May áo thun cổ trụ theo yêu cầu
- Mã sản phẩm: 7
- Giá : Liên Hệ
- Áo thun cổ trụ Minh Gia Huy có những đường may đẹp, kansai kỹ. Bo cổ và bo tay có thể chọn những màu sắc khác nhau để nổi bật
Hướng dẫn cách may áo thun cổ trụ.
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần may bao gồm: Thân trước áo thun, thân sau của áo thun, 2 tay, bo cổ, trụ áo, daay xương cá để chạy viền cổ, keo
Bước 1: Đầu tiên dùng keo ( Keo dựng) để ủi vào 2 miếng trụ áo, có thể để chồng 5 lớp keo và trụ áo sử dụng ủi hơi nước để ủi 1 lần cho nhanh, nhưng đảm bảo là keo phải được dình hết vào lớp trụ áo.
Sử dụng máy vắt sổ vắt 1 đường dọc theo trụ để đảm bảo là không bị rơi ra ngoài.
Bước 2: Mổ trụ
Để mặt phải của thân trước áo và mặt phải của trụ vào với nhau, may một đường cách đường giữa của thân là 1cm. Tương tự trụ bên kia cũng một đường may là 1 cm. Chú ý: Không may hết trụ áo, cách trụ áo từ dưới lên khoảng 2,5 cm để chừa lại mổ lưỡi gà. Sử dụng kéo, hoặc bấm chỉ để cắt xéo 2 đường chéo xuống hết trụ, đừng cắt phạm đường chỉ may nhé.
Bước 3: Gấp trụ áo
Trụ áo được phân biệt như sau: Đối với áo thun cổ trụ nam thì trụ bên trái đè lên trụ bên phải. Đối với áo thun cổ trụ nữ thì ngược lại, trụ bên phải đè lên trụ bên trái. Giữ chặt trụ áo không cho chạy qua chạy lại, dùng máy may 1 kim dằn một đường ngang qua trụ áo cách mí trụ áo khoảng 3mm. Sau đó, dùng máy vắt sổ vắt lại trụ áo ở bên trong. Dùng bấm chỉ đánh dấu đường giữa của trụ áo để may cổ cho đúng vị trí.
Bước 4: May vai
Hai mặt phải của áo bao gồm thân trước và thân sau úp vào nhau, dùng máy vắt sổ vắt đường vai hai bên. Lật ngược áo trở lại, chạy mí một đường trên vai với mí là 3mm. Bao gồm 2 bên vai cho đẹp.
Bước 5: Vắt cổ áo
Lật trụ ra và gấp đôi trụ lại, đưa cổ áo vào đường giữa trụ áo và vắt sổ dọc theo cổ áo bao gồm thân trước áo và thân sau áo. Chạy vòng hết cổ áo. Cũng tại vị trí điểm trụ đó dùng dây xương cá chạy vòng hết cổ áo để nẹp cổ áo lại cho không bị vướng ra ngoài.
Nếu bạn dùng máy may 1 kim thì dây xương cá thường là dây 2,5cm có thể dùng cử để chạy dây này.
Bạn lật ngược lại dây xương cá của cổ áo vào bên trong, dùng máy may 1 kim chạy lại một đường phía dưới để giữ đường dây xương cá lại và che được đường vắt sổ cổ áo. Trong bước này nếu bạn gắn size cho áo thì bạn gắn luôn nhé.
Bước 6: Ráp tay áo
Trong sản xuất và may áo thun cổ trụ tay áo thường có 2 loại: Nếu là loại có dùng bo tay thì khi cắt áo cắt ngắn áo lại khoảng 2,5 cm. Nếu không dùng bo tay khi cắt áo không cắt thiếu rập nhé !!! Cắt hết rập. Sau này dùng máy may kansai để kansai lai.
Sau khi bạn chuẩn bị xong tay áo rồi. Bạn gấp đôi tay áo lại và bấm dấu giữa của tay áo của hai bên tay áo.
Dùng máy vắt sổ chạy đường mặt trái bên trong và vắt hết tay áo theo đường cong của bo tay áo
Đối với tay áo bên kia bạn cũng làm tương tự như vậy. Điểm giữa của bo tay áo để bạn biết chính xác là đã vắt sổ đúng bo tay mà không bị lệch.
Bước 7: Ráp sườn ( Hông áo)
Dùng vắt sổ từ đỉnh bo tay xuống hết dưới lai áo. Chú ý mặt của áo thun nhé !!! Ở bước này bạn vắt sổ ở mặt trái của áo. Tương tự, sườn và hông bên kia của áo cũng làm tương tự như vậy.
Bước 8: Kansai lai áo thun cổ trụ, và tay áo thun cổ trụ
Nếu tay của áo thun không dùng bo tay thì ở bước này bạn phải dùng máy kansai để chạy. Nếu bạn đã vắt sổ bo tay rồi thì bước này bạn không cần kansai
Cuối cùng bạn kansai lai áo theo một đường vòng tròn quanh áo.
Để kansai áo không bị hư và đều bạn nên canh theo lai áo cho chính xác. Có thể dùng nam châm hoặc băng keo dính để làm dấu vị trí chính xác và may theo đường đã làm dấu.
Lựa chọn người bán hàng tin cập và hợp tác trong hệ thống các thành viên trong hệ thống.
Hầu hết các hệ thống just in time đều là hướng đến người tiêu dùng và khách hàng, người bán có trách nhiệm giao hàng hóa có chất lượng. Các lô hàng tương đối nhỏ và thời gian giao hàng tương đối chính xác. Theo truyền thống người mua hàng đóng vai trò kiểm tra hàng hóa và chất lượng sản phẩm, khi hàng hóa kém chất lượng được phát hiện người mua sẽ trả lại cho người bán để sản xuất lại. Trong hệ thống sản xuất thì những sản phẩm chất lượng sẽ cản trở quá trình trong dây chuyền sản xuất. Việc kiểm tra hàng hóa được đem đến là tính không hiệu quả của công việc vì những hàng hóa được tính trong giá trị hàng hóa sản phẩm. Người mua sẽ làm việc với người bán để giúp họ hướng đến chất lượng của sản phẩm hàng hóa mong muốn. Mục tiêu của người mua là xem người bán với chất lượng hàng hóa giá trị cao do vậy không cần sự kiểm tra đối với người mua.
Hệ thống này đòi hỏi tinh thần hợp tác giữa công nhân, quản lí và người cung cấp. Nếu không có sự liên kết chặt chẽ này thì hệ thống just in time khó có thể thành công và hiệu quả. Hệ thống " Kéo " và " Đẩy " để dịch chuyển lẫn nhau trong quá trình sản xuất. Đối với hệ thống lực đẩy khi khâu nào sản xuất xong thì đẩy đến khâu tiếp theo, mà không cần xem xét khâu tiếp theo đã chuẩn bị và làm hay chưa. Nên vậy khi xảy ra hệ thống sản xuất bị hỏng hóc thì số lượng công việc và sản phẩm sẽ chất đống nếu có trục trặc xảy ra hoặc có những hỏng hóc về chất lượng sản phẩm. Nên để tránh được sự dồn ứ và không hợp và nhịp nhàng giữa các khâu thì hệ thống kéo sẽ là giải pháp cho những sự này, đây là hệ thống có sự thông tin giữa các khâu với nhau, công việc sẽ chuyển tiếp từ các khâu tiếp theo nên hàng tích lũy sẽ được tránh khỏi.
Giải quyết vấn đề trong quá trình sản xuất
Giải quyết vấn đề trong có trình sản xuất là một trong những nội dung của hệ thống này để giải quyết vấn đề trong quá trình sản xuất thì phải gia tăng số lượng hàng tồn kho, nhưng hàng tồn kho là yếu tố mà hệ thống just in time được loại bỏ hoàn toàn. Để xử lý sự cố trong quá trình sản xuất thì người ta thường gắn hệ thống đèn để báo hiệu các vấn đề xảy ra. Tùy theo cấp độ mà sẽ gắn hệ thống đèn như thế nào đèn xanh, đèn vàng, đèn đỏ. Từ đó có thể cho công nhân. Trong hệ thống sản xuất cũ hàng chất lượng thường được kiểm khi hoàn tất và sản phẩm được kiểm tra bởi khách hàng. Khi có sản phẩm bị lỗi hoặc sản phẩm bị hư sẽ được trả lại cho nhà cung cấp hoặc sản xuất. Với yêu cầu như thế này thường không đúng với hệ thống just in time đối với hệ thống JIT thì các khâu và chất lượng sản phẩm được đảm bảo tại mỗi khâu sau đó mới bắt đầu đi đến khâu tiếp theo. Trong quá trình này khách hàng và người mua được xem như là một bộ phận trong quá trình sản xuất, người mua và khách hàng giúp đỡ người sản xuất để đạt được những yêu cầu được đưa ra với chất lượng sản phẩm cao nhất và hàng hóa được đảm bảo không cần kiểm tra lại. Đối với quy trình như thế này thì đòi hỏi tất cả các khâu sản xuất được đi theo quy trình giống nhau, mỗi quy trình là một mắc xích gắn kết với nhau. Mỗi khi bộ phận sản xuất bị hư hỏng máy móc thì số lượng hàng hóa được dồn về rất nhiều làm ảnh hưởng đến những công đoạn tiếp theo. Để tránh tình trạng như thế này thì người ta thường áp dụng quy trình đẩy và kéo. Đối với quy trình đẩy thì tại mỗi khâu công nhân được kiểm tra sản phẩm chất lượng nếu có sự cố hư hỏng móc máy thì nhanh chóng sửa chữa để giải quyết vấn đề sản xuất. Và có hệ thống kéo, hệ thống kéo này được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề dồn hàng trong quá trình sản xuất bằng cách thông tin liên lạc và cung cấp thông tin những bộ phận sản xuất với nhau nhằm giải quyết vấn đề.
Ngành dệt may ở Việt Nam
Việt Nam ngành dệt may chiếm vai trò quan trọng trong đóng góp của ngành với kim ngạch xuất khẩu mỗi năm không ngừng tăng lên. Chủ yếu thị trường may mặc ở Việt Nam là nguồn nhân công giá rẻ đây là yếu tố duy nhất về lợi thế, đa số các ngành may mặc tập trung chủ yếu các nhà máy sản xuất và may mặc của nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển còn rất hạn chế do các cơ chế của ngành chưa được thông thoáng và có nhiều ưu đãi. Nguồn vốn yếu cũng là một vấn đề cần được quan tâm trong ngành may mặc, nguồn vốn và công nghệ kỹ thuật vẫn còn khá lạc hậu so với các nước trên thế giới. Vì vẫn còn là nước nghèo nên nguồn cơ sở vật chất, máy móc thiết bị còn cũng rất hạn chế. Yếu tố con người và nhân công rẻ chỉ là lợi thế duy nhất của ngành. Nhưng thật ra nguồn nhân công giá rẻ nhưng chất lượng không cao, không nhiều những nhà thiết kế sản phẩm hay yếu tố sáng tạo để tạo nên giá trị sản phẩm sản xuất ra. Nhân công còn phải đào tạo nhiều để có tay nghề và phù hợp với yêu cầu ngày càng cao so với thế giới.
Ngoài ra, chủ yếu nước ta là nước gia công sản phẩm yếu tố đầu vào là nguyên phụ liệu dường như không có và không đáp ứng được so với các đối tác trên thế giới giá thành nguyên vật liệu đã chiếm 70 - 80% sản phẩm, nguồn thu nhập chủ yếu của ngành là gia công. Đây chỉ là nguồn thu nhập phần nhỏ của quá trình và chuỗi cung ứng sản phẩm trên toàn cầu. Về thương hiệu và số lượng, chất lượng sản phẩm trong nước cũng thua đối thủ gần kề là Trung Quốc. Với giá thành cực kì rẻ, các mặt hàng của Trung Quốc đã đánh bại nhiều nhà kinh doanh, buôn bán và sản xuất trong nước. Chưa nói nguyên phụ liệu sản xuất trong nước chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài là Trung Quốc. Nên chúng ta mất đi lợi thế cạnh tranh trong nguồn sản phẩm và giá trị đầu ra của chuỗi cung ứng. Để đáp ứng được nhu cầu và phát triển ngành cần có cơ chế dễ và thông thoáng để nhà nước có thể hộ trợ ngành. về nguồn lao động cần tăng cường sự học hỏi và đồng thời nâng cao kỹ thuật và thiết kế để thu hút thêm ngoài ngoại tệ về nước. Nghành thiết kế và tạo thương hiệu của các ngành thời trang và dệt may. Thiết kế và tạo thương hiệu đến với người tiêu dùng là khâu quan trọng nhất trong chuỗi cuối cùng của sản phẩm, đây là sản phẩm có giá trị cao trong chuỗi sản xuất. Giá trị mang lại cho họ là rất lớn, là yếu tố để cạnh tranh trong tất cả các quy trình. Đều này để làm được cần tạo ra nhiều nhà sáng chế và thương hiệu bên cạnh cải tổ nguồn nguyên liệu đầu vào để nâng cao giá trị cao Việt Nam. Để thoát khỏi nhãn mác gia công, cần nhiều việc phải làm từ trên xuống dưới với nhiều đều kiện. Có đủ nguồn lực đêr cạnh tranh trên thế giới cần đội ngũ đầu ra hùng mạnh, dựa vào quá trình đào tạo thế hệ và cơ chế cho lớp trẻ có thể nâng cao trình độ. Ngoài ra, ngày càng nhiều tạo nguồn nguyên liệu để đáp ứng đủ cho nhâu cầu trong nước. May mặc là không giới hạn sản phẩm để sản xuất. Luôn tạo ra mối quan hệ. Ngành dệt may của Việt Nam chưa thật sự coi trọng thị trường trong nước, một số thị trường và mặt hàng trong nước đã bị các nhà sản xuất Trung Quốc chiếm lấy thị phần. Đa số các mặt hàng may mặc là những sản phẩm gia công như quần áo, chăn mùng, đầm váy...thiết kế trong ngành còn yếu chưa đáp ứng được nhu cầu cao cấp, nguồn thu nhập chủ yếu là gia công lại nguyên vật liệu lại không tự sản xuất được nên độ cạnh tranh không có. Nguồn nguyên vật liệu chiếm đến 70-80% giá trị sản phẩm, sự đầu tư máy móc thiết bị chỉ là tăng năng suất lao động chứ giá trị cốt lõi của ngành vẫn không hề chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm. Nhiều khách hàng nước ngoài đã chỉ định luôn nhà cung cấp nên giá trị mang lại những sản phẩm này không có giá trị cao tạo nên độ cạnh tranh trong ngành yếu kém.
Trong ngành hàng may mặc hàng tồn kho thường xuyên là nổi thường trực và nổi lo đối với các doanh nghiệp. Vì đặc điểm của ngành là khách hàng thường xuyên thay đổi thói quen tiêu dùng theo mùa, theo năm, và tùy theo môi trường kinh doanh và đặc điểm xã hội của từng quốc gia. Những lượng hàng tồn kho thường không được các doanh nghiệp thông báo cho các hiệp hội ngành biết đây. Vì đặc thù ngành nên vậy
Hàng tồn kho thường là nổi lo nhiều nhất đối với các doanh nghiệp hoành nghiệp dệt may càng lớn thì số lượng hàng tồn kho càng cao. Lượng hàng tồn kho cao, mà không bán được trong khi lãi vay ngân hàng cũng phải trả. Các nợ đi vay của ngành dệt may chủ yếu là nợ ngắn thời gian xử lý nhanh chiếm từ 6 tháng trở xuống. Nhưng lượng hàng tồn kho nhiều dẫn đến không có khả năng chi trả những khoản nợ vay ngắn hạn, khi đó nợ thành dài hạn và tình trạng lấy ngắn nuôi dài luôn diễn ra, nhưng nghịch lý ở chỗ những nhà doanh nghiệp may mặc hàng tồn kho càng nhiều nhưng vẫn sản xuất liên tục và diễn ra đều đặn sau đó đem vào kho và cất tiếp. Theo giải thích của họ là sản xuất cần diễn ra để công nhân có công việc làm và máy móc thiết bị chạy liên tục để không bị hư, và giữ được uy tín của doanh nghiệp. Những hoạt động này của doanh nghiệp được làm theo kiểu bản năng, sản xuất mà không theo dự báo của thị trường và không có hệ thống quản lý chặt chẽ, quản lý hàng tồn kho thì còn yếu kém. Vậy đâu là giải pháp tối ưu cho vấn đề này, khi giải quyết được đầu ra của sản phẩm, giảm hàng tồn kho và định hướng đúng theo thị trường.
Trên thời kỳ khủng hoảng kinh tế diễn ra thì hàng tồn kho thường xuyên xuất hiện và có số lượng ngày càng tăng lên đối với các doanh nghiệp. Nhưng các nguyên nhân chủ yếu của mặt hàng tồn kho là chủ quan và khách quan. Ngành may mặc là ngành đi theo dây chuyền sản xuất từ khâu vào, cắt, may, ủi, đóng goi. Mỗi khâu sẽ có năng suất khác nhau nếu không đều phối được các khâu này với nhau sẽ dẫn đến tình trạng dồn hàng tại một khâu nào đó. Ngoài ra, để sản xuất cần có khâu dự báo thị trường và nhu cầu thị trường đang có nhu cầu mặt hàng nào. Nhưng đa số các doanh nghiệp không chú trọng đến vấn đề này nên khi sản xuất ra không có nhu cầu tiêu thụ dẫn đến hàng tồn kho diễn ra.
Thời gian gần đây thương hiệu thời trang nổi tiếng HM của Hàn Quốc đang ngày càng có hàng tồn kho tăng lên mà không có giải pháp cho vấn đề này. Những vấn đề tồn kho thường liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau trong danh nghiệp như: Bộ phận CFO, bộ phận Thiết Kế, nghiên cứu thị trường.
Bài học QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP
Việc sản xuất hàng may mặc công nghiệp có thể chia thành những công đoạn sau:
+ Chuẩn bị sản xuất: Bao gồm tất cả các công việc chuẩn bị về nguyên phụ liệu tiêu chuẩn kỹ thuật, về mẫu, về công nghệ, trước khi đưa vào sản xuất mã hàng cũng đưa vào kiểm tra và đo đếm nguyên phụ liệu.
+ Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu
+ Chuẩn bị sản xuất về mặt thiết kế
+ Chuẩn bị sản xuất về mặt công nghệ
Công đoạn chia cắt: Bao gồm trải và cắt nguyên phụ liệu, phụ liệu và một số công đoạn trước khi bắt đầu vào may.
Công đoạn ráp nối: Bao gồm may các chi tiết, định hình các chi tiết, đóng bao và đóng kiện.
Công đoạn tạo dáng sản phẩm sau khi may: Bao gồm giữ nhiệt ẩm định hình và tạo dáng sản phẩm. Công đoạn đóng gói và hoàn thành kiện bao gồm: Tẩy vết bẩn, đóng gói kiện hàng. Quá trình hoàn thiện sản phẩm không những phụ thuộc vào quá trình kỹ thuật, nguyên phụ liệu đầu vào mà còn những yếu tố quy trình kỹ thuật từng công đoạn. Được sắp xếp sao cho phù hợp và nhanh nhất. Trong quá trình may mặc việc đảm bảo phù hợp và sự nhịp nhàng giữa các khâu là điều khó thực hiện. Đòi hỏi nhà quản lý có kỹ năng chuẩn bị công việc và được dựa trên quy trình khép kín từ đầu ra sản phẩm được khách hàng lựa chọn và đúng tâm lý, đúng mùa của người tiêu dùng. Giữa các công đoạn sản xuất có trường hợp chồng chất công việc lên nhau. Có khâu có quá nhiều công việc có khâu không có công việc, việc bổ sung các thợ công nhân với nhau lại không phù hợp giữa các khâu đã được tuyển chọn. Những vấn đề trên tạo nên số lượng hàng tồn kho không được quản lý chặt chẽ và dư thừa hàng hóa không cần thiết, nên tạo ra áp lực đồng vốn tăng lên.
Việc hàng sản xuất số lượng bao nhiêu? và sản xuất mã hàng nào ? Được định hướng theo thiết kế như thế nào được nghiên cứu ở từng bộ phận trong quá trình hình thành sản phẩm ở những công ty có vốn lớn và những công ty đa quốc gia. Hàng may mặc có đặc điểm theo mùa và theo mùa vụ, việc sản xuất cần định nguyên cứu thị trường sau đó được thiết kế mẫu. Trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt thì vấn đề xoay nguồn vốn đối ứng với lô hàng là đều quan trọng, nguồn vốn xoay có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và áp lực lên quá trình bán hàng cũng như quá trình sản xuất. Việc sản xuất hàng hóa thường được ứng với nguồn vốn ngắn hạn, ở Việt Nam theo chuẩn mực kế toán nguồn vốn ngắn hạn được hình thành là 6 tháng và lãi suất ngắn hạn thường rơi vào khoảng 8% -10% và hoàn vốn trong vòng 6 tháng. Việc vay vốn ngắn hạn thường dùng để sản xuất áo thun theo yêu cầu hoặc dự trữ sản phẩm, sản phẩm của ngành khác với yêu cầu và dự báo doanh thu thu về đúng mục tiêu đặt ra để có thể thu hồi vốn nhanh và trả lãi suất cũng như nợ gốc vay ngân hàng. Việc tính toán đúng theo kế hoạch đề ra là điều kiện thành công của việc vay vốn nó là đòn bẩy tài chính cho doanh nghiệp và tăng cường thêm vốn. Nếu việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm không diễn ra theo đúng kế hoạch thì nó sẽ thâm hụt vốn của doanh nghiệp rất nhiều và có thể dẫn đến nguy cơ bị đưa vào dạng xếp hạng nợ xấu của doanh nghiệp trong CIC của ngân hàng. Việc tính toán kỹ lĩnh và kế hoạch chi tiết để mọi việc diễn ra theo đúng nhu cầu của nhà tài chính doanh nghiệp.
Với những doanh nghiệp mới khởi nghiệp nên hạn chế mượn nợ. Việc mượn nợ trong giai đoạn đầu sẽ dẫn đến đòn bẩy tài chính cao, việc này ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Vì sản phẩm chưa được khách hàng tiếp nhận nhiều, và chưa có thương hiệu. Nên lúc đầu khởi nghiệp doanh thu của doanh nghiệp không được ổn định, chi phí và nhân công, năng suất chưa đi vào quy trình nên việc này rất rủi ro khi dùng đòn bẩy tài chính để phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn đầu của phát triển. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính thường dùng vào giai đoạn giữa của sự phát triển, có nghĩa là giai đoạn mở rộng. Ở giai đoạn này doanh nghiệp đã đi vào ổn định, doanh thu đã đi vào chu kỳ lặp lại và cí mục tiêu sản phẩm phù hợp với giai đoạn. Giai đoạn phát triển được coi là thời kỳ vàng son của doanh nghiệp, việc vay nợ là để chiếm lĩnh thêm thị trường tiêu thụ trên nền tảng đã ổn định. Lúc này việc tính toán khả năng trả nợ đã được nằm trên bảng cân đối kế toán, dòng lưu chuyển tiền tệ đã nắm rõ. Doanh thu đã biết, có nghĩa là doanh nghiệp đã nắm rõ nội lực của chính bản thân mình. Việc dùng đòn bẩy nợ sẽ phát huy tác dụng đẩy doanh nghiệp hướng xa hơn và đi xa hơn. Đây là giai đoạn nên sử dụng nguồn nợ tốt, Việc sử dụng nợ luôn đúng vào mục đích hoạt động kinh doanh.
Việc sử dụng nợ của của doanh nghiệp may mặc cần lưu ý những vấn đề sau: Hàng tồn kho, đối với các doanh nghiệp may mặc hàng tồn kho là yếu tố cần chú ý. Việc hàng tồn kho có 2 loại: 1/ Loại hàng tồn kho khi mua nguyên phụ liệu đầu vào để sử dụng cho đơn hàng sắp tới. Việc này có thể vay nợ để đẩy nhanh quá trình phát triển của doanh nghiệp với khách hàng đầu ra là đặt hàng theo yêu cầu, những đơn hàng chắc chắn có thể thu hồi vốn. 2/ Hàng tồn kho đối với việc sản xuất sản phẩm để tung ra thị trường. Đây là yếu tố cần nên xem xét kỹ, bởi lẽ hàng may mặc luôn biến động theo mùa vụ. Và nhiều mẫu khác nhau, việc nghiên cứu thị trường đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và đỗ tiền cho marketing lớn. Việc hàng tồn kho do không tính được quá trình bán hàng là rất lớn. Dù khi thành công trong việc định hướng đúng thị trường thì tạo ra EBIT sẽ rất lớn, nhưng khi không đúng thị trường và định hướng khách hàng thì việc sản phẩm sẽ gây nên việc tồn kho lớn. Lúc này khi xử dụng đòn bẩy tài chính sẽ gây nên nguy hiểm cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc sử dụng nợ trong quá trình sản xuất cũng cần dùng đúng nguồn lực. Việc vay mượn dùng để xây nhà xưởng, mua máy móc khác với việc mua nguyên phụ liệu. Vay nợ được tính toán tùy theo nguồn nợ vay ngắn hạn và vay dài hạn. Đối với vay dài hạn lãi suất sẽ cao hơn việc vay nợ ngắn hạn. Việc này được kế toán doanh nghiệp khấu hao khác nhau và nguồn lực trả nợ cũng khác nhau. Việc sử dụng nợ và vay nợ bên cho vay thường được kiểm tra kỹ và tùy theo ngành nghề mà việc vay nợ sẽ khác nhau.