• SẢN XUẤT TÚI CANVAS TẠI TPHCM

  • Mã sản phẩm: 47
  • Giá : Liên Hệ
  • Cơ sở may Minh Gia Huy chuyên may túi vải canvas. Xưởng hiện đang có sẵn 5000 túi vải Kích Thước Ngang 33cm Cao 38cm, kiểu túi TOTE. Phù hợp với khách hàng muốn lấy hàng nhanh, có in logo theo yêu cầu của khách hàng, không có hạn chế màu in. Liên hệ 0938 465 899
Thông tin sản phẩm

QUẢN TRỊ RỦI RO

Muốn giảm thiểu tác hại của rủi ro, nhà đầu tư cần phải lập quy trình quản trị rủi ro. Một quy trình quản trị rủi ro thông thường được chia thành các nội dung là:

1. Nhận diện rủi ro

Đây là bước quan trọng đầu tiên  với mục đích nắm bắt thật tường tận những gì thuộc về bản chất của rủi ro đó. Phương pháp trực tiếp và đơn giản nhất là liệt kê từng yếu tố và các biến cố có thể dẫn đến rủi ro như: Nhận dạng đầy đủ những tác nhân kinh tế có thể dẫn đến rủi ro như yếu tố lãi suất,  mức lạm phát, tỷ giá hối đoái, sự tăng trưởng kinh tế...Tìm hiểu xem điều gì có thể gây ra rủi ro. Ví dụ việc Ngân hàng Trung ương hướng chính sách tiền tệ theo mục tiêu chống lạm phát bằng cách tăng lại suất cơ bản chắn chắc sẽ tác động đến lãi suất tín dụng thị trường của các tổ chức tín dụng, dẫn tới sự dao động về giá chứng khoán ở một mức độ nào đó. Phân tích và nhận dạng các biểu hiện của rủi ro đang đề cập, tìm hiểu xem rủi ro đó có thuộc vào những biến cố nào khác hay không, ví dụ công ty phát hành gặp rắc rối khi ban lãnh đạo công ty không được nhà đầu tư tín nhiệm. 

2. Định tính và định lượng các rủi ro

Bản chất việc định tính và định lượng rủi ro là nhà đầu tư cần dự đoán phản ứng của công ty phát hành đối với nguyên nhân và nguồn gốc của các loại rủi ro đã được xác định. Có thể giả định rằng một khi xuất hiện các nhân tố rủi ro, công ty phát hành sẽ được gì và mất gì.

3. Đánh giá đầy đủ các tác động của rủi ro

Muốn đánh giá đầy đủ những tác động của rủi ro, nhà đầu tư cần tính toán các chi phí và cổ tức. Trong một số trường hợp, việc quản trị rủi ro cần phải mất nhiều nguồn lực ( Về tiền bạc và thời gian) của công ty niêm yết. Do đó, nhà đầu tư phải cần nhắc xem việc quản trị rủi ro như vậy có thật sự mang lại lợi ích lớn hơn so với chi phí cần bỏ ra hay không.

4. Đánh giá năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi ro

Chương trình bảo hiểm rủi ro được thực hiện nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư, một khi rủi ro phát sinh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi ro là rất khác nhau, nên nhà đầu tư phải xem xét một cách có cơ sở năng lực thực tế của họ trước khi thực hiện vụ đầu tư.

5. Chọn lựa công cụ quản trị rủi ro thích hợp

Đây là nội dung then chốt và cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược quản trị rủi ro. Ở đây, nhà đầu tư phải biết chọn ra một hoặc một vài giải pháp cụ thể. Ví dụ, đối với các sản phẩm phải sinh trên thị trường chứng khoán, người ta có thể sử dụng các hợp đồng về quyền chọn (Option) và hợp đồng tương lai ( Future) làm công cụ hạn chế rủi ro. Các công cụ nói trên có ưu điểm là tính thanh khoản ( Liquydity) cao và có hiệu quả về giá, tuy nhiều người vẫn cho rằng các công cụ này không đủ linh hoạt, không khắc phục được các rủi ro cố hữu, chưa kể chi phí theo dõi khá tốn kém.

CHƯƠNG 8: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Phân tích kỹ thuật là dự đoán các biến động về giá cả trong tương lai dựa trên việc xem xét giá trong quá khứ với nền tảng giả định là giá cả phản ánh tất cả mọi biến động của thị trường. Phương pháp này không tập trung vào việc đi tìm nguyên nhân tại sao nhà đầu tư lại mua nhiều hơn hay bán nhiều hơn một loại cổ phiếu nào cụ thể, mà chỉ tập trung vào các thông tin được đưa ra trực tiếp tư giá nhằm tìm ra các tín hiệu mua hay bán và có hành động thích hợp dựa theo các tín hiệu mua - bán này. Công cụ cơ bản để phân tích kỹ thuật là đồ thị biến động giá (Chart). Bên cạnh đó còn rất nhiều công cụ hỗ trợ cho phân tích kỹ thuật mô hình nến Nhật Bản ( candlestich Chart Patterns), các mô hình giá biến động tiếp tục xu hướng, các mô hình giá biến động đảo ngược xu hướng, các công cụ thống kê...Tuy nhiên, được biết đến nhiều nhất vẫn là lý thuyết sóng Elliott ( Elliot Ware), bởi đây là sự tổng hợp  của các trường phái phân tích nêu trên, nhưng ưu tiên nhiều hơn về phân tích kỹ thuật. Lý thuyết sóng Elliot phản ánh quy luật biến đổi của giá cả đối với những loại hàng hóa được giao dịch dịch tự do trên thị trường. Có thể vận dụng lý thuyết này để dự báo xu hướng giá vàng, bạc, chứng khoán, dầu mỏ, ngoại hối, nông sản...mặc dù việc áp dụng lý thuyết này vào từng loại hàng hóa cụ thể còn phải tính đến những đặc thù riêng của từng loại hàng hóa. Trong phạm vi áp dụng cuốn sách này, chúng ta đề cập tới việc ứng dụng lý thuyết sóng Elliot vào hoạt động giao dịch và kinh doanh chứng khoán.

1. LÝ THUYẾT SÓNG ELLIOT

Lý thuyết sóng Elliot được đặt theo tên người đề xuất và xây dựng - Ralph Elliot. Những tư liệu chính được ông sử dụng đều có nguồn gốc từ thị trường chứng khoán. Lấy cảm hứng từ lý thuyết Dow, Elliot khám phá ra rằng sự dịch chuyển giá trên thị trường chứng khoán có thể được tiên đoán trước bằng cách quan sát và nhận dạng mô hình lặp lại của các đợt sóng. Ông đúc kết thành lý thuyết mang Nguyên tắc Sóng và toàn bộ nguyên tắc được ông trình bày chi tiết trong cuốn sách " The Ware Principle" (Nguyên tắc sóng) được xuất bản 1938 và hàng loạt bài báo xuất bản trên tạp chí Financial World của giới tài chính 1939. Nội dung cơ bản của lý thuyết Sóng Elliot có thể được tóm tắt như sau:

1. Nhịp căn bản của các bước sóng

Nguyên tắc " Mỗi quyết định giao dịch trên thị trường đều được tạo ra bởi những thông tin có ý nghĩa ( meaningful infomation) và sau đó mỗi thành công và hành động, này lại tạo ra những thông tin giao dịch vào cơ cấu của thị trường lập tức gây ảnh hưởng lên thị trường, và việc kết nối thông tin giao dịch giữa các thành viên trên thị trường tiếp tục gây ra một chuỗi hành vi của các thành viên khác. Chuỗi thông tin phản hồi này bị chi phối/ ảnh hưởng bởi bản  chất xã hội của con người (  Man's social nature) và quá trình này tạo ra những hình thái lặp đi lặp lại. Và có tính chất lặp lại này có thể được dự báo trước. Thị trường có quy luật của mình. Sự di chuyển của nó mở ra dưới dạng các cánh sóng, và các cánh sóng là mẫu mô hình xảy ra một cách tự nhiên. Chu kỳ Elliot gồm có một nhịp cơ bản với năm cánh sóng theo xu hướng chính, được theo sau bởi ba cánh sóng điều chỉnh di chuyển theo xu hướng ngược lại với xu hướng chính. Chuỗi sóng cơ bản này duy trì không đổi và chúng được ký hiệu 1,2,3,4,5,a,b,c. Các sóng 1, 3, 5 trong năm cánh sóng đầu thể hiện xu hướng chính của thị trường, gọi là sóng đẩy tới ( Impulse Wares), còn ba cánh sóng a,b,c có xu hướng ngược lại với năm cánh sóng đầu được gọi là sóng điều chỉnh (Corrective Ware). Trong tám cánh sóng này, sóng 2 điều chỉnh lại sóng 1, sóng 4 điều chỉnh lại sóng 3, và sau đó sóng 3 a,b,c điều chỉnh lại toàn bộ 5 cánh sóng đầu. Xu hướng chính của thị trường được tạo bởi các sóng từ 1 đến 5 có thể là xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm( Hình minh họa cho xu hướng tăng). Tám cánh sóng cơ bản nêu trên (1,2,3,4,5,a,b,c) lại là thành phần của các con sóng của chu kỳ lớn hơn như minh họa ở hình 2 sau đây.

2. Đặc điểm của các cánh sóng

Sóng 1: Là  lúc thị trường bắt đầu thay đổi xu hướng trước đây của nó, ví dụ xu hướng trước đó là xu hướng xuống ( Downtrend) thì sóng 1 là lúc thị trường bắt đầu hướng lên (Uptrend). Sóng 1 bắt đầu từ điểm kết thúc của sóng 5 hoặc từ điểm kết thúc cánh sóng điều chỉnh cuối cùng của chu kỳ ngược hướng trước đó. Trong sóng 1 sẽ có 5 sóng nhỏ hơn ở trong bao gồm 1-2-3-4-5.

Sóng 2: Di chuyển ngược hướng với sóng 1 và thường lặp lại (Thoái lui) gần các mức Fibonaci 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, 76.4% so với chiều dài sóng 1. Trong sóng 2 sẽ có 3 sóng nhỏ hơn nằm bên trong bao gồm a,b,c

Sóng 3: Thường là cánh sóng dài nhất trong các cánh sóng.Một cách để nhận diện sóng 3 là độ dốc và tốc độ di chuyển của giá. Sóng 3 sẽ dốc hơn sóng 1 và đôi khi giá di chuyển theo một đường thẳng đứng. Trong khoảng thời gian xảy ra sóng 3, các thông tin cơ  bản tích cực ( Good fundamentals) bắt đầu hỗ trợ cho sóng 3 di chuyển ( Điều này không xảy ra đối  với sóng 1). Chiều dài tối thiểu của sóng 3 là bằng chiều dài của sóng 1, và thông thường nó sẽ có chiều dài trong khoảng 1,62 đến 2,62 lần sóng 1 tính từ đáy sóng 2. Trong sóng 3 sẽ có 5 sóng nhỏ hơn nằm trong bao gồm 1-2-3-4-5.

Sóng 4: Khi sóng 3 kết thúc, nhiều nhà đầu tư sẽ thu lợi nhuận về ( Take proffit) nên họ sẽ hành động ngược lại sóng 3, tức là nếu trước đó họ đã mua vào thì nay họ bán ra. Sóng 4 lặp lại ( Thoái lui) gần các mức Fibonacci 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% so với chiều dài sóng 3. Khoảng lặp lại ( Thoái lui) đối với sóng 4 thường từ 33% đến 50% chiều dài của sóng 3. Trong sóng 4 sẽ có 3 sóng nhỏ hơn nằm bên trong đó, bao gồm a-b-c. Các dạng sóng điều chỉnh phức tạp như Triangle, Double, hay Triple three... thường xảy ra tại sóng 4.

Sóng 5: Là cánh sóng cuối cùa một  xu hướng chính. Cách xác định mục tiêu của sóng 5 như sau: Trước tiên cần kiểm tra xem hiện tượng mở rộng đã xảy ra ở sóng 1 hoặc sóng 3 hay chưa ( Hiện tượng sóng mở rộng sẽ được trình bày trong phần tiếp theo). Trong 3 sóng đẩy tới 1,3,5 thường hay xảy ra hiện tượng mở rộng (kéo dài) tại một trong ba cánh sóng này và chỉ xảy ra tại một trong ba cánh sóng mà thôi. Nếu hiện tượng mở rộng đã xảy ra ở sóng 3 thì sóng 1 và sóng 5 sẽ có chiều dài gần bằng nhau ( Hai trong ba cánh sóng tăng trưởng thường khuynh hướng tương đương nhau về thời gian và độ dài). Nếu sóng 1 và sóng 3 có chiều dài gần bằng nhau thì nhiều khả năng sóng 5 sẽ mở rộng. Sau đó, đo khoảng cách giá từ đáy sóng 1 đến đỉnh sóng 3 rồi nhân với tỷ lệ Fibonaci 0.618:1 và 1.618 rồi cộng các kết quả này đáy sóng 4. Sóng 5 thường kết thúc ở gần các mức giá này. Trong sóng 5 sẽ có 5 sóng nhỏ hơn nằm trong đó, bao gồm 1-2-3-4-5. 

Sóng điều chỉnh: Sau khi kết thúc sóng 5, chúng ta có các cánh sóng điều chỉnh a-b-c. Sóng điều chỉnh có các dạng chính như zigzag, flats, triangle, double threes và triple threes. Mỗi dạng chính này lại được chia ra làm nhiều dạng nhỏ hơn. Tuy nhiên việc đếm các cánh sóng điều chỉnh khi nó đang diễn tiến sẽ khó khăn hơn việc nhận dạng các cánh sóng đẩy tới, do vậy chúng tôi chỉ trình bày một số sóng cơ bản

Sóng điều chỉnh dạng zigzag và dạng Zigzag và flat. Dạng Zigzag có đặc điểm là sóng a có 5 sóng nhỏ bên trong, sóng b có 3 sóng nhỏ bên trong và sóng c có đủ 5 sóng nhỏ bên trong. Ở dạng điều chỉnh này, sóng b sẽ thường lặp lại khoảng 38% đến 62% chiều dài sóng a, còn sóng c có đặc điểm giống như sóng 3. Dạng Flat có đặc điểm là sóng a và b có 3 sóng nhỏ bên trong và sóng c có đủ 5 sóng nhỏ bên trong. Chiều dài của 3 cánh sóng a,b,c là gần tương đương nhau.

Sóng điề triaungles là dạng sóng điều chỉnh có mô hình 5 sóng được đặt tên là a-b-c-d-e, và trong mỗi sóng a-b-c-d-e này có 3 bước sóng nhỏ. Dạng Triangle thường xảy ra ở sóng 4 nằm trong chuỗi sóng 1-2-3-4-5, hoặc ở sóng b nằm trong 3 sóng điều chỉnh a-b-c. Ngoài 3 dạng sóng điều chỉnh như trình bày ở trên còn có những sóng điều chỉnh được Elliot đặt tên là Double and Triple Threes, Expanded Flats, Double and Triple Zigzags... và khi các sóng này đang diễn tiến thì việc điếm và xác định các nút sóng ( Điểm kết thúc của một bước sóng) là rất phức tạp. Đặc điểm chung của các sóng điều chỉnh là sóng b luôn luôn có 3 sóng nhỏ bên trong ở bất kỳ dạng nào, sóng a có thể chứa 3 hoặc 5 sóng trong, còn sóng c thì (Ngoại trừ trường hợp Triangle) luôn có 5 sóng nhỏ bên trong. Khi sóng a có đủ 5 sóng bên trong thì 3 sóng điều chỉnh sẽ rơi vào dạng Zigzag. Khi sóng a chỉ có 3 sóng bên trong thì sóng điều chỉnh sẽ rơi vào một trong các dạng Flat, Triangle hoặc các dạng phức tạp còn lại.

3. Một số trường hợp đặc biệt

Sóng mở rộng (Extension) xảy ra ở các cánh sóng 1,3 hoặc 5, nhưng  thường xảy ra nhiều nhất ở sóng 3. Đây là hiện tượng một cánh sóng được kéo dài hơn những mục tiêu thông thường của nó. Sóng bị cắt cụt (Truncation) chỉ xảy ra ở sóng 5, nên còn được gọi là " truncation fifth". Elliot sử dụng từ " Fail-ure" để mô tả trường hợp này. Đó là khi đỉnh sóng 5 kết thúc ở mức thấp hơn đỉnh sóng 3 trong xu hướng lên (Uptrend) hoặc đáy sóng 5 kết thúc ở mức thấp hơn đỉnh sóng 3 trong xu hướng lên hoặc đáy sóng 5 kết thúc ở mức cao hơn đáy sóng 3 trong xu hướng xuống (Down trend). Hiện tượng bị cắt cụt này ít khi xảy ra, nếu có thì chỉ xuất hiện sau khi sóng 3 mở rộng quá mạnh trong một chu kỳ 5 sóng. Tuy nhiên, để kết luận một cánh sóng 5 bị cắt cụt, điều kiện tối thiểu là sóng 5 đó phải chứa đầy đủ 5 sóng nhỏ hơn ở trong

4. Ba quy tắc sóng Elliot

Đây là ba quy tắc áp  dụng cho các cánh sóng tăng trưởng. Các quy tắc này sẽ hỗ trợ nhà đầu tư rất nhiều trong việc xác định các bước sóng Elliot 

Quy tắc 1: Sóng 3 không bao giờ là cánh sóng ngắn nhất khi so sánh với sóng 1 và sóng 5. Sóng 3 thường là cánh sóng dài nhất trong ba cánh sóng này.

Quy tắc 2: Sóng 4 không xuống mức thấp hơn đỉnh sóng 1 trong xu hướng lên ( Uptrend) và không lên cao hơn đỉnh sóng 1 trong xu hướng xuống (Down trend)

Quy tắc 3: Nếu sóng 2 di chuyển có hướng rõ ràng thì sóng 4 di chuyển có hướng phức tạp và ngược lại. Nói cách khác, sóng 2 đơn giản thì sóng 4 phức tạp và ngược lại.

DÃY SỐ FIBONACCI

Dãy số Fibonaccy do nhà toán học người Ý Fibonaccy  tìm ra. Dãy số cơ bản này là 0,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144...kéo dài đến vô cực. Nguyên lý của nó là mỗi số trong dãy là tổng của hai số trước đó nghĩa là chỉ cần lấy số đứng sau cộng với số đứng trước thì tìm được con số kế tiếp Ví dụ: 0+1=1, 1+1=2, 2+1=3, 3+2=5, 5+3=8, 8+5=13...Dãy số Fibonacy có những đặc điểm rất thú vị như:

Kể từ sau con số 3, tỷ lệ của một số bất kỳ so với con số lớn hơn kế tiếp sẽ gần bằng 0,618. Ví dụ 1/1 =1,1/2=0.5, 2/3=0.667, 3/5=0.6, 5/8=0.6250, 8/13=0.6154, 13/21=0.619, 21/34=0.6176

Kể từ con số 3 tỷ lệ của một số bất kỳ so với con số thấp hơn kế tiếp sẽ gần bằng 1.618 Ví dụ: 8/5=1.6000, 13/8=1.6250, 21/13=1.6154, 34/21=1.6190...và ta cứ lấy một con số lớn hơn, hoặc nhỏ hơn liền kề sẽ được các giá trị bằng 0.618 và 1.618

Tỷ số của những số xen kẽ gần bằng 2,618 hoặc ngược lại là 0.382 Ví dụ: 55/21=2.619, 21/55=0.318

Dãy số và các tỷ lệ Fibonacy được xem là " Toán học tự nhiên " vì người ta cho rằng các tỷ lệ Fibonacy được tìm thấy rất nhiều trog tự nhiên, chẳng hạn như tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng của con người, tỷ lệ giữa đường kính của nhụy hoa và bông hoa, giữa mắt bão và phạm vi gió xoáy quanh mắt bão...Elliot cũng dựa trên dãy số và các tỷ lệ Fibonacy để xây dựng cơ sở toán học cho lý thuyết sóng của mình, số lượng các cánh sóng của mỗi chu kỳ, mức lặp lại thoái lui của các cánh sóng...chính là các con số và các tỷ lệ trong dãy số Fibonacy. Tỷ lệ thường được ông sử dụng trong phân tích kỹ thuật là 38.2%, 50%, và 60,8%.

HỆ THỐNG KÊNH (CHANNELING)

Trên đồ thức tế, chúng ta thấy một hiện tượng đáng chú ý, đôi khi giá có khuynh hướng di chuyển giữa hai đường thẳng song song, và hai đường thẳng song song này được ví như hai bờ kênh để dòng nước (Giá) di chuyển bên trong. Elliot sử dụng những đường song song để trợ giúp cho việc đếm sóng và xác định mục tiêu của các cánh sóng mỗi khi hiện tượng này xảy ra. Dưới đây là ví dụ về việc xây dựng các đường kênh với xu hướng lên ( Uptrend). Xây dựng các đường kênh với xu hướng xuống cũng được thực hiện theo cách tương tự. Kênh khởi đầu được xây dựng với ít nhất ba điểm khác nhau là các điểm kết thúc của sóng 1, sóng 2, và sóng 3. Khi sóng 3 kết thúc, vẽ 1 đường thẳng nối đỉnh sóng 1 với đỉnh sóng 3 và chúng ta được đường kênh phía trên. Sau đó vẽ 1 đường thẳng song song với đường kênh phía trên này đi qua đáy sóng 2 và ta sẽ được đường kênh phía dưới. Đường kênh phía dưới này được dùng để ước lượng điểm kết thúc của sóng 4. Xem hình 6 minh họa sau đây. Nếu sóng 4 kết thúc tại một điểm không đụng đường kênh phía dưới, chúng ta phải xây dựng lại đường kênh mới để ước lượng điểm kết thúc sóng 5. Vẽ lại đường thẳng nối từ đáy sóng 2 tới đáy sóng 4, chúng ta được đường kênh phía dưới. Sau đó vẽ tiếp một đường thẳng song song với đường thẳng này và đi qua đỉnh sóng 3, chúng ta được đường kênh phía trên. Nếu sóng 1 và sóng 3 diễn tiến bình thường, đường kênh phía trên mới vẽ lại này sẽ được dùng để ước lượng điểm kết thúc sóng 5. Nếu sóng 3 di chuyển quá nhanh và gần như thẳng đứng, chúng ta vẽ thêm một đường kênh nữa song song với đường kênh trên mới vẽ, nhưng đi qua đỉnh sóng 1. Giờ đây, chúng ta có hai đường kênh phía trên, một đường đi qua đỉnh sóng 1 và một đường đi qua đỉnh sóng 3, và chúng ta có thể dùng cả hai kênh này để ước lượng điểm kết thúc sóng 5. Trong trường hợp này, đường kênh phía trên đi qua đỉnh sóng 1 thường cho kết quả chính xác hơn về điểm kết thúc của sóng 5. Trên đây là một số điểm căn bản của nội dung lý thuyết sóng Elliot. Nguyên tắc sóng này là quy luật vận động giá cả của các loại hàng hóa được giao dịch mua bán tự do trên thị trường và giá cả do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định bởi các "Sắc lệnh" (Edict). Mỗi loại hàng hóa khác nhau sẽ đặc điểm vận động riêng về tính chất của từng bước sóng, thời gian xảy ra các bước sóng...nhưng nguyên tắc sóng cơ bản nêu trên vẫn không thay đổi. Việc nắm bắt và vận dụng lý thuyết sóng Elliot vào hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ giúp nhà đầu tư tận dụng được nhiều cơ hội và tránh né được nhiều rủi ro trong thị trường này. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư chưa từng làm quen và sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật này thì việc tiếp cận và áp dụng lý thuyết sóng Elliot sẽ gặp khá nhiều khó khăn.

LUẬN THUYẾT DOW VÀ CHỈ SỐ DOW JONES

Luận thuyết này được xây dựng bởi Charles Henry Dow cha đẻ của ngành phân tích kỹ thuật. Dow ví thị trường chứng khoán như một đại dương, trong đó giá cả thị trường lên xuống tựa như thủy triều với những đợt sóng lớn và nhỏ, những đỉnh cao và đáy sâu. Mỗi trào lưu của thị trường chứng khoán sẽ có ba chuyển động chính là trào lưu chính, phản ứng nghịch và sự lên xuống hàng ngày. Thủy triều lên cao tượng trưng cho giá chứng khoán tăng và ngược lại, thủy triều xuống tượng trưng cho giá chứng khoán hạ. Trào lưu chính được xem như khối nước thủy triều bao trùm cả đại dương ( Thị trường chứng khoán) trong một thời gian dài từ 1 - 4 năm. Trào lưu này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những đợt sóng lớn và những gợn sóng nhỏ. Phản ứng nghịch là những lúc con sóng đi ngược lại dòng nước thủy triều, nhưng về cơ bản vẫn phải lên hay xuống theo trào lưu chính. Sự lên xuống hàng ngày chỉ là những con sóng nhỏ, không ảnh hưởng đến trào lưu chính. Tuy có ba chuyển động là trào lưu chính, phản ứng nghịch và sự lên xuống hàng ngày, nhưng trên thực tế đa số chứng khoán lại biến động lên xuống theo cùng một chiều. Nhận ra xu hướng chung đó, năm 1889, Charles Dow cùng Edward Jones và Chales Bergstresser hợp tác thành lập Dow Jones và Company và cho ra đời tờ báo Wall Street Journal. Với cái tên bắt nguồn từ Wall Street trái tim tài chính của nước Mỹ, tờ báo chuyên về kinh doanh này đã tập hợp giá hàng ngày của một số loại chứng khoán của những công ty đại chúng lớn nhất tại Mỹ để trên cơ sở đó tính ra mức giá trung bình, gọi là chỉ số Dow Jones. Trên tờ Wall Street Journal chứng khoán được chia ra thành ba nhóm ngành chính là công nghiệp vận tải và dịch vụ nhưng người ta thường dựa trên hai ngành công nghiệp và vận tải để dự đoán trào lưu. Cứ sau 30 phút, các chỉ số này lại được cập nhật, tính toán và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trào lưu giá thị trường chứng khoán cũng lên xuống như nước thủy triều, nên vấn đề cốt yếu là làm thế nào để biết được thời điểm bắt đầu các trào lưu đó. Theo lý thuyết Dow, bất cứ dấu hiệu nào của trào lưu lên giá hay trào lưu xuống giá cũng chịu sự tác động của hai ngành kinh tế chủ chốt là công nghiệp và vận tải. Nếu hai bờ biển công nghiệp và vận tải cùng đồng điệu trong đại dương là thị trường chứng khoán thì sẽ không có gì đáng bàn. Nhưng nếu chỉ thấy một bờ này có nước dâng cao, còn bờ bên kia tình hình ngược lại, thì đó chưa phải là dấu hiệu cho thấy nước thủy triều lên ( Chưa có trào lưu). Chỉ khi nào cả hai bờ cùng có cùng có nước tràn bờ, hoặc cùng rút nước trong một thời gian đủ lâu, chúng ta mới có thể nói rằng nước thủy triều đang lên hoặc đang xuống. Đối với thị trường chứng khoán cũng vậy. Khi cả chỉ số công nghiệp và vận tải cùng lên cao hơn mức cũ hoặc xuống thấp hơn mức cũ thì mới có thể xác nhận là thị trường đang ở trào lưu lên giá hoặc xuống giá. Chỉ số Dow Jones là chỉ số lâu đời nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ và được xem như kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh, không chỉ riêng trong lĩnh vực chứng khoán mà của cả nền kinh tế. 

Một số kinh nghiệm đầu tư của các nhà đầu tư trong quá khứ

NICOLAS DARVAS

" Không bao giờ có cổ phiếu tốt hoặc xấu mà chỉ có cổ phiếu tăng giá hoặc sụt giá"

Kẻ ngoại đạo kiên trì

Trong số những người có tên trong cuốn sách Bài học từ những nhà kinh doanh thành công chứng khoán Nicolas Darvas là người duy nhất không bắt đầu hay thậm chí chưa từng làm qua nghề môi giới chứng khoán. Sau khi đầu tư thành công 8000 đô la ông bị cuốn hút. Ông bắt đầu dò hỏi những người ông biết, tiếp xúc với họ hàng ngày để tìm hiểu xem họ biết cổ phiếu nào tốt hoặc có mẹo hay nào không. Chẳng mấy chốc ông nhận thấy rằng phần lớn những người mà ông hỏi dường như cũng biết chút ít về cổ phiếu và họ sẵn lòng khuyên ông nên mua loại cổ phiếu nào. Nhiều người cho ông biết những loại cổ phiếu chắc chắn sẽ giúp ông nhanh chóng trở nên giàu có. Phương pháp giao dịch tùy hứng này đã gây ra những kết quả đáng buồn, chẳng bao lâu sau ông thua lỗ trung bình khoảng 100 đô la mỗi tuần. Dường như tất cả những lời khuyên tận tình của người khác đều không đem lại thành công cho ông. Ông mua và bán các cổ phiếu rất nhanh và thường mua với số lượng cổ phiếu nhiều hơn khi có người khuyên ông nên làm như vậy. Đôi khi ông nắm giữ cùng một lúc từ 25 đến 30 loại cổ phiếu khác nhau, chúng đều mang lại cho ông nhiều lợi nhuận được ông yêu thích gọi là " Những con vật cưng". Thậm chí ông còn bắt đầu kinh doanh theo cổ ngữ. Và đều này đã dẫn đến ông sẵn sàng bán cổ phiếu đi để kiếm được khoản lợi nhuận ít ỏi ngay khi có thể. Và do vậy, ông thường xuyên phải giao dịch quá nhiều trên thị trường. Sau gần một năm giao dịch như vậy, ông trở nên cáu cỉnh vì nhiều cổ phiếu không tăng giá. Vì vậy, ông quyết định thay đổi chiến lược kinh doanh của mình. Sau đó Darvas bắt đầu đặt mua tờ tin tức hàng ngày về thị trường chứng khoán và các dịch vụ đầu tư. Những người viết bản tin hàng ngày và viết về các dịch vụ đầu tư đó cũng thường xuyên theo dõi thị trường. Họ giúp ông phán đoán thị trường chính xác hơn là việc ông nghe theo những người bình thường gặp trên đường phố. Ông bắt đầu tìm mua những cổ phiếu mà tờ tin tức hàng ngày đặc biệt giới thiệu. Một lần nữa kết quả ông không mong đợi đã trở thành hiện thực, ông không chỉ mất đi một khoản tiền lớn mà còn tốn kém khá nhiều cho các dịch vụ ông đặt mua. Sau đó, Darvas quyết định sẽ trực tiếp tiếp cận những nguồn thông tin tốt nhất đó là các nhà môi giới. Vì sao thì các nhà môi giới không chỉ tham gia thị trường hàng ngày mà thực tế họ còn kiếm sống bằng cách tư vấn cho người khác về loại cổ phiếu nên mua. Thông qua sự tư vấn của người môi giới, giờ đây Darvas giao dịch những cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán New York và ông nghỉ rằng mình đã khám phá ra bí mật thị trường cổ phiếu. Đến lúc, ông đã trở thành một nhà giao dịch cổ phiếu thực thụ. Để hiểu hơn ngôn ngữ của những người môi giới và của những người giao dịch cổ phiếu, ông bắt đầu đọc tất cả những cuốn sách về thị trường cổ phiếu và về lĩnh vực đầu tư mà ông có thể tìm được. Trong một bài phỏng vấn đặc biệt Darvas cho biết ông đọc hơn 200  đầu sách về thị trường về đầu tư cổ phiếu và những nhà đầu cơ trên thị trường này. Những kiến thức ông thu được khi đọc các quyển sách về thị trường cổ phiếu và tài chính đã khiến ông quyết định giao dịch dựa trên các nguyên tắc cơ bản của cổ phiếu hơn là dựa trên những lời khuyên của người mua giới cổ phiếu vì lời khuyên của họ cũng không đem lại kết quả khả quan. Phương pháp giao dịch dựa trên các nguyên tắc cơ bản này đòi hỏi ông phải tập trung cao đọ tới từng nghiên cứu chi tiết diễn biến và phân tích kỹ lưỡng thị trường. Ông đã tiến hành công việc này rất cẩn thận. Đồng thời, ông cũng xem xét các bản  báo cáo thường niên, tìm hiểu nghiên cứu thị trường theo nhiều cách. Ông bắt đầu giao dịch cổ phiếu dựa trên những cách thức được mọi người trên phố Wall ưu chuộng như tỷ lệ P/E. xếp loại cổ phiếu...những lần giao dịch này cũng không mang lại kết quả khả quan cho lắm, nhưng đều quan trọng là ông đã bắt đầu khám phá ra tầm quan trọng của những nhóm cổ phiếu và rằng các cổ phiếu thương đi theo xu hướng của những cổ phiếu hàng đầu trên thị trường. Sau đó, ông quyết định chọn nhóm cổ phiếu mạnh nhất và chọn loại cổ phiếu hàng đầu của nhóm này để giao dịch dựa trên việc tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc cơ bản. Từ những phân tích trên ông đã phát hiện ra một loại cổ phiếu của mọt tập đoàn kinh doanh thép hàng đầu trên thị trường lúc đó là Jones & Laughlin Steel. Ông mua 1.000 cổ phiếu có chênh lệch so với giá mua vào ( Mua vào thời điểm đó là 70%) với giá 52,50 đô la mỗi cổ phiếu. Ông đã đầu tư 36.750 đô la tất cả số tiền ông có vào loại cổ phiếu này, ông không tin vào mắt mình khi giá cổ phiếu bắt đầu giảm cho dù ông đã thực hiện đúng cách theo tất cả những nguyên tắc cơ bản đã học được và đã cẩn thận trong việc lựa chọn cổ phiếu hàng đầu. Ông không thể chấp nhận sự thật là cổ phiếu đó đang sụt giá, ông vẫn cho rằng cổ phiếu đó không thể rớt giá xuống mức thấp như hiện tại. Cuối cùng, khi giảm giá mạnh hơn, ông quyết định bán đi với giá 44 đô la và ông mất khoảng 9000 đô la.

Ông đã rút kinh nghiệm từ những lần giao dịch cổ phiếu của Tập Đoàn Thép Jones & Laughlin một cú trời giáng đối với chiến lược mới phát hiện thấy và khi tìm kiếm trong đống giấy tờ ông để ý thấy một loại cổ phiếu là Taxes Gulf Producing. Cổ phiếu này liên tục tăng giá trong khi ông chưa hề nghe nói đến công ty đó, ông không biết lý do tại sao giá cổ phiếu lại tăng liên tục tất cả những gì mà ông biết đó là cổ phiếu này đang tăng giá. Ông không thể tin việc giá cổ phiếu này lại tăng giá  vì ông chắc chắn rằng mình đã biết tất cả các công ty trong quá trình nghiên cứu thông tin cơ bản về cổ phiếu. Sau khi theo dõi loại cổ phiếu này và diễn biến giá của nó, ông quyết định mua 1000 cổ phần với giá 43,25 đôla một cổ phiếu ông đã kiếm lợi nhuận là 5000 đôla sau khi đã trừ đi các khoản phí hoa hồng. Gần 3 năm đã trôi qua kể từ sau cuộc giao dịch đem lại nhiều lợi nhuận với cổ phiếu Brilund và sau khi thử nhiều phương pháp kinh doanh mà chúng tôi đã cập nhật ở trên, Darvas đã hiểu được nguyên nhân tại sao cổ phiếu đó trên thị trường và ông cho rằng đây là điểm quan trọng. Sau đó, ông quyết định giao dịch dựa trên chính diễn biến của thị trường và bắt đầu nghiên cứu cẩn thận các biến động về giá giữa các loại cổ phiếu. Ông còn quyết định nghiên cứu những mô hình và sơ đồ cổ phiếu trước đây, nghiên cứu diễn biến về giá hoạt động của những cổ phiếu này. Ông đã say mê nghiên cứu biểu đồ của những cổ phiếu kia, chính niềm say mê nghiên cứu này là yếu tố giúp ông thu được nhiều lợi nhuận khi giao dịch trong những năm tới, ông tiếp tục nghiên cứu bằng việc kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích chuyên môn, theo cách ông gọi là phương pháp chuyên môn Cơ bản phương pháp đã trở thành nền tảng để ông xây dựng thuyết Hình hộp. Qua những nghiên cứu kỹ lưỡng này, Darvas nhận ra rằng không có cổ phiếu hay hoặc không có cổ phiếu dỡ. Mà chỉ có những cổ phiếu tăng giá hoặc mất giá và giá cổ phiếu được xác định trên luật cung cầu của thị trường. Khám phá này đã giúp ông nhận ra mình nên giao dịch ít hơn và cần phải kiên trì hơn và khi đợi thời cơ đến. Một lần khi ông phải rời thị trấn một tháng để đi biểu diễn, ông đã nhờ người môi giới giúp mình quản lý 10.000 đôla. Lúc về Darvas phát hiện thấy người môi giới của mình đã thực hiện thấy người môi giới của mình đã thực hiện 40 lần giao dịch trong vòng  một tháng khi ông đi vắng. Kết quả là ông ta chỉ thu được 300 đôla tiền lãi. Nhưng Darvas nhận thấy một điều là người môi giới này đã bán nhiều cổ phiếu đang tăng giá chỉ để kiếm được một khoản lợi nhuận nhỏ và giữ lại những cổ phiếu mất giá với hy vọng sẽ thu hồi lại vốn. Nhận xét này khiến Darvas tin rằng chúng ta không nên bán một cổ phiếu đang tăng giá nhưng phải nhanh chóng bán ngay cổ phiếu mất giá. Ông cũng nhận thấy rằng mua những cổ phiếu giá cao mang lại nhiều lợi nhuận hơn và những cổ phiếu này cũng được giao dịch nhiều hơn. Từ kinh nghiệm này, ông quyết định sẽ không giao dịch dựa trên lời khuyên của những người môi giới nữa. Darvas kết luận rằng công việc kinh doanh của công ty là một chuyện còn diễn biến cổ phiếu của công ty đó lại là chuyện khác. Trong quá trình nghiên cứu, ông thấy mình bị thua lỗ nhiều khi giao dịch cổ phiếu ông coi thất bại thua lỗ là khoản học phí phải trả cho Phố Wall, và quyết tâm phải thành công trên thị trường cổ phiếu. Ông nghiền ngẫm những kinh nghiệm này hệt như một cậu sinh viên cố gắng đạt được tấm bằng thạc sĩ ở trường đại học Harvard danh gia nhất nước Mỹ. Dần dần, ông phát hiện ra nguyên nhân thất bại là do ông đã không tuân theo các nguyên tắc giao dịch, khi thành công lại quá chủ quan và khi thua lỗ lại quá suy sụp. Sau tất cả các nghiên cứu trên,  Darvas vẫn muốn nghiên cứu nhiều hơn nữa và muốn kết hợp các nghiên cứu này thành một chiến lược kinh doanh, chiến lược sẽ đem lại kết quả kinh doanh như ông mong muốn ông tổng kết lại một số kinh nghiệm và những khám phá của mình, ông đã mắc phải tất cả những cám dỗ thông thường mà hầu hết mọi người đều gặp khi mạo hiểm tham gia vào thị trường cổ phiếu như:

- Mua cổ phiếu giá thấp

- Những mẹo nhỏ và những lời đồn đại

- Cổ phiếu tốt giảm giá mạnh trong thời kỳ toàn bộ thị trường chung giảm giá

Ông cũng nhận thấy nếu chỉ dựa vào giá cả, nhất là những cổ phiếu đắt giá, để đưa ra quyết định mua cổ phiếu đó quả là ngu ngốc. Những cổ phiếu từng một thời đứng đầu bảng giá cũng cần phải mất một thời gian khá dài để phục hồi giá sau thời kỳ điều chỉnh giá và phần lớn những cổ phiếu này không bao giờ có thể đạt được mức giá như trước đây nữa. Ông khám phá ra rằng xác định thời điểm giao dịch là một việc làm vô cùng quan trọng và phải xác định được mọi hành động giao dịch của cổ phiếu này trên thị trường chung. Ông kết luận rằng chính số lượng người tham gia giao dịch tăng chứ không phải bản thân sự tăng lên của cổ phiếu, mang lại nguồn lợi nhuận béo bở từ những cổ phiếu đang tăng trưởng này, ông cho rằng mua khi giá của cổ phiếu đang tăng thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và ông cũng không quan tâm đến những cổ phiếu trù khi giá của chúng đang tăng. Cổ phiếu đang tăng giá là yếu tố chính khiến ông quyết định giao dịch. Ông cho rằng thị trường cổ phiếu diễn biến theo cách mà những người tham gia phản ứng theo nó và không ai có thể biết mình sẽ làm gì cho tới khi thực sự làm việc đó. Sau đó, ông tổng kết lại chặng đường dài mình đã trải qua để có được những kinh nghiệm như vậy. Thực ra những kinh nghiệm như vậy. Thực ra những kinh nghiệm này cũng không khác so với kinh nghiệm của phần lớn các nhà kinh doanh cổ phiếu. Sự khác biệt là ở chỗ Darvas không bao giờ chấp nhận việc ngừng giao dịch, ông vẫn quyết tâm giành được thành công trên thị trường cổ phiếu. Hệ thống kinh doanh của ông theo cách thức đặc trưng như sau: 

1. Những mẹo kinh doanh nhỏ và những  tin đồn

2. Đặt mua dài hạn tin tức thị trường cổ phiếu

3. Lời khuyên của người môi giới

4. Những cuốn sách về thị trường cổ phiếu 

5. Các báo cáo thường niên và các nguyên tắc cơ bản 

6. Các cổ phiếu trên thị trường cổ phiếu phi tập trung ( Cổ phiếu nhỏ với số lượng người giao dịch ít)

7. Giao dịch nhờ có tin tức mà chỉ những nguồi có liên quan mới biết.

8. Nghiên cứu (Nhóm cổ phiếu tỷ lệ P/E xếp hạng cổ phiếu...) Đây là nguyên nhân khiến ông thua lỗ 9.000 đôla khi mua cổ phiếu Jones & Laughlin.

9. Chuyên môn ( Diễn biến giá). Đây là nghiên cứu mang lại thành công lớn  nhất.

Ông tiếp tục phát triển các chiến lược và nguyên tắc của mình. Cuối cùng những nổ lực của ông cũng được đền đáp. Từ năm 1952 tới đầu năm 1960, ông tham gia tích cực trên thị trường ông kiếm được 2.450.000 đôla lợi nhuận khi bắt đầu tham gia trên thị trường với việc giao dịch cổ phiếu Brilund. Trong vòng 18 tháng, ông đã kiếm được số tiền lên tới 2.250.000 đôla sau khi ông đã mắc một số sai lầm và sau đó cải thiện các chiến lược kinh doanh của mình. ông thành công và trở nên nổi tiếng đến mức sở Giao Dịch Hoa Kỳ thậm chí còn phải tạm thời không cho ông sử dụng quỹ dự phòng ngăn tổn thất 

Khi những chiến lược mà Darvas áp dụng để thu được lợi nhuận béo bở trở nên phổ biến thì nhiều người bắt đầu giao dịch theo phương pháp của ông và áp dụng khoản dự phòng thua lỗ. Khoản dự phòng này được nhiều người áp dụng đến mức nếu tất cả đồng loạt sử dụng nó thì một loạt cổ phiếu sẽ được bán ra. Hành động này sẽ khiến cho cổ phiếu mất giá nhanh chóng và biến động thất thường trên Sở Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ và khiến cho Sở Giao Dịch phải đình chỉ sử dụng các khoản dự phòng.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sản xuất túi canvas tại tphcm

Bài viết trước được viết trong mục " In Logo túi vải "

 

Sản phẩm khác

IN LOGO TÚI VẢI

Giá: Liên hệ

Túi vải canvas

Giá: Liên hệ

Vải bố canvas

Giá: Liên hệ

Đăng ký đặt hàng