• TÚI VẢI CANVAS IN LOGO

  • Mã sản phẩm: 46
  • Giá : Liên Hệ
  • Minh Gia Huy chuyên may và bán túi vải canvas. Hiện Shop đang có sẵn túi vải kích thước Ngang 33cm Cao 38cm. Màu trắng, chất liệu 100% canvas tự nhiên, có thể in được nhiều màu trên mặt túi mà không hạn chế màu in Liên hệ qua 0938465899 zalo
Thông tin sản phẩm

In túi vải theo yêu cầu

Đặt in túi vải

Bài viết tiếp theo của định giá doanh nghiệp trong mục " In logo túi vải" để tìm hiểu lại nội dung trước bạn click và dòng màu đỏ trên.

b, Định giá vốn chủ sở hữu và định giá doanh nghiệp

Việc định giá doanh nghiệp được bàn đến nhiều trong thời gian gần đây, không chỉ ở doanh nghiệp, mà còn ở các cơ quan hành chính liên quan như Ban Đổi Mới Doanh Nghiệp Trung Ương. Tuy nhiên, trong các cuộc bàn luận đó người ta ít nhắc đến khái  niệm " Định giá vốn chủ sở hữu". Ta cần phân biệt rõ hai khái niệm " Giá trị doanh nghiệp " " Giá trị vốn chủ sở hữu". Ví dụ, nếu doanh nghiệp hay dự án mà 100% là vốn vay, thì giá trị vốn chủ sở hữu sẽ bằng 0. Có hai phương thức thường được sử dụng để tính dòng tiền chiết khấu. Một là dòng tiền được tính chỉ riêng cho vốn chủ sở hữu, hai là tính cho cả doanh nghiệp. Tuy nguyên tắc tính toán giống nhau, nhưng dòng tiền và tỷ lệ chiết khấu của hai trường hợp này lại khác nhau, cụ thể là:

Thứ nhất: Việc định giá vốn chủ sở hữu được thực hiện trên cơ sở tính toán dòng tiền sinh ra bởi vốn chủ sở hữu, tức là bằng tổng dòng tiền thu về của doanh nghiệp trừ đi mọi chi phí, thuế, lãi, và gốc các khoản vay. Tỷ lệ chiết khấu chính là tỷ lệ mong đợi của các nhà đầu tư vốn. Thông thường, người ta tính lãi bằng cách lấy lãi trái phiếu nhà nước ( Hầu như không rủi ro) cộng với mức rủi ro gắn với doanh nghiệp hay dự án. Chẳng hạn, nếu lãi trái phiếu kỳ hạn một năm đối với tiền Việt Nam là 8%, thì mức hiết khấu có thể dao động trong khoảng từ 10% đến 12% năm, tùy mức rủi ro của dự án hay hoạt động của doanh nghiệp. Cần nhó rằng tỷ lệ này đối với những nhà đầu tư khác nhau có thể sẽ khác nhau, dù họ cũng xem xét một dự án, nếu đó là dự án ( Như dự án phát hành của TMS) có sự tham gia của người nước ngoài. Mức chiết khấu mà người nước ngoài yêu cầu thường không giống chiết khấu mà người Việt Nam yêu cầu vì một lý do khá đơn giản, người nước ngoài phải chịu thêm những rủi ro mà người Việt Nam không phải chịu, như rủi ro ngoại hối và chuyển tiền về nước. 

Biểu thức tính giá trị vốn chủ sở hữu rất đơn giản:

Giá trị vốn chủ sở hữu = CFe(1)/(1 + ke) + CFe(2)/(1 + ke)2+...(Cho đến khi doanh nghiệp còn tồn tại)

Trong đó: 

CFe: Dòng tiền phát sinh bởi vốn chủ sở hữu

ke: Mức chiết khấu giá vốn mà nhà đầu tư yêu cầu.

Mô hình tính toán " Dòng tiền chiết khấu" là một trường hợp đặc biệt của mô hình " Dòng tiền chiết khấu của vốn chủ sở hữu". Chẳng hạn, nếu nhà đầu tư nhận được cổ tức trên cổ phiếu là 6.000đ/năm và mức này giữ ổn định nhận như vậy vĩnh viễn với mức chiết khấu đặt ra cho cổ phiếu này là 10%, nhà đầu tư sẽ có công thức tính giá trị cổ phiếu như sau.

Giá trị cổ phiếu ( Tại thời điểm nhận cổ tức đầu tiên) = 6.000đ + 6,000đ/ (1 +10%)2 + 6.000đ/(1 +10%)3 + ...= 60.000đ ( Công thức tính cấp số nhân lùi vô hạn).  Công thức này còn có tên là công thức Gordon. Tuy có vẻ đơn giản, nhưng công thức này giúp nhà đầu tư có khái niệm sơ bộ về giá trị của một cổ phiếu. Nếu phân tích sâu hơn, chúng ta sẽ thấy còn nhiều chi tiết phải bàn ở đây, như mối liên quan giữa mức chi cổ tức và tăng trưởng công ty ( Được tính bằng đẳng thức Dupont) hay khả năng bán cả doanh nghiệp...

Thứ hai giá trị của doanh nghiệp được xác định dựa trên cơ sở dòng tiền chiết khấu của doanh nghiệp, tức là dòng tiền sau khi đã trừ đi các chi phí và thuế, nhưng trước khi trừ lãi và gốc của các khoản nợ ngân hàng. Mức chiết khấu ở đây sẽ là mức chiết khấu trung bình của cả hai phần Nợ và Vốn chủ sở hữu, tùy theo tỷ lệ. Biểu thức toán học của mô hình này là:

Giá trị doanh nghiệp = CFf(1)/(1 + kf) + CFf(2)/ (1 + kf)2 + ...(Cho đến khi doanh nghiệp còn tồn tại)

Trong đó 

CFf: Dòng tiền của doanh nghiệp 

kf: Mức chiết khấu giá vốn trung bình

kf ( trong một số giáo trình về tài chính, đôi khi chỉ số này được ký hiệu là WACC) được tính theo công thức

kf = m x ke + n xkd (m + n = 100%)

Với m và n là tỷ trọng của từng loại tài sản ( m: Vốn chủ sở hữu và n : Nợ)

ke là mức chiết khấu vốn chủ sở hữu đã đề cập ở treenn 

kd thường là lãi suất khoản vay

Ví dụ với tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 40%, mức chiết khấu giá vốn chủ sở hữu là 10%/năm và lãi suất vay ngân hàng là 5,4%/năm, chúng ta sẽ có mức chiết khấu giá vốn trung bình là 

kf = 60% x 10% + 40% x 5,4% = 8,16%/năm

c, Phạm vi áp dụng và những hạn chế của mô hình " Dòng tiền chiết khấu"

Mô hình này được xây dựng dựa trên các tính toán về kỳ vọng thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp và mức chiết khấu vốn nên dễ dàng áp dụng đối với các tài sản hay doanh nghiệp hiện đang có dòng tiền chảy vào ( Tức là lớn hơn 0). Dòng tiền này có mức độ tin cậy nhất định và cơ sở để đánh giá mức độ rủi ro khi tính toán mức chiết khấu giá vốn là có thể xác định được. Tuy nhiên, mô hình này có thể thiếu chính xác trong một số trường hợp như:

- Doanh nghiệp đang gặp khó khăn những doanh nghiệp đang thời kỳ làm ăn thua lỗ, thiếu ngân quỹ và được dự đoán vẫn tiếp tục lỗ trong giai đoạn tiếp theo sẽ rất khó khăn trong việc dự báo dòng tiền, chưa nói đến việc dự báo tốc độ tăng trưởng. Ngay cả khi doanh nghiệp có khả năng vượt qua khó khăn, chúng ta cũng cần thời gian để dòng tiền ( Lớn hơn 0)  mà doanh nghiệp tạo ra được thật sự ổn định

Doanh nghiệp có tính chu kỳ: Những doanh nghiệp này thường bị cuốn theo sự thay đổi của nền kinh tế vĩ mô và chu kỳ phát triển của chúng được đánh giá là rất khó dự đoán do  bị yếu tố bên ngoài chi phối. Đôi khi, do đang ở trong thời kỳ suy thoái của nền kinh tế mà doanh nghiệp trông giống như doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Doanh nghiệp có những tài sản chưa được sử dụng: Do giá trị hiện tại của tổng dòng tiền chiết khấu chỉ gắn với những tài sản tham gia quá trình tạo nên dòng tiền đó, nên những doanh nghiệp có tài sản chưa được sử dụng sẽ khiến việc định gia theo phương pháp " Dòng tiền chiết khấu" trở nên kém chính xác. Nếu gặp phải trường hợp này, nhà đầu tư cần cộng thêm giá trị của tài sản chưa được sử dụng vào kết quả tính toán.

Doanh nghiệp có những bằng sáng chế chưa được sử dụng: Trường hợp này gần giống như trường hợp vừa nêu trên, nghĩa là một khi sáng chế này được triển khai trên thực tế nó khó có thể thúc đẩy đà tăng cường của công ty một cách đáng kể.

Doanh nghiệp tư nhân: Những doanh nghiệp  này thường không có một hệ thống báo cáo tài chính công khai nên nhà đầu tư rất khó khăn trong việc xác định mức độ rủi ro, cũng nhưu trong việc dự báo tăng trưởng. Nguyên lý của phương phpas " Dòng tiền chiết khấu" này tuy đơn giản, nhưng việc áp dụng nó trong thực tế lại tương đối khó khăn và đòi hỏi trình độ, khả năng cũng như kinh nghiệm của nhà phân tích, đặc biệt là khả năng đánh giá, cập nhật số liệu đầu vào và  phạm vi áp dụng của mô hình. Việc triển khai chương trình với các phân tích về bối cảnh và độ nhạy cũng cần một kỹ năng chuyên nghiệp tương ứng. Ở nước ta, đề tài định giá tài sản trong quá trình cổ phần hóa được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, tuy nhiên các vấn đề nêu ra lại tập trung chủ yếu vào thủ tục hành chính và các quy trình pháp luật, còn phương pháp định giá được coi là " Đã ổn", " Không việc gì phải bàn cãi" những tư tưởng này đã dẫn đến những vụ định giá làm thất thoát, mất mát tài sản công. Bên cạnh đó, việc chậm trễ trong quá trình định giá khi triển khai cổ phần hóa còn gây ra thiệt hại lớn cho quốc gia: Đó là thời gian và cơ hội. Nguyên chủ tịch Tập đoàn  Daewoo Kim Woochong đã nói" Có rất nhiều thứ quý giá trong cuộc đời này như tài sản, công việc,...nhưng cái đáng quý giá nhất chính là thời gian...Bạn hãy luôn làm một việc gì đó... Thời gian đi nhanh như một mũi tên và không bao giờ trở lại"

2.2 Phương pháp " Định giá tương đối"

Đây là phương pháp định giá dựa trên sự so sánh các tài sản " Tương đương"

a, Cơ sở định giá

Theo phương pháp này, người ta định giá một tài sản bằng cách so sánh những tài sản " Tương đương" trên cơ sở các biến số chung như lãi, dòng tiền, giá trị sổ sách hay doanh thu. Một trong những yếu tố thường được sử dụng trong phương pháp này là chỉ số P/E ( Giá trên thu nhập) tring bình của ngành công nghiệp. Giả thiết được sử dụng ở đây là các doanh nghiệp trong cùng một ngành công nghiệp có thể so sánh được với nhau và thị trường có thể định giá các doanh nghiệp này ( Tính trung bình) một cách khá chính xác. Các chỉ số khác cũng thường được sử dụng là chỉ số giá/ Giá trị sổ sách và giá/ doanh số. Ngoài ra, để phân tích hãy so sánh, người ta còn dùng các chỉ số như giá/ dòng tiền, giá/cổ tức.

b, Cách sử dụng các chỉ số so sánh

Các nhà phân tích có thể sử dụng ít nhất hai phương pháp để định giá tài sản thông qua các chỉ số so sánh như:

Thứ nhất: Sử dụng chỉ số phân tích cơ bản. Theo phương pháp này, người ta so sánh các chỉ số cơ bản của doanh nghiệp cần định giá như tốc độ tăng trưởng của lãi, dòng tiền, tỷ số trả cổ tức hay mức độ rủi ro. Ở đây, chúng ta cũng cần đến những phép tính tương tự như phương pháp tính toán dòng tiền chiết khấu để ước tính các chỉ số tài chính cơ bản. Lợi thế của phương pháp này là có thể biết quan hệ giữa các chỉ số cơ bản với các đặc điểm của doanh nghiệp, cũng như sự tương tác khi thay đổi các chỉ số trên lên những nét đặc trưng của doanh nghiệp, chẳng hạn hiệu ứng khi thay đổi chỉ số lãi gộp lên chỉ số giá/doanh số, chỉ số giá/lãi sẽ ảnh hưởng ra sao nếu mức tăng trưởng giảm đi, mối quan hệ giữa chỉ số giá/giá trị sổ sách và chỉ số lãi/vốn...

Thứ hai: Sử dụng các biến so sánh. Đây là phương pháp ước tính những chỉ số cơ bản của doanh nghiệp bằng cách nghiên cứu, xem xét các doanh nghiệp " Tương đương". Yếu tố then chốt trong phương pháp tiếp cận này là định nghĩa khái niệm " tương đương" của doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết,  nhà phân tích cần kiểm soát toàn bộ các biến số có thể tác động tới những chỉ số nói trên. Trong thực tế, các chỉ số này có thể đơn giản là chỉ số công nghiệp trung bình, hay phức tạp như phải tính toán thông qua mô hình hồi quy nhiều biến...

c, Phạm vi áp dụng và các hạn chế

Điểm hấp dẫn của phương pháp này là đơn giản và dễ áp dụng, bởi người ta có thể nhanh chóng ước tính giá trị của một doanh nghiệp hay tài sản nào đó. Phương pháp này rất hữu ích nếu có nhiều doanh nghipeej tương đương đang được giao dịch trên thị trường tài chính và việc định giá (Trung bình )  các doanh nghiệp là chuẩn xác. Tuy nhiên, nhà phân tích lại dễ phạm phải  sai lầm khi sử dụng phương pháp này, đặc biệt khi áp dụng khái niệm " Tương đương" của doanh nghiệp. Vì hầu như không thể tồn tại hai doanh nghiệp giống hệt nhau về tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro, nên việc định nghĩa doanh nghiệp " Tương đương" phụ thuộc rất nhiều vào chủ kiến của nhà phân tích. Hệ quả là nhà phân tích có thể thiếu chính xác trong việc lựa chọn các doanh nghiệp " tương đương" để đưa vào nhóm tính toán, kéo theo những kết quả định giá sai lầm. Mặc dù hạn chế này cũng tồn tại cả trong phương pháp "Dòng tiền chiết khấu", nhưng các nhà phân tích sử dụng phương pháp " Dòng tiền chiết khấu" thường phải trình bày các giả thiết thông số đầu vào một cách tường tận và minh bạch hơn, trong khi với phương pháp "Tương đương" các giả thiết này thường không được trình bày rõ ràng lắm. Một vấn đề khác cần nhắc đến trong việc sử dụng phương pháp doanh nghiệp " Tương đương" là phương pháp này được xây dựng trên những sai số (Định gia cao hay định giá thấp) của thị trường đối với những doanh nghiệp được đem làm chuẩn. TRong khi đó, phương pháp " Dòng tiền chiết khấu" chỉ dựa vào các thông số như tăng trưởng và dòng tiền của chính doanh nghiệp nên thường không bị ảnh hưởng bởi các sai số thị trường trong việc định giá.

3. MÔ HÌNH RỦI RO VÀ LỢI NHUẬN

Mô hình rủi ro và lợi nhuận là đề tài gây tranh cãi. Các câu hỏi như " Rủi ro được xác định như thế nào ? Bù lại nhà đầu tư được lợi gì ? Rủi ro bao nhiêu thì được chấp nhận ?... làm cho các nhà đầu tư phải cân nhắc rất lâu trước mỗi quyết định đầu tư. Từ giữa thế kỷ trước, các mô hình rủi ro và lợi nhuận đã phát triển song song với lý thuyết về danh mục đầu tư hiện đại. Các phương pháp này được cải tiến liên tục và ngày càng được chấp nhận rộng rãi. Mô hình CAPM (Capital Asset Pricing Model) được sử dụng rộng rãi nhất và thường được xem là chuẩn mực cho các mô hình tính toán khác. Tuy nhiên, sự tranh cãi về phương pháp này cho đến nay vẫn chưa chấm dứt. Điểm ưu việt của mô hình này là việc tính toán tương đối đơn giản và thực tế đã có những kết quả kiểm chứng đáng chú ý. Mô hình CAPM được xây dựng trên giả thiết rằng phương sai của lợi nhuận là  thước đo hợp lý của rủi ro, nhưng chỉ phần phương sai không phân tán được là gắn với phần thưởng tức lợi nhuận đầu tư. Mô hình này đo phần phương sai không phân tán được bằng cách sử dụng phép đo b và cho ta mối quan hệ giữa kỳ vọng lợi nhuận đầu tư với thông số b

Thước đo rủi ro: Trong mô hình định giá tài sản, quyết định đầu tư được xác định bởi không gian hai chiều là lợi tức kỳ vọng ( Phần thưởng) và phương sai của lợi tức (Rủi ro). Trong mô hình CAPM phương sai là thước đo độ rủi ro duy nhất. Đối với những rủi ro bằng nhau, nhà đầu tư sẽ chọn vụ đầu tư có lợi tức lớn hơn. Nói thì có vẻ dễ như thế, nhưng việc thực hiện lại không đơn giản chút nào, bởi những thông số lựa chọn của nhà đầu tư thường rất phức tạp. Chẳng hạn, nhà đầu tư có thể chấp nhận vụ đầu tư có mức đọ rủi ro cao hơn, bởi có khả năng vụ đầu tư đó sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn. Cần nhắc lại rằng, mối liên hệ giữa lợi nhuận đầu tư và rủi ro được dẫn giải bằng cả lý thuyết lẫn thực tế, thông qua việc theo dõi bảng thống kê danh mục đầu tư trong một thời gian dài.

Phần rủi ro gắn liền với lợi nhuận: Mặc dù mô hình CAPM đưa ra mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, nhưng không phải phần rủi ro nào cũng gắn liền với lợi nhuận, nghĩa là  khi chấp nhận những rủi ro này nhà đầu tư không thu được thêm chút lợi nhuận nào cả. Nói chung nhà đầu tư có thể phân tán rủi ro này. Rủi ro của mọi tài sản thường bao gồm hai thành phần 1. Phần rủi ro chỉ gắn với chính tài sản này và 2. Phần rủi ro gắn với toàn thị trường. Hiệu ứng của các động thái thị trường hay của riêng doanh nghiệp có thể gây ra những tác dụng và phản tác dụng. Tuy nhiên, các hiệu ứng này chỉ liên quan đến riêng tài sản trong danh mục ( Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 0) nghĩa là + hoặc - trong một gian đoạn nào đó. Như vậy là hoạt động hay thông tin của doanh nghiệp nào đó có thể tăng  hay giảm giá cổ phiếu. Và danh mục đầu tư lớn tổng các tác động đó sẽ hội tụ về 0

Chiều hướng tác động của thị trường được xem là giống nhau đối với từng tài sản trong danh mục đầu tư ( Mặc dù mức độ  có thể khác nhau), tức là không có hiệu ứng triệt tiêu như ở trên. Điều này có nghĩa là không thể giảm rủi ro thị trường bằng biện pháp phân tán đầu tư. Cụ thể là việc tăng lãi suất cơ bản sẽ làm giảm giá trị của hầu hết các tài sản nằm trong danh mục đầu tư, và không thể hạn chế sự sụt giảm này bằng cách đầu tư danh mục phân tán

Ví dụ nhà đầu tư đang cân nhắc khả năng phân tán rủi ro khi đầu tư một lúc vào hai tài sản. Tài sản A có lợi nhuận kỳ vọng là 15% và độ lệch chuẩn tương ứng là 30% ( Cách tính độ lệch chuẩn sẽ được trình bày vào dịp khác). Tài sản B có lợi tức kỳ vọng là 18% và độ lệch chuẩn tương ứng là 40%. Hệ số tương quan giữa hai tài sản là 0.25. Nếu đầu tư vào hai tài sản này như nhau, lợi tức kỳ vọng và phương sai của danh mục sẽ là:

Lợi tức kỳ vọng = (0,5 x 15%) + (0,5 x18%) = 16,5% 

Phương sai = ( 0,52 x 302) +( 0,52 x 402) +( 2 x 0.5 x0.5 x0.25 x30 x40)= 775

Độ lệch chuẩn = 27.84%

Như vậy độ lệch chuẩn = 27.84%

Như vậy độ lệch chuẩn ( Rủi ro) của danh mục đầu tư sẽ nhỏ hơn rủi ro khi đầu tư và từng tài sản, và nếu thay đổi tỷ lệ đầu tư vào từng tài sản nhà đầu tư sẽ nhận được các lợi tức kỳ vọng và mức độ rủi ro khác nhau.

Danh mục tối ưu với tài sản không rủi ro: Phần lớn nhà đầu tư đều có trong danh mục đầu tư của mình những tài sản được đánh giá là " Không rủi ro". Đặc tính chung của loại tài sản này là: (1) Lợi tức kỳ vọng luôn bằng lợi tức thực tế, tức là phương sai bằng 0, nên hệ số quan hệ tích hợp với từng tài sản khác trong danh mục sẽ bằng o, dẫn đến quan hệ tuyến tính của lợi túc kỳ vọng đối với độ lệch chuẩn.

4. MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ APM

Mô hình APM cũng dựa trên lập luận như với trường hợp CAPM, nghĩa là nhà đầu tư sẽ có danh mục đầu tư hiệu quả hơn, nếu bổ sung thêm vào đó các tài sản với mức độ rủi ro có thể phân tán được. Điều khác nhau ở đây là CAPM chỉ có một yếu tố có thể tác động được. Số lượng và danh mục các yếu tố này được xác định qua những số liệu trong quá khứ của doanh nghiệp hay tài sản đó. Mô hình APM được xây dựng trên giả thiết đơn giản là các nhà đầu tư luôn có thể tìm kiếm những lợi nhuận đặc biệt. Như trường hợp có hai danh mục có cùng độ rủi ro nhưng khác nhau về mức độ lợi nhuận kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ mua ngay vụ đầu tư có lợi nhuận cao hơn. Điều này sẽ làm giá tăng lên kéo theo tỷ lệ lợi nhuận tring bình trở về điểm cân bằng. Theo mô hình này, lợi nhuận được tách làm hai phần: Phần kỳ vọng có thể dự đoán và phần không dự đoán được, trong đó phần không dự đoán được chính là yếu tố tạo ra rủi ro của đầu tư.

Nguồn gốc của rủi ro không dự đoán được: Rủi ro không dự đoán được bao gồm hai phần. (1) Rủi ro riêng của doanh nghiệp và các thông tin chỉ tác động đến doanh nghiệp này và (2) thành phần thị trường có khả năng ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp và những thay đổi không thể tiên liệu của các yếu tố kinh tế vĩ mô như tổng thu nhập quốc dân, tốc độ lam phát, lãi suất ngân hàng... Rủi ro không thể xác định có thể được biểu diễn dưới dạng công thức:

R = m + ?

Trong đó: 

m : Thành phần thị trường của rủi ro không xác định

? : Thành phần liên quan đến riêng doanh nghiệp

Nguồn gốc rủi ro thị trường: Tuy cả hai phương pháp CAPM và APM cùng có đặc điểm là tách rủi ro của riêng doanh nghiệp ra làm hai phần riêng biệt, nhưng chúng lại không đồng nhất khi nói đến rủi ro thị trường. Mô hình CAPM giả thiết rủi ro thị trường được đưa vào danh mục thị trường, còn mô hình APM lại gắn chúng với các yếu tố kinh tế cơ bản và chỉ ra nhiều nguồn tạo ra rủi ro thị trường, như sự thay đổi bất ngờ của tổng thu nhập quốc dân, lãi suất hay lạm phát... 

CHƯƠNG 7: RỦI RO TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán là huy động vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, đem lại khả năng thanh khoản cho chứng các chứng khoán, đánh giá giá trị doanh nghiệp và của nền kinh tế vĩ mô. Đối với các công ty cổ phần, thị trường chứng khoán là nơi giúp các ty nhận được thêm vốn từ công chúng để đầu tư và phát triển. Các doanh nghiệp lớn mạnh, bền vững và ổn định sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển tăng cường nhanh chóng. Mối quan hệ giữa bên cần vốn ( Công ty) và bên có vốn ( Nhà đầu tư tài chính) trở thành mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Và nhà đầu tư tài chính, với tư cách là người cung cấp vốn nhằm mục đích kiếm lợi từ số vốn của mình bỏ ra, luôn phải quan tâm đến những rủi ro trong mỗi vụ đầu tư. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được hiểu là sự dao động của lợi nhuận mong đợi. Để tìm ra biện pháp quản trị hiệu quả, trước hết nhà đầu tư cần hiểu rõ bản chất của thị trường chứng khoán và nhận diện được các rủi ro đó.

1. BẢN CHẤT CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Mặc dù tầm quan trọng của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế thị trường là không thể phủ nhận, nhưng tính chất " Con dao hai lưỡi" của nó nhắc nhở giới đầu tư phải luôn cảnh giác. Thị trường này có một số đặc điểm cần chú ý là: Trước hết, không như thị trường hàng hóa thông thường, cơ chế vận hành của thị trường chứng khoán đã tạo ra một môi trường hết sức thuận lợi để ươm mầm và phát triển hoạt động đầu cơ. Nguyên nhân là vì thị trường chứng khoán có tính thanh khoản ( liqucao và rất dễ di chuyển vốn đầu tư. Người ta có thể mua chớp nhoáng một loại chứng khoán nếu tin rằng nó sẽ lên giá và có thể bán thật nhanh một loại chứng khoán khác khi dự báo nó sẽ xuống giá. Một vụ đầu cơ có thể thực hiện trong thời gian cực ngắn, tùy thuộc vào sự quyết đoán và khả năng hành động của người đầu cơ. Thứ hai, về mặt lý thuyết quan hệ cung - cầu sẽ xác định giá cả hàng hóa trên thị trường. Thế nhưng trên thực tế, quan hệ này lại chịu sự tác động rất lớn từ yếu tố tâm lý của nhà đầu tư. Tuy ở các mức độ khác nhau, nhưng nhà đầu tư chứng khoán nào cũng mang hai trạng thái tâm lý là ham muốn và sợ hãi. Do " Hiệu ứng đám đông" mà là những yếu tố tâm lý thường tạo thành phản ứng dây chuyền trong mua - bán chứng khoán. Lúc này, lợi tức dường như không còn giữ vai trò quyết định trong việc mua - bán chứng khoán, mà giá cổ phiếu bị chi phối bởi tâm lý của giới đầu tư. Có thể nói giá chứng khoán trên thị trường không phải lúc nào cũng phản ánh đúng giá trị thực của nó. Đây chính là điểm cơ bản làm xuất hiện giới đầu cơ. Thứ ba, chỉ trừ một số hành động đầu cơ bị cấm theo Luật chứng khoán của từng nước, nói chung, thị trường chứng khoán phải chấp nhận hoạt động đầu cơ. Có hai dạng đầu cơ thuần túy và đầu cơ lũng đoạn được tiếp nay bởi những " Thế lực đen". Nhìn chung, giới đầu cơ thường tận dụng tối đa các yếu tố tích cực của thị trường chứng khoán và lợi dụng những kẻ hở của thị trường. Thị trường chứng khoán là nơi xử lý nhanh nhất của các thông tin của nền kinh tế và phát tín hiệu giúp chính phủ, doanh nghiệp, công chúng đầu tư xác định hướng đầu tư hiệu quả. Tuy nhiên, thông tin thị trường chứng khoán phải là thông tin phản ánh trung thực tình hình hoạt động, đặc biệt là các diễn biến liên quan đến giá từng loại chứng khoán và chỉ số chung của thị trường. Một khi thị trường chứng khoán bị chi phối bởi các nhà đầu  cơ lũng đoạn, và nếu năng lực xử lý thông tin của các doanh nghiệp và của giới đầu tư chưa tốt, thì những hậu quả nặng nề là điều khó tránh khỏi. Với khả năng  xuyên tạc và làm biến dạng thông tin trên thị trường chứng khoán, giới đầu cơ luôn tìm mọi cách để thao túng thị trường. Không như các thị trường chứng khoán có thể tàn phá nền kinh tế của một quốc gia. Thị trường chứng khoán New York không thể quên " Ngày thứ năm đen  tối" vào tháng 10 năm 1987, mà tác động dây chuyền của nó đã lan ra khắp thị trường chúng khoán Tây Âu và một số châu lục trên khắp thế giới, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế của cả hệ thống kinh tế tư bản. Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á bắt nguồn từ Thái Lan vào ngày 2-7-1997 cũng có bắt đầu từ việc chính phủ không kiểm soát được thị trường chứng khoán. Nguyên nhân của hiệu ứng dây chuyền trên thị trường chứng khoán trước hết là do ảnh hưởng tâm lý của các nhà đầu tư. Khi giới chức đầu tư mất lòng tin vào một loại chứng khoán nào đó, họ có thể không tin vào một loại chứng khoán khác. Họ cảm thấy lo lắng và bất an. Nếu giá của một loại chứng khoán thượng hạng nào đó đột ngột sụt giảm thì rất có khả năng nhiều loại chứng khoán có thứ hạng thấp hơn sẽ mất giá theo. Do thị trường chứng khoán đã được quốc tế hóa, nên việc rớt giá chứng khoán của một tập đoàn kinh tế ở thị trường chứng khoán này sẽ dẫn đến việc rớt giá chứng khoán của họ trên thị trường chứng khoán. Vì thế, khi mở cửa và hội nhập vào thị trường chứng khoán quốc tế, Việt Nam sẽ chịu những tác động rất lớn tới các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái, dự trữ quốc tế về ngoại tệ của một nước, cán cân giao dịch vốn...Trong khi thị trường chứng khoán không ổn định và tình hình dự trữ ngoại tệ căng thẳng, nếu nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán với khối lượng lớn, thì tình trạng mất ổn định của tỷ giá hối đoái sẽ trầm trọng hơn, kéo theo tâm lý hoang mang của các nhà đầu tư tài chính, khiến họ vội vã rũ bỏ những tờ chứng khoán không còn mấy giá trị. Kết quả là kẻ đầu cơ lũng đoạn sẽ " Đục nước béo  cò". Thị trường chứng khoán còn có những mặt trái khác như:

1. Phân bổ thiên lệch nguồn lực

Tuy phải chấp nhận rủi ro, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng ngành kinh doanh sinh lợi nhanh nhất vẫn chính là kinh doanh chứng khoán. Nhà đầu tư cổ phiếu không chỉ được hưởng cổ tức, mà quan trọng hơn là tài sản của họ tăng theo thời gian do sự phát triển của công ty, đặc biệt khi thị giá của cổ phiếu mà họ nắm giữ tăng cao  vượt quá  giá trị thực của nó. Trên thị trường chứng khoán, các công ty niêm yết có lợi nhuận cao không chỉ hứa hẹn mức cổ tức hấp dẫn, mà giá cổ phiếu của công ty dễ được thổi phồng lên. Do việc di chuyển vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán rất đơn giản, nên nhà đầu tư có thể bán ngay chứng khoán của công ty có chỉ số giá tăng chậm để mua chứng khoán của công ty nào có thể có chỉ số giá tăng nhanh. Lượng vốn đầu tư tập trung cho một số ít công ty hoặc ngành kinh tế riêng biệt sẽ dẫn đến tình trạng lượng vốn đổ vào các công ty khác hay ngành khác giảm tương ứng. Hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng thâu tóm và cá lớn nuốt cá bé. Quy mô và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ quyết định số phận của công ty phát hành. Đồng vốn của các nhà đầu tư tài chính dồn về các công ty làm ăn phát triển và điều này rất bất lợi cho việc thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tình trạng mất cân đối trong việc phân bổ vốn đầu tư như trên sẽ gây ra nhiều bất cập đối với phát triển bền vững của một nền kinh tế thị trường đa ngành. Bên cạnh đó, vấn đề cần đặc biệt lưu ý khi giới đầu tư đổ xô đi mua một loại chứng khoán nào đó, họ đã vô tình đẩy chỉ số giá chứng khoán lên giá quá cao so với giá thực, và đây chính là mối đe dọa tiềm ẩn cho sự sụp đổ của thị trường chứng khoán.

2. Giá trị ảo và hiệu ứng " Bong bóng tài chính"

Một điểm nhấn quan trọng mà nhiều người đặc biệt chú ý khi phân tích tác dụng hai mặt của thị trường chứng khoán là giá trị ảo của chứng khoán. Giá trị ảo chứng khoán thực chất là phần chênh lệch giữa thị giá và giá trị thực chứng khoán. Chính giá trị ảo là yếu tố tạo nên sự kích thích trong thị trường chứng khoán hoặc những ai bước vào thị trường chứng khoán với ý đồ kiềm lời trong chốc lát. Nói cách khác, yếu tố ảo bôi trơn cho hoạt động giao dịch chứng khoán làm cho thị trường chứng khoán diễn ra luôn nhộn nhịp và tấp nập. Giả sử giá chứng khoán không lên xuống liên tục xung quanh giá trị trị thực của nó, thì hẳn thị trường chứng khoán sẽ yên ắng và buồn tẻ, do nhu cầu mua bán chứng khoán gần như không có hấp dẫn. Do tính chất ảo này làm cho thị trường thứ cấp có chiều rộng và chiều xâu có tính co giãn, tăng giảm rất khó đoán biết. Nó có thể làm cho giá chứng khoán bị đẩy lên rất cao tạo thành hiện tượng mà người ta vẫn gọi là " Bong bóng tài chính" Khi bong bóng tài chính nổ tung chứng khoán có thể giảm xuống và tạo ra rủi ro lớn mang tính dây chuyền. Mặc dù giá chứng khoán lên xuống thất thường như vậy, nhưng dao động đó không thuần túy bị chi phối bởi yếu tố giá trị ảo và các cơn sóng trên thị trường. Thực tế hoạt động của thị trường chứng khoán cho thấy sự thăng trầm của chỉ số chứng khoán bao giờ cũng chịu tác động bởi các yếu tố mang tính chu kỳ như sự phồn vinh hoặc suy thoái của  nền kinh tế nói chung và từng ngành kinh tế nói riêng, và đặc  biệt bị ảnh hưởng bởi giá trị tăng trưởng hay giảm sút của từng công ty niêm yết. Nghĩa là giá chứng khoán trên thị trường tăng giảm tùy thuộc phần nào các yếu tố thực của nó

2. NHẬN DIỆN RỦI RO TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Liệu những rủi ro nào rình rập nhà đầu tư khi họ tham gian vào thị trường chứng khoán?

Rủi ro khi công ty cổ phần bán chứng khoán cho công chúng mà không có tập quảng bá (Prospectus)

Tập quảng bá là những ấn bản chứa các thông tin về công ty để các nhà đầu tư tham khảo. Về nguyên tắc, trước khi bán chứng khoán ra công chúng, về công ty phát hành phải tường trình đầy đủ trong tập quảng cáo các thông tin liên quan như việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị máy móc, tổ chức cơ sở sản xuất kinh doanh mới, vấn đề thuê mướn nhân công...Một khi không nắm được những thông tin đó, các đầu tư sẽ không thể biết đinh hướng phát triển của công ty, cũng như sẽ khó khiếu kiện với cơ quan pháp luật, nếu quyền lợi cổ đông của họ vi phạm.

Rủi ro đối với nhà đầu tư khi không bán được cổ phần

Đây là rủi ro về tính toán của chứng khoán, rủi ro này thường xuất hiện trong trường hợp thiếu các nhà làm giá và hệ thống mua bán chứng khoán hoạt động hiệu quả, dẫn đến những rắc rối, khó khăn trong việc mua - bán chứng khoán.

Rủi ro công ty

Rủi ro công ty thường phản ánh qua các con số lợi nhuận. Thông thường, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, và rủi ro hay được thể hiện dưới dạng rủi ro về lãi suất, giá lên xuống thất thường năng lực quản trị kém cỏi, mất vốn, tình hình chính trị bất ổn, chu kỳ thịnh suy của những ngành công nghiệp, thiên tai, quan liêu, tham nhũng...

Có thể chia rủi ro dạng này thành hai loại chủ yếu là:

Rủi ro hệ thống ( Hay còn gọi là rủi ro không dàn trải) như sự thay đổi của nền kinh tế, môi trường và xã hội...là những rủi ro có tầm ảnh hưởng rộng lớn, tác động lên toàn bộ các hình thức đầu tư.

Rủi ro không hệ thống ( Hay còn gọi là rủi ro có thể dàn trải) chẳng hạn như bãi công, quảng cáo, thay đổi khuynh hướng tiêu thụ, kiện tụng...phụ thuộc vào tình hình cụ thể của công ty.

Rủi ro về thời điểm

Tuy cùng mua một loại cổ phiếu, nhưng có người giàu to, lại có người lỗ nặng chỉ vì chọn sai thời điểm. Nguyên nhân có thể là do anh ta không theo dõi sát diễn biến thị trường chứng khoán thế giới và trong nước. Hoạt động đầu tư chứng khoán đòi hỏi các nhà môi giới phải có trình độ chuyên môn cao, đủ khả năng theo dõi thị trường chứng khoán nước ngoài để có thể cập nhật thông tin từng ngày, từng ngày, từng giờ và cung cấp ngay cho khách hàng khi cần thiết, không để các nhà đầu tư rơi vào hoàn cảnh " người mù sờ voi". Để tránh rủi ro này, các nhà môi giới cần không ngừng học hỏi, nâng cao nghiệp vụ nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình.

Rủi ro về lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái

Nếu lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng cao, đủ sức hấp dẫn khách hàng, thì nhà đầu tư sẽ cân nhắc để chọn lựa giữa thị trường chứng khoán và ngân hàng. Sự phát triển của thị trường chứng khoán luôn nghịch chiều với lạm phát và lãi suất, lạm phát càng nghiêm trọng, lãi suất càng cao, thì rủi ro trên thị trường chứng khoán càng nhiều. Lúc đó, công ty cổ phần có thể lời ít hoặc chấp nhận bị lỗ, còn tiền lời do đầu tư chứng khoán sẽ không theo kịp với mức lạm pháp cao đãn đến lãi suất thực âm hoặc bằng 0. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ không có lợi khi tham gia thị trường chứng khoán

Rủi ro về vốn và lời

Nỗi lo lớn nhất của nhà đầu tư chứng khoán là liệu công ty có đủ mạnh và đủ tin tưởng để đầu tư không. Luật chứng khoán tuy khắt khe đối với công ty cổ phần, nhưng tình trạng phá sản vẫn không tránh khỏi. Khi công ty phá sản, người mua chứng khoán của công ty đó chắc chắn sẽ bị lỗ.

Rủi ro luật pháp thay đổi và không ổn định

Ở bất kỳ thị trường chứng khoán nào trên thế giới, việc điều chỉnh luật pháp và các quy định về quản trị thị trường chứng khoán thường không có lợi cho nhà đầu tư chứng khoán. Lý do cơ bản là các nhà đầu tư hoạch định chiến lược đầu tư dựa trên cơ sở nền tảng của luật pháp hiện hành. Một khi luật pháp thay đổi, toàn bộ chiến lược đầu tư được hoạch định trước đó sẽ bị đảo lộn và cũng phải thay đổi theo. Trên đây chỉ là những rủi ro mà nhà đẩu tư thường gặp, tuy vẫn tồn tại những rủi ro mà nhà đầu tư hiểu rằng đầu tư vào thị trường chứng khoán là hình thức đầu tư đem lại lợi nhuận cao nhất, đồng thời cũng là kiểu đầu tư ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Vấn đề đặt ra là nhà đầu tư phải biết cách phòng tránh rủi ro. Một trong những cách tốt nhất là tìm hiểu về những rủi ro có thể xảy ra và cố gắng thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Túi vải canvas in logo

Túi vải in logo

 

Sản phẩm khác

IN LOGO TÚI VẢI

Giá: Liên hệ

Túi vải canvas

Giá: Liên hệ

Vải bố canvas

Giá: Liên hệ

Đăng ký đặt hàng