• Cơ sở may vải bố, túi canvas theo yêu cầu

  • Mã sản phẩm: 01
  • Giá : Liên Hệ
  • Trong hình ảnh này mình mô tả loại vải bố trắng kem thường được khách hàng sử dụng, loại vải bố này có màu tự nhiên và sáng có thể dùng cho việc may túi quai xách hoặc túi dây rút hay đeo chéo.
Thông tin sản phẩm

Hướng dẫn và giới thiệu về ngành may mặc.

Sau đây chúng ta tim hiểu về các loại vải và nguồn gốc : Vật liệu chủ yếu để may mặc là các loại vải như : Vải da, vải len, vải dạ, vải bố (Canvas), tơ, lụa và các loại giả da...hiện trong ngành may mặc có rất nhiều loại vải tùy theo nhu cầu thực tế để được sử dụng sao cho phù hợp.

Nguyên liệu để dùng trong các loại vải trên thường có nguồn gốc từ hai loại chính là từ thiên nhiên và nguyên liệu hóa học. Các nguyên liệu như thế này được sử dụng sơ sợi, sau đó đan vào nhau theo kiểu diệt thoi. Dệt thoi trước kia thường sử dụng thủ công, nhưng ngày nay được sử dụng bằng máy móc hiện đại hơn.

Vải thiên nhiên là loại vải được sử dụng chủ yếu từ thiên nhiên: Như các loại cây lay, đai, bông...( Thu từ thân cây gai, đay, và bông), nếu từ động vật thì từ lông cừu, tơ tằm (Vải lụa), lông vịt...Vải sợi thiên nhiên thì thường được dùng phổ biến trên thế giới cũng như Việt Nam. Từ sợi bông (Vải cotton) như vải bố, vải kaki, vải len, dạ...Còn về loại vải tơ tằm là loại vải quý thường được may áo dài, đây là loại vải có giá thành rất cao, nhưng được thế giới rất ưa chuộng.

B. Đặc điểm của vải bông.

Ở đây mình chủ yếu tập trung vải canvas và vải kaki bởi bên mình sử dụng nhiều loại vải này, bài viết này mình giới thiệu tính chất đặc điểm của loại vải này khi bạn sử dụng cũng như may các sản phẩm do bên mình cung cấp như:

- May túi vải bố theo yêu cầu

- Sản xuất túi vải bố có quai xách

Đây là loại vải cotton nên dễ hút ẩm, thoáng hơi, chịu nhiệt tốt. Quần áo, túi vải bố, hay túi vải kaki được may những loại vải này mặc thoáng mát và dễ thấm mồ hôi. Nhược điểm của loại vải này là nhàu nát, khó giữ nếp, dễ bị mốc ẩm.

Đối với vải sợi bông thường được may quần áo nam nữ chẳng hạn : Dùng sản xuất áo thun cổ trụ, áo thun cổ tròn sử dụng vải cotton 100% cho các trường mầm non, hoặc cho các loại áo thun cao cấp nhằm đảm bảo độ mát, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, và bảo vệ cơ thể.

Với loại vải này bạn nên thường xuyên được giặt sạch, phơi khô ngoài nắng, cất giữ nơi khô ráo và tránh bị ẩm mốc có thể chịu được nhiệt độ 180 - 200 độ C.

Trong mục " Sản xuất túi quai xách vải bố" mình sẽ giới thiệu loại vải với sợi hóa học để các bạn nắm rõ hơn về nguyên lý và tính chất sợi vải

Công ty may Minh Gia Huy

xưởng may túi vải bố

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NHỮNG KẺ ĐÙN VIỆC CHÍNH LÀ GÁNH NẶNG

Ai cũng phải làm

Với một nhóm nhỏ thì bạn cần những người sẽ làm việc, chứ không phải những kẻ đùn đẩy công việc cho người khác. Tất cả mọi người đều phải làm việc. Không ai là ngoại lệ cả. Điều đó có nghĩa là bạn tránh thuê những kẻ đùn đẩy, những kẻ thích sai bảo người khác. Những kẻ đó chính là gánh nặng cho nhóm. Họ cản trở những người khác bằng cách đẩy việc cho mọi người. Và khi chẳng còn gì để đùn đẩy nữa, họ sẽ tạo ra thêm, bất luận công việc có cần thiết hay không. Những kẻ đùn việc rất thích hội họp. Những cuộc họp chính là " Thiên đường" của họ, nơi mà họ cảm thấy mình là người quan trọng. Trong khi đó, công việc của những người khác bị gián đoạn khi phải họp hành liên miên như thế.

Thuê nhà quản lý giỏi

Những nhà quản lý giỏi là những người có mục tiêu riêng và biết cách hiện thực hóa những mục tiêu đó. Họ không cần ai hướng dẫn. Họ không cần phải ngày ngày đến công ty trình diện. Họ làm những gì mà một viên quản lý sẽ làm: Kiểm soát tình hình, phân công công việc, quyết định những việc cần làm..., nhưng họ tự thực hiện tất cả mọi việc với tinh thần trách nhiệm cao. Những người như thế sẽ giúp được bạn rất nhiều.Họ định hướng cho chính bản thân họ. Khi bạn để họ làm việc một mình, họ sẽ khiến bạn ngạc nhiên với khối lượng công việc mà họ hoàn thành. Những người này không cần bạn phải cầm tay chỉ việc hay giám sát từng bước một. Làm thế nào để định vị những người như vậy? Hãy nhìn vào những gì họ từng làm. Họ kiểm soát được tình hình ở những công việc cũ. Họ tự điều hành công việc hoặc tiến hành một dự án nào đó. Bạn cần một người có khả năng gầy dựng nên một thứ đáng giá từ đống tạp nham và kiểm soát công việc từ đầu đến cuối. Việc tìm ra những người như thế sẽ giúp cho những người còn lại trong nhóm của bạn ít bị chi phối hơn và tập trung làm nhiều việc hơn. 

HÃY THUÊ NHỮNG NGƯỜI CÓ KHIẾU VIẾT LÁCH

Thuê người văn hay chữ tốt

Nếu bạn đang cân nhắc không biết chọn ai giữa nhóm người có cùng khả năng, hãy chọn người có khiếu viết nhất. Bất luận chức vụ có là nhân viên marketing, nhân viên bán hàng, nhân viên thiết kế, lập trình viên, hoặc bất cứ vị trí gì đi nữa thì kỹ năng viết lách của họ cũng sẽ phát huy công dụng. Đó là bởi kỹ năng viết tốt không chỉ gói gọn ở việc viết lách. Kỹ năng soạn thảo một văn bản rõ ràng là dấu hiệu của khả năng tư duy logic. Những người văn hay chữ tốt sẽ biết cách giao tiếp. Họ khiến cho mọi thứ trở nên dễ hiểu. Họ có thể đặt mình vào vị thế của người khác. Họ biết nên bỏ qua cái gì. Và đó chính là những phẩm chất mà bạn muốn ở một ứng viên. Hình thức giao tiếp dạng viết trở lại trong xã hội của chúng ta. Hãy xem, ngày nay mọi người sử dụng e-mail và tin nhắn còn nhiều hơn nói chuyện qua điện thoại. Giao tiếp thông qua các công cụ tán gẫu, blog và các trang mạng xã hội đã trở nên phổ biến. Khả năng viết ngày nay chính là phương tiện để có được những ý tưởng hay.

Người giỏi ở khắp nơi

Thật dại dột nếu không thuê người giỏi chỉ vì họ sống ở xa, nhất là giờ đây mọi người có thể dễ dàng đến gần nhau hơn nhờ các phương tiện công nghệ. Trụ sở công ty của chúng tôi đặt tại Chicago, nhưng hơn một nửa đội ngũ nhân viên của chúng tôi không sống ở đó. Chúng tôi có nhân viên ở Tây Ban Nha, Canada, Idaho, Oklahhoma và nhiều nơi khác. Nếu giới hạn việc tìm kiếm nhân tài chỉ ở Chicago thôi thì hẳn chúng tôi đã để mất hơn một nửa nhân viên mà chúng tôi có. Để nhóm làm việc từ xa có thể tiện liên lạc với nhau, hãy sắp xếp một giờ làm việc trùng nhau trong ngày. Tuy nhiên, việc này sẽ gặp đôi chút khó khăn do sự khác biệt múi giờ. Nếu rơi vào tình huống này, bạn nên thay đổi thời gian làm việc của vài người trong nhóm. Họ có thể bắt đầu làm sớm hơn hoặc muộn hơn để tất cả có một khoảng thời gian làm việc cùng lúc. Dù thế, không nhất thiết thời gian làm việc phải trùng nhau đến tám tiếng đồng hồ. Thời gian làm việc trùng nhau từ hai đến bốn giờ đã là tốt lắm rồi. Đồng thời, thỉnh thoảng hãy tổ chức những buổi họp mặt để mọi người có cơ hội gặp nhau trực tiếp. Chúng tôi đảm bảo cho đội ngũ nhân viên của mình gặp mặt vài lần trong năm. Đây là cơ hội để kiểm tra tiến độ, thảo luận xem việc gì tốt và chưa tốt, lên kế hoạch cho tương lai, làm quen và kết luận. Giờ thì khoảng cách địa lý đã không còn là vấn đề nữa. Hạy thuê những người giỏi nhất, bất luận họ ở nơi đâu.

Thử việc nhân viên

Các cuộc phỏng vấn chỉ có một số giá trị nhất định mà thôi. Một số người thể hiện rất tốt ở buổi phỏng vấn, nhưng khi bắt tay vào làm thì lại không giỏi. Bạn cần phải đánh giá công việc mà họ có thể làm ở hiện tại, chứ không phải những việc mà họ đã làm trong quá khứ. Cách đánh giá tốt nhất là quan sát họ làm việc. Hãy thuê họ làm một dự án nhỏ, thậm chí dù dự án chỉ mất hai mươi hay bốn mươi giờ. Bạn sẽ thấy cách họ ra quyết định. Bạn sẽ thấy liệu họ có hợp với bạn hay không. Bạn sẽ phải đánh giá họ dựa trên hành động, chứ không chỉ dựa trên lời nói. Thậm chí bạn có thể tạo ra một dự án giả. Tại một nhà máy ở bang Nam Carolina, hãng BMW đã xây một dây chuyền lắp ráp mô phỏng, nơi mà các ứng viên có chín mươi giờ để thực hiện các công việc khác nhau có liên quan đến vị trí mà họ ứng tuyển.

Hãng sản xuất máy bay Cessna có một bài tập mô phỏng một ngày làm việc của giám đốc điều hành dành cho những vị giám đốc tương lai. Các ứng viên đàm phán, ký kết hợp đồng, đối phó với các khách hàng giận dữ và giải quyết các vấn đề khác. Cessna đã tuyển hàng trăm nhân viên bằng phương thức trên. Những công ty này nhận ra rằng khi người ta bước vào môi trường làm việc thực tế thì sự thật sẽ phơi bày. Việc kiểm tra hồ sơ, đọc sơ yếu lý lịch hoặc tiến hành phỏng vấn là một chuyện, còn thực sự làm việc với nhau có hiệu quả hay không lại là chuyện khác.

CHƯƠNG 10  KIỂM SOÁT THIỆT HẠI

Làm chủ tình huống xấu

Tốt hơn là bạn nên trình bày ngay nếu mọi việc diễn ra theo chiều hướng xấu. Nếu không, những tin đồn và các thông tin sai lệch sẽ lan truyền nhanh chóng. Khi có điều gì tồi tệ xảy ra, hãy báo cho khách hàng của mình (Thậm chí dù họ chưa hề nhận thấy). Đừng nghĩ bạn có thể che giấu. Bạn không làm thế được đâu. Nếu bạn không tự giác nói ra thì cũng sẽ có người làm việc đó thôi. Họ sẽ đưa thông tin lên mạng và rốt cục, tất cả mọi người đều biết. Chẳng còn gì là bí mật nữa cả. Mọi người sẽ tôn trọng bạn hơn nếu bạn cởi mở, chân thật, công khai và có tinh thần trách nhiệm trong cơn khủng hoảng. Đừng cố biện minh hoặc giấu giếm thông tin bất lợi. Bạn nên để khách hàng biết đầy đủ thông tin. Hồi năm 1989, tàu chở dầu của hãng Exxon Valdez đã làm tràn hơn 41 triệu lít dầu ra vùng biển Prince William Sound thuộc Alaska. Hãng Exxon đã phạm phải sai lầm khi chậm trễ nhận lãnh trách nhiệm và gửi các đội hỗ trợ đến Alaska. Mãi hai tuần sau vụ việc, chủ tịch hãng Exxon mới đến đó. Exxon đã tổ chức buổi họp báo ở tận Valdez, một tỉnh thuộc vùng sâu vùng xa của Alaska, khiến các nhà báo khó lòng đến tham dự. Sự kiện đã trở thành một thảm họa về công chúng khi dư luận đều cho rằng hãng đang che đậy chuyện xấu, đồng thời chẳng hề quan tâm đến những gì mình đã gây ra. Hãy thử so sánh câu chuyện của Exxon với vụ rò rỉ bể chứa dầu của hãng Ashland làm tràn dầu ra con sông gần Pittsburgh cũng vào cùng thời điểm. Chủ tịch hãng Asland, John Hall, đã đến tận hiện trường để phụ trách giải quyết sự cố. Ông đảm bảo sẽ dọn sạch tất cả mọi thứ. Ông đến từng tòa soạn báo để giãy bày những gì công ty sẽ làm và trả lời các câu chất vấn. Chỉ trong vòng một ngày, ông đã xoay chuyển được tình thế, biến câu chuyện về một công ty gây hại môi trường thành câu chuyện về một công ty đang cố gắng làm sạch môi trường. Một vài bí quyết về cách làm chủ tình huống:

+ Thông điệp phải đến từ ban lãnh đạo. Người có vị trí cao nhất phải kiểm soát tình huống một cách thuyết phục

+ Hãy để thông điệp lan truyền đi xa. Hãy sử dụng bất cứ phương tiện truyền thông nào có thể. Đừng cố che giấu sự việc

+ " Miễn bình luận" không phải là một lựa chọn

+ Hãy xin lỗi chân thành và giải thích thật chi tiết những gì đã xảy ra.

+ Hãy thành thật quan tâm đến khách hàng và hãy chứng minh điều đó.

Tốc độ thay đổi mọi thứ

" Cuộc gọi quý khách rất quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi hết sức trân trọng sự kiên nhẫn của quý khách. Thời gian chờ máy lúc này là mười sáu phút. " Xin làm ơn tha cho tôi". Khi nói đến dịch vụ khách hàng thì việc nhanh chóng tiếp chuyện với khách hàng có lẽ là việc quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng việc này có thể xoa dịu một tình huống bất lợi và biến nó thành một tình huống có lợi như thế nào đâu. Bạn đã bao giờ gửi một e-mail và phải chờ mấy ngày trời hoặc thậm chí là mấy tuần lễ mới nhận được thư trả lời của công ty? Việc đó khiến bạn cảm thấy như thế nào? Giờ đây mọi người đều đã quen dần chuyện đó. Họ đã quen với những lời cam kết " Chăm sóc" suông một cách tẻ nhạt. Đó là lý do tại sao quá nhiều người yêu cầu giúp đỡ lại bắt đầu bằng giọng cự nự. Một số thậm chí còn đe dọa hoặc xưng hô thiếu nhã nhặn. Họ không có các ác ý gì đâu, họ chỉ đơn thuần nghĩ như vậy họ sẽ được lắng nghe. Họ chỉ đang cố tình gắt gỏng một chút với hy vọng sẽ khiến cho công việc trôi chảy hơn. Một khi bạn giải đáp nhanh chóng, họ sẽ thay đổi 180 đọ. Họ vui vẻ trở lại và trở nên cực kỳ lịch sự. Thường thì họ sẽ không ngớt lời cảm ơn bạn. Điều này đặc biệt đúng khi bạn giải đáp thắc mắc của họ bằng lòng nhiệt thành của chính bạn. Khách hàng đã quá quen với những câu trả lời khuôn sáo, vì vậy bạn có thể thực sự khác biệt hóa bản thân bằng cách trả lời họ một cách cặn kẽ và thể hiện bạn đang lắng nghe. Và thì cũng hãy nói một điều gì đó. Câu " Hãy để tôi tìm hiểu thêm và gọi lại cho anh sau" là một câu trả lời tuyệt vời.

NÓI LỜI XIN LỖI

Một trong những cách xin lỗi tệ hại nhất là xin lỗi mà không nhận lỗi. Cách xin lỗi này nghe giống như một lời xin lỗi nhưng thật ra lại không nhận lãnh trách nhiệm, ví dụ: " Chúng tôi xin lỗi nếu việc này làm quý vị bực mình" hoặc " Chúng tôi xin lỗi nếu chúng tôi không được như mong đợi của quý vị". Một lời xin lỗi đúng nghĩa phải bao gồm cả việc nhận lãnh trách nhiệm. Nó không chứa mệnh đề" Nếu...". Nó phải thể hiện cho mọi người thấy bạn hoàn toàn nhận trách nhiệm, và rồi cung cấp thật chi tiết về những gì đã xảy ra và những gì bạn đã làm, cam kết không để sự việc tái diễn. Lời xin lỗi tìm kiếm một phương cách sửa chữa sai lầm. Đây là một lời xin lỗi tệ hại khác:" Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện mà việc này có thể gây ra." Chúng ta hãy cùng làm rõ tại sao nó lại tệ hại. " Chúng tôi xin lỗi..." Nếu bạn làm đổ cà phê lên người khác trong xe buýt thì liệu bạn có thốt ra chỉ vỏn vẹn ba từ " Tôi xin lỗi" ? Không, bạn sẽ phải nói: " Tôi vô cùng xin lỗi ! Tôi vô ý quá" Nếu dịch vụ của bạn cực kỳ quan trọng đối với khách hàng thì việc gián đoạn trong cung cấp dịch vụ cũng giống như làm đổ cà phê lên người khác vậy. Cho nên hãy dùng giọng điệu và lời lẽ thích hợp để thể hiện bạn thật sự thấu hiểu mức độ nghiêm trọng của những gì vừa diễn ra. Đồng thời, người phụ trách phải nhận lãnh trách nhiệm cá nhân. Câu " Tôi xin lỗi" có tác động mạnh hơn nhiều so với câu "Chúng tôi xin lỗi". "...sự bất tiện..." Nếu khách hàng phụ thuộc vào dịch vụ của bạn và không thể sử dụng dịch vụ thì đó không chỉ là sự bất tiện. Đó là một cơn khủng hoảng. Sự bất tiện có thể là việc phải xếp hàng dài dằng dặc ở siêu thị. Còn ở đây rõ ràng không phải là sự bất tiện. "...mà việc này có thể đã gây ra". Chữ " Có thể" ở đây hàm ý cũng có khả năng là chẳng có gì bất ổn cả. Đó là một động thái xin lỗi mà không nhận lỗi. Nó coi nhẹ vấn đề thực sự mà khách hàng đang gặp phải. Nếu như sự việc không ảnh hưởng đến họ, bạn ắt hẳn không cần phải nói gì. Còn nếu có thì không cần phải sử dụng từ " Có thể" ở đây. Hãy bỏ ngay kiểu nói nước đôi ấy đi.

Đặt mọi người ở đầu chiến tuyến

Trong kinh doanh ẩm thực, có sự khác biệt rất lớn giữa khâu nấu nướng và khâu phục vụ. Các trường dạy nấu ăn và chủ nhà hàng biết việc nhân viên của cả hai khâu thấu hiểu và thông cảm lẫn nhau là điều cực kỳ quan trọng. Đó là lý do tại sao họ thường để các bếp trưởng ra phục vụ bàn để củng cố việc nấu nướng. Bằng cách đó, các nhân viên làm việc trong bếp có thể trao đổi với thực khách và hiểu được mọi việc thực sự diễn ra như thế nào ở đầu chiến tuyến ngoài kia. Tương tự, rất nhiều công ty có sự phân chia rõ ràng giữa " Tiền tuyến" và " Hậu phương". Những người tạo ra sản phẩm thì làm việc " Trong bếp", trong khi các bộ phận hỗ trợ kinh doanh thì làm việc với khách hàng. Thật không may, điều đó có nghĩa là vị " Bếp trưởng" sẽ chẳng bao giờ có cơ hội trực tiếp lắng nghe những gì mà khách hàng nói. Như thế thật chẳng hay chút nào. Lắng nghe khách hàng là cách tốt nhất để nắm bắt được thế mạnh và điểm yếu của sản phẩm. Hãy nghĩ đến một trò chơi kiểu " Tam sao thất bản" của trẻ con. Có mười đứa trẻ ngồi thành một vòng tròn. Bé thứ nhất sẽ thầm thì một câu vào tai bé ngồi bên cạnh và bé này sẽ lặp lại câu đó với bé tiếp theo. Câu nói cứ thế truyền đến bé cuối cùng. Lúc này, thông tin đã hoàn toàn bị bóp méo đến nỗi nghe rất tức cười. Một câu vốn dĩ ban đầu có nghĩa, khi đi hết vòng tròn lại thành ra " Mì ống dưa đỏ biết về tương lai". Và càng có nhiều người chơi thì thông điệp sẽ càng bị nhiễu. Mọi việc cũng tương tự như thế đối với công ty của bạn. Càng thông qua nhiều trung gian thì thông tin truyền khách hàng càng bị sai lệch. Tất cả mọi người trong nhóm của bạn nên được kết nối với khách hàng, có thể là không phải hàng ngày, nhưng ít nhất cũng phải vài lần mỗi năm. Đó là cách duy nhất để tất cả các thành viên có thể cảm nhận được những điều phiền lòng của khách hàng. Việc cảm nhận đó sẽ thúc đẩy mọi người tiến hành giải quyết vấn đề. Và việc này có tác dụng hai chiều: Sự hài lòng của khách hàng trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho đội ngũ nhân viên. Do vậy, đừng cản trở những người trực tiếp làm ra sản phẩm nhận phản hồi từ khách hàng. Đừng nên che chắn ai trước sự phê bình. Có thể bạn cho là mình không có thời gian để trao đổi với khách hàng. Thế thì hãy tạo ra thời gian. Nhà sáng lập trang Craigslist, CraigNewmark, hiện nay vẫn trả lời các e-mail hỗ trợ khách hàng ( Thường chỉ trong vài phút). Ông cũng xóa những lời bình mang tính phân biệt chủng tộc trên các diễn đàn thảo luận của trang web và phản hồi các công ty địa ốc ở thành phố New York vì đã đưa thông tin ảo về các căn hộ cho thuê. Nếu ông có thể cống hiến hết lòng cho dịch vụ khách hàng như thế thì bạn cũng có thể.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

+ Xưởng may túi vải canvas

+ Xưởng in túi vải bố

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

HÃY HÍT THỞ SÂU

Tĩnh tâm

Mặt hồ bị đánh động đương nhiên sẽ dậy song. Sau khi bạn giới thiệu một tính năng mới, thay đổi một chính sách hoặc loại bỏ một điều gì đó, ít nhiều sẽ xuất hiện phản ứng. Hãy cố gắng bình tâm để tránh cảm giác hoảng loạn vừa xuất hiện. Những cảm xúc mạnh mẽ luôn lóe sáng vào lúc đầu. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Nếu bạn vượt qua tuần lễ đầu tiên đầy sóng gió, mọi việc thường sẽ dần bình ổn trở lại. Con người là sinh vật có thói quen. Đó là lý do tại sao mọi người thường phản ứng tiêu cực trước sự thay đổi. Bất cứ sự thay đổi nào cũng làm rối trật tự vốn có của mọi thứ. Chính vì thế mà họ kháng cự. Họ phàn nàn. Họ yêu cầu bạn phải trả lại tình trạng nguyên sơ của những thứ mà họ đã quen dùng. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải làm theo những gì họ muốn. Đôi khi, bạn phải tiếp tục kiên trì với quyết định này không được số đông ủng hộ lúc ban đầu. Phản ứng tiêu cực tức thì là phản ứng cơ bản. Và thường các phản ứng tiêu cực mạnh mẽ hơn so với các phản ứng tích cực. Nhưng bạn đừng quá quan tâm đến việc này bởi thông thường, bạn chỉ để ý đến những lời phàn nàn nên không nghe thấy những tiếng hân hoan trước sự thay đổi của bạn. Đừng khờ dại rút lui khỏi một quyết định gây tranh cãi nhưng rất cần thiết. Hãy để cho mọi thứ có thời gian lắng dịu lại. Hãy cho mọi người biết bạn đang lắng nghe họ. Hãy cho thấy bạn đồng cảm những gì họ đang nói. Hãy để họ biết bạn thấu hiểu sự bất mãn của họ. Nhưng hãy giải thích với họ rằng bạn sẽ để cho mọi việc tiếp diễn ra để xem tình hình như thế nào. Có thể bạn sẽ nhận ra mọi người dần dần cũng thích nghi được. Và một khi đã quen với cách mới, họ thậm chí có thể thích hơn cả cách cũ.

CHƯƠNG 11 VĂN HÓA

Bạn không tạo ra văn hóa

Văn hóa được hình thành ngay tức thời là nền văn hóa nhân tạo. Văn hóa nhân tạo được tạo ra từ những lời tuyên bố và các luật lệ rạch ròi, ngớ ngẩn và sáo rỗng. Văn hóa nhân tạo chỉ là lớp sơn. Văn hóa thật mới là bề mặt sáng bóng của gỗ. Bạn không tạo ra văn hóa. Nó tự hình thành. Đây là lý do tại sao các công ty mới chưa tạo dựng được văn hóa riêng. Văn hóa là phụ phẩm của hành vi nhất quán. Nếu bạn khuyến khích mọi người chia sẻ thì sự chia sẻ được hình thành trong nền văn hóa của công ty bạn. Nếu bạn đánh giá cao sự tin tưởng và đối xử với khách hàng đúng mực thì cả hai sẽ trở thành một phần trong nền văn hóa của bạn. Văn hóa không phải là trò Trust Fall. Nó không phải là một chính sách. Nó cũng không phải là bữa tiệc Giáng sinh, hay là chuyến dã ngoại của công ty. Những thứ ấy là các vật thể và sự kiện, không phải là văn hóa. Và văn hóa cũng chẳng phải là câu khẩu hiệu. Văn hóa là hành động chứ không phải những lời hô hào. Vì vậy, đừng quá lo lắng về nó. Đừng cố ép nó. Bạn không thể cài đặt một nền văn hóa. Giống như loại rượu vang thượng hạng vậy, bạn phải cho nó thời gian để lên men đúng độ.

Quyết định chỉ là tạm thời

" Nhưng sẽ thế nào nếu...?"" Điều gì sẽ xảy ra khi...?""Liệu chúng ta có cần lên kế hoạch cho...?" Đừng tạo ra vấn đề mà bạn còn chưa thấy. Chẳng có gì là vấn đề cho đến khi chúng thực sự hiện hữu. Dù sao thì hầu hết những điều mà bạn lo lắng cũng chẳng bao giờ xảy ra. Bên cạnh đó, những quyết định mà bạn đưa ra hôm nay cũng không nhất thiết phải tồn tại mãi. Bạn rất dễ để lỡ mất những ý tưởng hay, các chính sách thú vị hoặc các trải nghiệm đáng giá khi cho rằng bất cứ điều gì mà bạn quyết định hôm nay sẽ tiếp tục đúng đắn trong nhiều năm liền. Sự thật không phải thế đâu, nhất là đối với một doanh nghiệp nhỏ. Các quyết định chỉ là tạm thời mà thôi. Ở giai đoạn này, thật ngốc nghếch khi bỏ công lo lắng liệu việc kinh doanh của bạn có gia tăng quy mô từ năm người lên năm ngàn người hay không ( Hoặc từ một trăm ngàn lên một trăm triệu người). Đưa một sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường thành công đã đủ khó khăn lắm rồi, không cần phải tạo ra nhiều trở ngại hơn. Khả năng thay đổi phương hướng là một trong những ưu thế của doanh nghiệp nhỏ. So với các đối thủ cạnh tranh lớn hơn, bạn có nhiều khả năng hơn trong việc tạo nên những thay đổi nhanh chóng, có ảnh hưởng sâu rộng. Các công ty lớn không thể chuyển mình nhanh như thế. Vì vậy, hãy tập trung vào hiện tại trước và lo lắng về tương lai sau. Nếu không thì bạn sẽ lãng phí năng lượng, thời gian và tiền của để bận tâm về những vấn đề phi thực tế.

TẠO DỰNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TUYỆT VỜI

Hãy bỏ qua các " Ông sao"

Rất nhiều công ty đăng quảng cáo tìm kiếm các " Ngôi sao nhạc Rock" hay " Ninjas" ( Chỉ những tay lập trình viên tài năng). Thật chẳng ra làm sao cả. Trừ phi công ty của bạn đầy những kẻ hâm mộ cuồng nhiệt hoặc đầy rẫy phi tiêu, còn nếu không thì những từ ấy chẳng liên quan gì đến việc kinh doanh của bạn. Thay vì nghĩ về việc làm thế nào thu hút những lập trình viên tài năng về công ty mình, bạn hãy nghĩ về môi trường làm việc trước đã. Môi trường có liên quan đến kết quả công việc nhiều hơn là mọi người vẫn tưởng. Nói như thế không có nghĩa là khẳng định tất cả mọi người sinh ra đều giống nhau và bạn sẽ khai mở được tài năng tiềm ẩn ở họ bằng môi trường làm việc tốt. Nhưng có rất nhiều những tiềm năng còn mắc kẹt giữa đống chính sách vở vẩn, phương hướng lệch lạc và các thủ tục ngột ngạt. Hãy bở bớt những thứ vớ vẩn và bạn sẽ phát hiện ra rằng mọi người đang chờ thể hiện khả năng hoàn thành xuất sắc công việc. Họ chỉ cần được cho cơ hội mà thôi. Việc này không phải là về ngày thứ Sáu ăn mặc tự do, hay một ngày mà bạn có thể thoải mái mang thú cưng đến sở làm. ( Nếu đó là những ý tưởng tuyệt vời thì tại sao bạn lại không thực hiện mỗi ngày, đúng không nào ?). Môi trường làm việc tuyệt vời, trong đó mọi người có sự riêng tư, không gian thoải mái và các công cụ thiết bị mà họ xứng đáng có được, sẽ giúp phát triển lòng tin, sự tự chủ và trách nhiệm của từng người. Tạo dựng một môi trường làm việc tuyệt vời là thể hiện sự tôn trọng đối với những người đang làm việc và cách họ thực hiện công việc.

Họ đâu phải là con nít

Khi đối xử và xem mọi người như trẻ con, bạn sẽ nhận được kết quả làm việc của trẻ con. Thế nhưng đó chính xác là cách mà nhiều công ty và nhiều vị giám đốc đối xử với nhân viên của mình. Các nhân viên cần phải xin phép trước khi họ làm bất cứ điều gì. Họ cần phải được sự đồng ý của cấp trên đối với bất cứ khoản chi tiêu nhỏ nhặt nào. Cũng may là họ không cần phải xin giấy phép mỗi lần đi vệ sinh. Khi mọi thứ luôn cần phải được phê duyệt, bạn tạo ra một nền văn hóa mà trong đó nhân viên không cần phải động não. Bạn tạo ra một mối quan hệ đối đầu giữa sếp và nhân viên với thông điệp hiện lên rành rành : " Tôi không tin tưởng các người". Bạn sẽ đạt được điều gì nếu cấm nhân viên truy cập vào các trang mạng xã hội hoặc xem YouTube trong giờ làm việc? Bạn chẳng đạt được gì cả. Khoảng thời gian đó sẽ không hóa thành thời gian làm việc đâu. Rồi họ sẽ tìm được trò tiêu khiển khác thôi. Và hãy xem nào, bạn sẽ chẳng đạt được gì cả. Khoảng thời gian đó sẽ không hóa thành thời gian làm việc đâu. Rồi họ sẽ tìm được trò tiêu khiển khác thôi. Và hãy xem nào, bạn sẽ chẳng thế nào lấy được trọn vẹn tám giờ đồng hồ mỗi ngày từ mọi người. Đó là chuyện hoang đường. Họ có thể ngồi ở văn phòng tám giờ đồng hồ, nhưng họ đâu thực sự làm việc suốt tám giờ. Mọi người cần được giải trí. Thư giãn và giải trí giúp phá vỡ sự đơn điệu của một ngày làm việc. Chút ít thời gian lướt qua các trang như YouTube hay Facebook chẳng hại gì đến ai. Chưa kể đến việc bạn phải tiêu cả đống tiền bạc và thời gian để đưa ra chính sách cho việc này. Tốn bao nhiêu thời gian để các nhân viên It giám sát lẫn nhau thay vì tập trung vào một dự án thực sự có giá trị ? Bạn lãng phí bao nhiêu thời gian để viết ra những quyển luật lệ của công ty mà chẳng ai thèm đọc? Hãy nhìn vào những khoản phí tổn đó và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra việc không tin tưởng nhân viên sẽ gây tổn thất lớn.

Để mọi người về nhà lúc năm giờ chiều

Mẫu nhân viên mơ ước của nhiều công ty là người ở độ tuổi hơn đôi mươi và có cuộc sống riêng tư ngoài công việc càng ít càng tốt, người có thể làm việc mười bốn giờ mỗi ngày và ngủ ngay tại bàn làm việc. Nhưng việc tuyển toàn những người có thể chong đèn thức thâu đêm để làm việc như thế thật ra có gì hay đâu. Nó khiến chất lượng công việc sa sút. Nó duy trì những chuyện hoang đường kiểu như: " Đây là cách duy nhất để chúng ta có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn". Thật ra, bạn không cần phải làm việc nhiều giờ, mà cái bạn cần là giờ làm việc có chất lượng. Khi bận bịu việc nhà, mọi người sẽ tập trung giải quyết nhanh công việc để được về sớm. Họ tìm ra những cách làm việc hiệu quả bởi họ bắt buộc phải như vậy. Sau khi tan sở, họ cần phải đi đón con hoặc gặp gỡ bạn bè. Thế nên họ sử dụng thời gian một cách khôn ngoan để có thể làm được nhiều chuyện. Giống như câu ngạn ngữ :" Nếu bạn muốn hoàn tất nhanh một việc, hãy hỏi người bận rộn nhất". Bạn cần những người bận rộn, những người có cuộc sống cá nhân ngoài công việc, những người quan tâm đến nhiều việc khác nhau. Bạn không nên trông mong công việc là tất cả cuộc sống của một ai đó, ít nhất là đừng làm vậy nếu bạn muốn giữ họ ở lại công ty lâu dài.

Đừng tạo sẹo ngay từ vết cắt đầu tiên

Ngay khi xảy ra việc ngoài ý muốn, khuynh hướng tự nhiên là lập ra chính sách. " Nếu ai đó mặc quần sóc đi làm, chúng ta cần quy định về trang phục!" Không, bạn không cần phải thế. Bạn chỉ cần bảo nhân viên ấy đừng mặc quần sọc nữa là xong. Các chính sách là những vết sẹo của tổ chức. Chúng hệ thống hóa thái quá những tình huống hiếm khi lặp lại. Đó là hình phạt tập thể dành cho hành động không phải của một cá nhân. Chẳng ai có nhiệm vụ tạo ra chính sách cả. Từng quy định một từ từ tiến vào các công ty và dần hình thành nên chính sách. Mỗi một chính sách là một vết sẹo. Thế nên đừng tạo sẹo ngay từ vết cắt đầu tiên. Đừng tạo ra chính sách bởi lỗi lầm của một người vừa sai phạm lần đầu. Các chính sách chỉ có ý nghĩa đối với những tình huống cứ lặp đi lặp lại.

Hãy là mình

Những doanh nhân ra vẻ đường bệ trông như thế nào nhỉ? Ngôn ngữ cứng nhắc, những bài phát biểu nghiêm trang, sự thân thiện giả tạo, những thuật ngữ sặc mùi pháp lý và nhiều thứ khác. Bạn đọc và nghe những thứ ấy rồi cảm thấy có vẻ như một con rô-bốt đã viết ra những điều đó vậy. Những công ty này đang phát ra rả vào mặt bạn, chứ đâu phải đang giao tiếp với bạn. Tất cả chỉ là chiếc mặt nạ. Thế nhưng các công ty nhỏ vẫn cố gắng bắt chước theo. Họ cho rằng khoác vẻ đường bệ sẽ giúp gia tăng tầm cỡ và trông chuyên nghiệp hơn. Nhưng thật ra nó chỉ khiến họ trông kỳ cục mà thôi. Thêm nữa, bạn còn đánh mất tài sản quý giá nhất của một công ty nhỏ: Khả năng giao tiếp đơn giản, nhanh chóng, không cần phải sàng lọc từng lời thông qua bộ phận PR hay tư vấn pháp lý. Chẳng có gì là bất ổn khi thể hiện đúng tầm mức của mình. Thành thật về bản thân là điều khôn ngoan. Thường thì ngôn ngữ chính là ấn tượng đầu tiên của bạn - Tại sao lại đi bắt đầu bằng một lời nói dối? Chớ nên e ngại khi là chính mình. Hãy nhất quán với ngôn ngữ mà bạn sử dụng ở bất cứ nơi đâu, trong e-mail, bao bì hàng hóa, các buổi thuyết trình...Hãy nói chuyện với khách hàng như cách bạn nói với bạn bè của mình. Hãy giải thích mọi việc như thể bạn đang ngồi cạnh họ. Hãy tránh sử dụng các thuật ngữ khó hiểu, hoặc bất cứ dạng ngôn ngữ khuôn sáo nào. Hãy sử dụng các từ đơn giản và dễ hiểu. Đừng nói về" Tiền tệ hóa" hay " Sự minh bạch"; Hãy nói về việc làm ra tiền và sống chân thật. Đừng dùng đến bảy từ trong khi bốn từ đã diễn đủ ý. Và đừng buộc cá nhân viên phải kết thúc e-mail với những câu sặc mùi pháp lý như: " Thư này chỉ dành riêng cho người được chỉ định và có thể chứa các thông tin mật". Điều đó cũng như đang bảo:" Chúng tôi không tin tưởng anh và chúng tôi sẵn sàng chứng minh điều đó ở tòa án". Khi viết thư, hãy nghĩ đến người đọc, chứ đừng chỉ viết cho xong. Bất cứ khi nào viết một điều gì, hãy đọc thật to lên. Liệu có nghe như bạn đang thực sự nói chuyện hay không? Nếu không, bạn có thể làm cho nó gần gũi hơn bằng cách nào? Ai bào thư từ thì cần phải nghiêm trang? Ai bảo bạn phải xóa sạch cá tính của mình khi soạn thảo văn bản? Hãy quên luật lệ đi ! Hãy giao tiếp ! Và khi bạn đang viết, đừng nghĩ đến tất cả những người có thể đọc nó. Chỉ nên nghĩ đến một người mà thôi. Rồi hãy viết cho người đó. Viết cho nhiều người sẽ dẫn đến sự chung chung và khó xử. Khi bạn viết riêng cho một người cụ thể, bạn sẽ diễn đạt thành công hơn.

Trong mục tiếp theo " Sản xuất túi quai xách có dây kéo với vải bố" sẽ là bài viết cuối cùng của cuốn sách này " KHÁC BIỆT ĐỂ BỨC PHÁ".

Sản phẩm khác

IN LOGO TÚI VẢI

Giá: Liên hệ

Túi vải canvas

Giá: Liên hệ

Vải bố canvas

Giá: Liên hệ

Đăng ký đặt hàng