• Hướng dẫn cắt may áo cổ trụ

  • Mã sản phẩm: 17
  • Giá : Liên Hệ
  • Bài viết này Minh Gia Huy hướng dẫn cho các bạn cắt may áo thun cổ trụ
Thông tin sản phẩm

 HƯỚNG DẪN CẮT MAY ÁO THUN CỔ TRỤ

Việc hoàn thành một chiếc áo thun cổ trụ thường có 2 phần chính trong công việc của ngành may là cắt và may

PHẦN 1: CẮT

Thông thường một chiếc áo thun cổ trụ có 6 Size chính là : S, M, L, XL, XXL, XXXL

Đối với những rập khác nhau thường phần tay, vai và eo và size cũng khác nhau. Size ở Việt Nam và thị trường tphcm thường áp dụng cho Size Châu Á.

Cắt vải là thành phần bán thành phẩm. Trước khi cắt các thành phần của áo thì các bạn cần kiểm tra Size trước khi cắt áo. 

Cắt phần thân: Thân áo bao gồm thân trước và thân sau, trên mỗi thân có những chi tiết và các bộ phận được đánh dấu để ráp vào thân áo.

Đối với thân trước phần trụ là quan trọng trước khi cắt trụ bạn cần xẻ trụ cách 2.5 cm xo với trụ trên rập để chừa sau khi mổ trụ.

Những dụng cụ và máy móc chuẩn bị để triển khai may thành phẩm một chiếc áo thun polo ( Áo thun có cổ hoặc thường có tên gọi áo thun cổ trụ ) bao gồm:

a. Khâu bán thành phẩm: Cần có máy cắt dạng đứng ( Máy cắt vải đứng) , phấn vẽ, rập để vẽ áo. Nếu có in sơ đồ rập thì sau khi trải vải xong bạn tiến hành trải sơ đồ rập lên và cắt theo sơ đồ này. Giá đỡ, kim ghim, và đe để chần vải.

Trong khi cắt vải và đi sơ đồ bạn cần tối ưu hóa tất cả hết tất cả các đường vải và khổ vải để tránh tình trạng vải bị dư quá nhiều gây ra loãng phí vải.

b. Các thiết bị máy móc cần sử dụng: Máy vắt sổ, máy may một kim, và máy kansai

Những bán thành phẩm sau khi được cắt xong bạn cần đóng dấu thẻ bào cẩn thận để không bị lộn size với nhau. Trong việc may áo thun cổ trụ, hay áo thun polo cổ và trụ là hai yếu tố quan trọng nhất trong quá trình may. Chiếc áo đẹp hay xấu đều phụ thuộc vào hai yếu tố này.

Việc xẻ trụ và bổ trụ trên máy một kim bạn cần sử dụng cử  cải tiến để việc xẻ trụ được nhanh và đẹp hơn. Áo thun loại này bạn cần xẻ trụ kín cổ là đẹp nhất để tối ưu được chiếc áo làm ra. về cổ bạn cần sử dụng chân vịt chạy dây để cổ trụ được đều hơn và dễ dàng trong việc thao tác hơn.

Trình tự may bạn cần thực hiện những công đoạn như sau: Mổ trụ áo trước, sau đó vào cổ áo, về phần thân và tay có thể dùng máy vắt sổ để vào trước. Chú ý phần dưới nách áo thường xảy ra tình trạng bị lệch nên bạn cần vào tay áo tròn và vắt sổ vào vào vai thì sẽ tránh được tình trạng bị lệch như trên. Dưới tà áo polo thường có hai loại phổ biến là loại có tà và loại không xẻ tà. Xẻ tà thường được gắn phần xương cá dưới lai áo để chiếc áo sẽ đẹp hơn.

Phần cuối cùng để may chiếc áo là phần chạy lai. Việc chạy lai cần được sử  dụng bằng việc sử dụng máy kansai để chạy lai. Cần canh lai để lúc chạy không bị

Những từ khóa bạn có thể tìm hiểu thêm

+ Áo thun đồng phục có cổ

+ Máy cắt vải dạng đứng

+ May minh gia huy

Bạn có thể tham khảo một số video trên Youtube để tìm hiểu thêm về phần cắt và may áo thun cổ trụ cũng như áo thun polo. Đối với áo thun cổ tròn thì quy cách thực hiện dễ dàng hơn và ít tốn kém về thời gian hơn so với áo thun có cổ. Việc thực hiện may áo thun t-shirt chỉ yêu cầu về máy may một kim tốt và máy vắt sổ và kansai. Không yêu cầu kỹ thuật cao như áo thun có cổ.

Sản phẩm khác

Cách khâu vắt

Giá: Liên hệ

Đăng ký đặt hàng