu lực nhưng nó cũng cho thấy ảnh hưởng của Livemore và Baruch đối với thị trường tại thời điểm đó. Livermore đã tự mình kiếm được số tiền 3 triệu đôla vào năm 1916 nhờ việc giữ lại cổ phiếu trong thời kỳ giá cổ phiếu tiếp tục tăng và bán cổ phiếu trước thời hạn khi thị trường cổ phiếu sụt giá vào mấy tháng sau đó. Ngày 6 tháng 4 năm 1917, Hoa Kỳ bước vào cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 1. Lúc này sau khi giành được nhiều thành công trên thị trường chứng khoán, Livermore bắt đầu trả tất cả các khoản nợ trước kia mặc dù theo pháp luật quy định tuyên bố phá sản năm 1914 đồng nghĩa với việc ông không bị bắt buộc phải trả khoản nợ đó. Lấy lại được vị thế nhà kinh doanh xuất chúng. Năm 1917, Livermore đã lấy lại được danh tiếng trong làng kinh doanh chứng khoán mà ông đã từng tạo dựng được trên thị trường Tiền tệ Mỹ. Ngày 13 tháng 5 năm 1917 tờ báo New York giật một hàng tít lớn. Một nhà giao dịch chứng khoán khét tiếng trên Phố Wall, một tay đầu cơ một cậu học việc, một nhà kinh tế học hay một kẻ thao túng gây xáo động thị trường trong những năm gần đây. Tiêu đề bài báo đã mô tả cả Livermore và Bernard Baruch và hơn thế nữa còn coi  họ là những người giao dịch cổ phiếu quan trọng có thế lực và thành đạt trên phố Wall. 

Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Livemore quả quyết rằng kinh nghiệm là một trong những yếu tố then chốt dẫn đến sự thành công lâu dài trên thị trường. Ông ngày càng nổi danh là một trong những nhà kinh doanh cổ phiếu tài giỏi và thành công nhất. Nhờ tuân theo những quy tắc mà mình đề ra trong kinh doanh ông đã thực hiện giấc mơ của mình trở thành hiện thực. Trở thành người đàn ông giàu có. Tuy vậy, ông luôn coi mình chỉ là  người học việc trên thương trường và luôn coi học tập là quá trình không ngừng nghỉ. Livermore tin tưởng rằng không ai có thể kiểm soát được thị trường. Vào khoảng thời gian này, ông bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của việc tìm hiểu cổ phiếu nào thực sự dẫn đầu khi thị trường đang có xu hướng tăng giá. Ông cũng không ngừng học hỏi cách mà những nhà lãnh đạo có thể nổi bật trước đám đông và cách mà họ đã trở thành những người thực sự thắng cuộc. Ông cũng nghiên cứu những cuộn băng về cổ phiếu và tìm hiểu phương thức hoạt động của thị trường để từ đó có thể trở thành người đứng đầu trong lĩnh vực cổ phiếu. Ông khám phá ra rằng khi thị trường có xu hướng tăng giá thì sẽ xác định được những cổ phiếu ăn khách nhất trong những ngành hàng đầu. Việc xác định này một lần nữa giúp ông thấy được tầm quan trọng của việc hiểu biết những nguyên tắc cơ bản trên thị trường cũng như giá cổ phiếu. Việc ông khám phá một số cổ phiếu nhất định thuộc cùng một ngành nghề hoạt động giống nhau như thế nào và những nhóm cổ phiếu hàng đầu vận động theo chiều hướng nào để phù hợp với xu hướng chung của thị trường chính là chìa khóa dẫn tới những thành công ngày càng lớn hơn của ông mà đỉnh điểm là khi thị trường sụp đổ năm 1929. Từ mùa đông năm 1928 đến mùa xuân năm 1929, hiện tượng đầu cơ chờ giá lên ở thị trường chứng khoán diễn ra mạnh mẽ. Livermore nóng lòng chờ giá cổ phiếu lên để có thể kiếm lời lớn và ông mong giá cổ phiếu sau đó sẽ lên đến mức đỉnh điểm trên thị trường. Vào đầu mùa hè năm 1929, ông bán tất cả những cổ phiếu có kỳ hạn dài, ông muốn bán cổ phiếu khi gia của chúng đang tiếp tục lên. ông cũng cho rằng thị trường đã mở rộng quá mức. Ông đã từng chứng kiến việc thị trường tăng giá mạnh và nhận thấy thị trường bắt đầu có xu hướng giảm giá chứ không phải là xu hướng tăng giá mạnh như đã từng xảy ra. Ông bắt đầu tìm hiểu kỹ lưỡng những cổ phiếu có kỳ hạn ngắn. Chiến thuật tìm hiểu kỹ thị trường của Livermore là mua cổ phiếu với số lượng ít khi bắt đầu giao dịch. Nếu việc giao dịch này diễn ra suôn sẻ thì ông sẽ mua thêm nhiều cổ phiếu và tiếp tục mua ( Hoặc bán cổ phiếu trước thời hạn) nếu thị trường diễn ra theo đúng như những gì ông suy luận, đây chính cũng chính là chiến lược thứ hai của ông ( Chiến lược mua cổ phiếu với số lượng ngày càng nhiều hơn khi giá cổ phiếu này tiếp tục tăng). Ông thường tính toán mức giá trung bình cao lên thay vì tính mức trung bình thấp đi, cách tính này cũng được nhiều người trong thời đại ông và trong cả thời đại ngày nay áp dụng. Nhưng cách tính này không phải là cách tính có lợi nhất. Bình thường người ta hay sử dụng chiến thuật mua nhiều khi giá thấp và mua ít dần đi khi giá tăng cao đối với một loại cổ phiếu. Như vậy, mức gia trung bình của cổ phiếu đó sẽ thấp hơn và dễ thu được lợi nhuận cao hơn khi giá tăng cũng như sẽ bị lỗ hơn khi giá hạ. Ông cũng tận dụng mối quan hệ với nhiều người môi giới chứng khoán để giao dịch cổ phiếu thông qua họ, bởi danh tiếng và quyền lực trong việc giao dịch cổ phiếu đã khiến nhiều người quan tâm để ý đến ông. Khi bắt đầu chiến lược thăm dò thị trường, Livemore biết chắc rằng thị trường có thể sẽ bắt đầu sụp đổ do giá cổ phiếu liên tục tăng với tốc độ đáng kinh ngạc trong một khoảng thời gian dài. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà tất cả những nhà kinh doanh cổ phiếu vĩ đại đề cập trong cuốn sách này tiếp thu được. Khi mọi thứ trở nên tuyệt vời và kỳ diệu thì người kinh doanh cổ phiếu phải luôn phát hiện thấy những dấu hiệu cho thấy thị trường sắp thay đổi. Năm 1929 có rất nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường sẽ sụp đổ. Những cổ phiếu hàng đầu ngừng tăng giá. Giá cổ phiếu đã lên tới đỉnh điểm. Mọi người đều đã lên tới đỉnh điểm. Mọi người đều đã kiếm được 10% lợi nhuận, đều đưa ra những lời khuyên về đầu tư cổ phiếu và cho rằng mình là chuyên gia về thị trường chứng khoán. Ta có thể thấy rõ một điều là khi mọi người đều đã đầu tư vào thị trường cổ phiếu thì sức mua thêm sẽ không còn nữa và do đó không thể tiếp tục đẩy giá của thị trường lên cao hơn. Cuối cùng vào tháng 10 năm 1929, thị trường sụp đổ. Livemore đang nắm giữ rất nhiều cổ phiếu với kỳ hạn ngắn mà ông đã mua mấy tháng trước đó. Nhờ đó ông đã thu được nhiều triệu đôla lãi trong vụ thị trường sụp đổ. Khi mà mọi người mất hết số tiền lãi đã có và có tin đồn rằng nhiều người nhảy lầu tự tử thì Livemore lại có một trong những ngày nhận nhiều tiền lãi nhất. Nổi tiếng với biệt danh " Người đầu cơ chờ giá hạ của Phố Wall", ông đã bị nhiều ngừi chỉ trích là đã gây ra vụ khủng hoảng này, ông còn nhận được rất nhiều lời đe dọa ám sát từ những người đã mất tất cả mọi thứ mà họ từng sở hữu. Ngay sau khi vụ thị trường phá sản diễn ra, tờ Thời Báo New York đã đưa ra một nhan đề " Livemore  bị tố giác là người cầm đầu nhóm những người ngăn chứng khoán có giá đang tăng mạnh...Sau sự kiện, Quốc hội đã thông qua Điều luật về Chứng Khoán và Trao Đổi chứng khoán và thành lập Hội đồng Trao đổi Chứng khoán với hy vọng rằng sẽ bình ổn thị trường bằng cách tạo ra những thay đổi có tính sâu rộng đối với việc kinh doanh giao dịch cổ phiếu. Livemore kết luận rằng ông không phải thay đổi những quy tắc  của chính mình bời vì bản chất loài người không đổi và rốt cục chính con người sẽ điều khiển hoạt động trên thị trường chứng khoán.

Đọc tiếp theo " Xưởng may túi tote tại tphcm "

 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

XƯỞNG MAY TÚI CANVAS TẠI TPHCM

 

Sản phẩm khác

IN LOGO TÚI VẢI

Giá: Liên hệ

Túi vải canvas

Giá: Liên hệ

Vải bố canvas

Giá: Liên hệ

Đăng ký đặt hàng