Xưởng may túi dây rút vải dù, có đánh tam giác
- Mã sản phẩm: 09
- Giá : Liên Hệ
- Đây là loại túi dây rút vải dù, là túi này là loại đánh tam giác ở dưới và đóng khoen, xưởng Minh Gia Huy nhận may túi dây rút với nhiều loại vải, và túi dây rút như trên.
Trong bài này mình sẽ giới thiệu các bạn loại túi dây rút vải dù có đánh tam giác ở phía dưới.
Loại túi dây rút có tam giác ở dưới là loại cũng thường được dùng trong quá trình may cho khách hàng. Thường thì loại túi này được làm từ vải dù áo mưa hoặc vải dù nilon, dưới thường được gắn với loại vải simily để tăng thêm độ cứng của chiếc túi.
Sau đó, chúng ta dùng khoen để đóng lại tạo thành lỗ có thể xỏ dây qua.
Cách may túi dây rút có tam giác, dạng túi thể thao
Cũng giống như loại túi dây rút có tai hai bên hông, loại túi có đánh tam giác cũng may tương tự như vậy. Xong công đoạn may hai bên sườn thì bạn lật túi ra. Bạn dùng 2 miếng tam giác đã được cắt sẵn để may 1 đường tam giác vào, và bên kia của túi của vậy.
Loại khoen sử dụng được làm từ kim loại. Bạn có thể dùng dụng cụ bằng tay để dập hoặc nếu số lượng nhiều có máy dập nút để làm khoen này.
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn cách may túi dây rút ở mục xưởng may túi dây rút vải dù
THIẾT KẾ MẪU VÀ CHỦNG BỊ MẪU TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
1.1 NGHIÊN CỨU MẪU
Một số công ty may mặc khi tiến hành nhận đơn hàng họ cần mẫu mỹ thuật được thể hiện trên giấy mới tiến hành thiết kế mẫu và triển khai đơn hàng hoặc nhận được sản phẩm mẫu. Quá trình làm mẫu được chia thành 2 giai đoạn
A. NGHIÊN CỨU MẪU MỸ THUẬT
Quá trình nghiên cứu mẫu mỹ thuật ta cần nghiên cứu các vấn đề sau:
a, Nghiên cứu đối tượng sử dụng
Là nghiên cứu độ tuổi, giới tính, nhu cầu sở thích của khách hàng mục tiêu đưa ra bảng số để có cơ sở thiết kế mẫu.
b, Nghiên cứu thành phẩm và tính chất nguyên phụ liệu
Nghiên cứu tính chất cơ lý của vải để tính toán các vấn đề sau: Tính toán độ co giản của thiết kế định máy móc thiết bị phụ hợp với gia công sản phẩm.
Nghiên cứu thành phần và cấu trúc vải tính toán độ trương nở của vật liệu để đưa ra cách thức giặt là, đóng gói sản phẩm sau này.
c, Nghiên cứu kết cấu sản phẩm
- Mô tả đặc điểm và cấu trúc sản phẩm.
- Về mẫu mỹ thuật mô tả mặt trước, mặt sau của sản phẩm
- Phân tích và thiết kế kết cấu đường may
d, Nghiên cứu quá trình ráp sản phẩm
e, Nghiên cứu cách may sản phẩm
B. Nghiên cứu sản phẩm mẫu
Tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp may, tùy theo hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp. Và quá trình nghiên cứu mẫu được thực hiện các bước sau:
a, Nghiên cứu mẫu và sản phẩm mẫu
Thành phần và tính chất của nguyên phụ liệu
- Nghiên cứu tính cơ lý của vải để tính toán các vấn đề sau: Tính toán độ co hợp của sản phẩm mẫu thiết kế, xây dựng máy móc phù hợp với quá trình gia công sản phẩm.
- Nghiên cứu thành phần và cấu trúc vải, độ hút ẩm và độ giãn nở của vật liệu.
- Nghiên cứu kiểu dáng của sản phẩm
- Nghiên cứu cách ra mẫu
+ Thống kê chi tiết của sản phẩm
+ Xem có chi tiết nào được thiết kế đặc biệt hay không
- Tìm biết được cách ra mẫu với tất cả các chi tiết
- Xác định vị trí và thông số kích thước của các chi tiết trên sản phẩm.
- Nghiên cứu quá trình may sản phẩm
- Tính định mức nguyên phụ liệu
b, Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật
Trong tài liệu kỹ thuật ta cần nghiên cứu các vấn đề sau
- Hình vẽ mô tả kỹ thuật của sản phẩm
- Kết cấu sản phẩm đặc biệt và các chi tiết khuất
- Quy cách đo và vị trí đo cụ thể với từng chi tiết sản phẩm, chiều canh sợi của các chi tiết.
- Nghiên cứu bảng thông số các kích thước bán thành phẩm và thành phẩm trong tài liệu.
- Cách sử dụng và định mức nguyên phụ liệu
- Quy trình giặt và đóng gói sản phẩm
- Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm
c, Nghiên cứu trên bộ mẫu mỏng của khách hàng
- Trong nhiều trường hợp khách hàng cho toàn bộ mẫu mỏng đã được thiết kế sẵn, qua bộ mẫu này ta có thể hiểu thêm về cách thiết kế các bộ mẫu, kiểu dáng của sản phẩm, thông số của kích thước, ký hiệu ghi cùng các chi tiết bấm dấu...
- Thông số thành phẩm, bán thành phẩm, của các chi tiết được đối chiếu giữa thông số trong tài liệu kỹ thuật trên sản phẩm mẫu bộ mẫu mỏng mà khách hàng cung cấp.
- Nếu khách hàng không thay đổi yêu cầu gì thì sau khi kiểm tra ta có thể sử dụng luôn bộ mẫu mỏng mà khách hàng cung cấp mà ta không cần phải thiết kế lại.
Nói chung, dù tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức nào thì các công đoạn nghiên cứu mẫu điều là:
- Mô tả đặc điểm và cấu trúc sản phẩm
- Xác định thành phần và cấu trúc nguyên phụ liệu
- Vẽ mẫu kỹ thuật của sản phẩm
- Phân tích kết cấu vị trí kỹ thuật của sản phẩm
- Đưa ra thông số thành phẩm, bảng thống kê bán thành phẩm của các chi tiết.
- Xác định quy trình lắp ráp, quy cách may sản phẩm, xác định xem điều kiện sản xuất của xí nghiệp, máy móc, tay nghề của công nhân có đáp ứng yêu cầu tay nghề của khách hàng hay không.
B. THIẾT KẾ MẪU
- Thiết kế mẫu là quá trình thiết kế bộ mẫu sản phẩm sử dụng trong sản xuất may công nghiệp được thiết kế trên vật liệu mỏng, dai, mềm và ít biến dạng.
Bao gồm các loại mẫu: Mẫu may, mẫu cứng, mẫu là, và mẫu kiểm tra.
b, Điều kiện cơ bản để thiết kế mẫu
- Để sản xuất các sản phẩm may mặc nhằm đáp ứng nhu cầu của đại đa số người tiêu dùng, phải căn cứ vào hệ thống cỡ số. Hệ thống cỡ số này là kết quả của quá trình khảo sát trên cơ thể nhiều người, nhiều lứa tuổi, và nhiều đối tượng.
- Các cỡ số bao gồm : S, M, L, XL, XXL, XXXL...
- Dựa trên tài liệu cầu của khách hàng tphcm
Tài liệu của khách hàng bao gồm sản phẩm mẫu
- Mẫu gốc của sản phẩm
- Bảng thông số của sản phẩm
Tài liệu của khách hàng cung cấp đảm bảo chính xác, đồng bộ, thống nhất và đảm bảo về mặt thời gian. Các yêu cầu khi thiết kế :
Phải nghiên cứu kỹ kết cấu của các chi tiết và từng đường may trong sản phẩm để tính toán lượng tiêu hao trong thiết kế. Mẫu thiết kế phải đảm bảo:
- Đúng kiểu dáng của sản phẩm
- Thông số phải chính xác và đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật
- Các ký hiệu trên sản phẩm phải đầy đủ, chính xác và rõ ràng.
c, Phân loại mẫu
Có 4 loại mẫu: Mẫu cứng, mẫu bán thành phẩm, mẫu mỏng và mẫu phụ trợ.
Mẫu mỏng: Là bộ mẫu được dùng cho quá trình sản xuất công nghiệp, kích thước và kiểu dáng của sản phẩm được thiết kế theo mẫu mới tính thêm lượng dư công nghiệp cần thiết. Mẫu mỏng được thiết kế dựa trên vật liệu giấy mỏng, dai mềm và ít biến dạng.
- Mẫu cứng ( Mẫu bán thành phẩm)
Là loại mẫu được sản xuất phục vụ cho giác sơ đồ, được sao chép từ bộ mẫu mỏng của toàn bộ các chi tiết sang bìa cứng một cách chính xác và có ghi thông tin đầy đủ trên mẫu.
Thông tin trên mẫu cứng: Số lượng, chi tiết, canh sợi...
Mẫu phụ trợ: Là mẫu dùng cho công đoạn cắt, may, sang dấu, kiểm tra, được sử dụng trong quá trình sản xuất để đảm bảo độ chính xác của sản phẩm bao gồm: Mẫu cắt gọt, mẫu may, mẫu là , mẫu sang dấu, mẫu kiểm tra, mẫu phụ dùng cho hàng kẻ.
- Mẫu cắt gọt: Là mẫu có kích thước bằng mẫu bán thành phẩm, được làm bằng chất liệu có độ bền cao. Mẫu thường được thiết kế để cắt các chi tiết nhỏ, cần độ chính xác cao như: Túi áo, túi rút, tai dây rút, chân áo, thép tay, bàn cổ áo... có độ dày tối thiểu là 5mm
- Mẫu may - mẫu là: Mẫu may là mẫu thành kín của các chi tiết dùng để may các chi tiết nhỏ và cần độ chính xác cao, mẫu thô và ráp khi may đảm bảo ít bị xê dịch.
- Mẫu là : Là mẫu nhỏ hơn mẫu thành khí 0,1cm để làm các chi tiết là được làm từ các vật liệu ít biến dạng, chịu được nhiệt.
- Mẫu sang dấu: Là mẫu dùng để đánh dấu các chi tiết các dạng khe hoặc lỗ đảm bảo độ chính xác các vị trí của một số điểm thiết kế trên thành phẩm.
Ví dụ: Đính cúc, thùa khuy, đính túi...
- Mẫu kiểm tra: Được làm từ bìa cứng
- Mẫu phụ: Dùng cho bàn kẻ, dùng cho giác sơ đồ
Mẫu phụ là mẫu bán thành phẩm cộng thêm độ dư an toàn khi gia công gồm các chi tiết như: Cổ vai, cầu thép, túi áo, hông túi...
Lượng dư chi tiết phụ là lượng dư an toàn cho quá trình may phụ thuộc vào chu kỳ gia công và quá trình may của chi tiết nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm và tiết kiệm được nguyên phụ liệu.
d, Phương pháp thiết kế mẫu
* Mẫu do khách hàng cung cấp
- Nghiên cứu tài liệu của khách hàng
- Đọc tài liệu và ghi chép thông tin đầy đủ của mẫu
- Kiểm tra thông tin trong tài liệu, mẫu giấy, mẫu sản phẩm.
- Kiểm tra, khảo sát mẫu giấy kỹ thuật của sản phẩm và tài liệu kỹ thuật về:
+ Hình dáng và chi tiết sản phẩm
+ Thông tin, ký hiệu của mã hàng trên mẫu
+ Chiều canh sợi của các chi tiết
+ Số lượng các chi tiết trên sản phẩm
+ Thông số đo tại các vị trí quy định
- Trao đổi và thống nhất với các bộ phận nghiệp vụ liên quan như: Quy trình, giác sơ đồ, bảng màu...nhằm thống nhất giữa các bộ phận liên quan, rà soát toàn bộ yêu cầu cũng như quy trình trong bộ tài liệu kỹ thuật.
- Đều chỉnh mẫu giấy theo yêu cầu của khách hàng như mẫu chi tiết, mẫu giấy.
* Phương pháp thiết kế mẫu khi không có mẫu của khách hàng. Thường các loại balo dây rút, các loại vải dù hay loại vải chống thấm nước. Những loại túi như thế này thường khách hàng không có mẫu sẵn nên chúng ta phải thiết kế riêng
- Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật, sản phẩm của khách hàng có đơn giản hay phức tạp.
- Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật: Ghi chép các thông tin cơ bản mà tài liệu yêu cầu
- Sản phẩm mẫu yêu cầu các nét đặc trưng của sản phẩm mẫu, kết cấu các chi tiết của sản phẩm mẫu.
Phương pháp đo: Đặt sản phẩm mẫu trên bề mặt phẳng và êm tiến hành đo các chi tiết cần thiết của sản phẩm mẫu, các vị trí quy định trên sản phẩm.
- Xác định các thông số bán thành phẩm của các chi tiết.
Đây là cơ sở để thiết kế mẫu và quá trình tiêu hao nguyên liệu trong quá trình gia công.
Phải tính toán đầy đủ các thông số và các công thức tính thông số.
Xác định máy móc sử dụng máy vắt sổ 5 chỉ, máy vắt sổ 4 chỉ, máy may 1 kim, máy quấn ống...với các tra tay, tay tai túi, gấp mép, gập hông...
Khi thiết kế phải đảm bảo được đúng thông số, đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo nhu cầu của khách hàng
Phải thiết kế mẫu thành phẩm sau đó thiết kế mẫu dựng
Khi làm mẫu các chi tiết nhỏ phải được tính toán đến độ tiêu hao hợp lý cho tứng loại mẫu. Khi thiết kế mẫu dựng phải tính toán đến từng loại mex ( Keo dựng) được sủ dụng cho phù hợp, dính vào sản phẩm, chịu được nhiệt, tính độ co giãn khi ép.
Kiểm tra các đường vẽ thiết kế, đường vẽ phải đảm bảo tính trơn đều của các sản phẩm, hình dáng sản phẩm.
Kiểm tra khớp mẫu, đường may và ráp nối trơn đều đúng kiểu dáng. Sau khi thiết kế và ráp phải kiểm tra độ chính xác, thông số thiết kế đạt tiêu chuẩn tính toán độ khớp mẫu. Các mẫu đối xứng các chi tiết từ trong ra ngoài từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, và được ghi chép đầy đủ.
Trên là bài viết thiết kế mẫu cho khách hàng, trong quá trình may và sản xuất công nghiệp việc các cơ sở và xưởng làm mẫu là việc cần thiết để tiến hành chuẩn hóa sản phẩm giữa khách hàng và nhà may (cung cấp) hạn chế được quá trình bị lỗi hàng khi đem vào hoạt động sản xuất. Trong tphcm (thành phố Hồ Chí Minh) việc nhảy size và nhảy rập được các địa chỉ và cơ sở làm rập thiết kế chi tiết giúp các công ty và nhà gia công nhỏ không tốn nhiều chi phí để mua sắm máy móc. Việc thiết kế mẫu thường dựa trên ý tưởng là mẫu có sẵn hoặc không có sẵn.
Nếu không có sẵn thường được thiết kế trên máy tính và bắt đầu ra rập và so khít độ chính xác của các chi tiết sản phẩm
Đối với túi rút, túi quai xách hay các mặt hàng túi đơn giản thì có thể tiến hành vẽ rập bằng tay dựa trên ý tưởng của khách hàng và tính toán các chi tiết cần có để ráp thành phẩm. Có thể bỏ qua một số bước để tiết kiệm được thời gian. Việc này rút ngắn thời gian lại. Ngoài ra, còn có thể làm mẫu thật dựa trên logo hay slogan của khách hàng để in mẫu thử hay gọi test màu trước khi đem vào việc in.
Trong quá trình sản xuất, việc in mẫu thường mất rất nhiều thời gian của các nhà gia công, việc in thường được liên kết với các xưởng in để phối hợp và trao đổi để ra hình in chính xác theo nhu cầu của khách hàng. Hiện nay đối với các mẫu in được tiêu chuẩn hóa trên thiết kế Ai, Corel là phù hợp. Những logo có thể được thiết kế miễn phí, đối với hình ảnh nhiều màu có thể dùng quá trình in chuyển nhiệt hay in kỹ thuật số phức tạp để đạt hiệu quả hình in cao nhất và sắc nét.