• TÚI CANVAS VẢI BỐ

  • Mã sản phẩm: 0
  • Giá : Liên Hệ
  • Túi canvas hay bố được xưởng may trơn và sỉ với giá rẻ
Thông tin sản phẩm

Tiếp theo bài viết của mục " MAY TÚI VẢI BỐ TPHCM " đây là bài viết tiếp theo... Các bạn theo dõi nhé !!!

CỐT LÕI

Chi tiết đế sau

Các kiến trúc sư chỉ bận tâm về việc lát đá loại nào trong buồng tắm hoặc lắp kệ bếp kiểu gì sau khi hoàn thành bản thiết kế sàn nhà. Họ biết tốt hơn là nên quyết định các chi tiết ấy sau.

Bạn cần tiếp cận ý tưởng của mình theo cùng một cách như thế. Các chi tiết tạo nên sự khác biệt. Nhưng mải mê với các chi tiết quá sớm sẽ dẫn đến bất đồng và trì hoãn. Bạn sẽ lac lối trong những thứ không thực sự quan trọng. Bạn lãng phí thời gian với những quyết định mà sau này cũng sẽ thay đổi. Vì vậy, hãy phớt lờ các chi tiết trong thời gian đầu. Hãy tập trung vào những điều cốt lõi trước, rồi hãy bận tâm đến các chi tiết sau. Khi bắt đầu bản thiết kế, chúng tôi phác họa ý tưởng của mình bằng bút Sharpie, một loại bút đánh dấu to bản, thay vì bút bi ngòi nhỏ. Tại sao? Bút bi ngòi nhỏ có nét quá mảnh, độ phân giải quá cao. Bút bi ngòi nhỏ khiến bạn bận tâm về những thứ mà bạn chưa nên bận tâm, chẳng hạn như hoàn thiện phần bóng hoặc nên sử dụng đường nhiều chấm hay đường thẳng nét liền. Cuối cùng, bạn lại đi tập trung vào những thứ chưa nên tập trung ở thời điểm hiện tại.

Bút Sharpie khiến bạn không thể đi sâu vào chi tiết như thế. Bạn chỉ có thể vẽ được các hình khối, đường thẳng và hình hộp. Điều đó rất tốt. Bức tranh tổng thể chính là tất cả những gì mà bạn nên bận tâm lúc mới bắt đầu. Walt Stanchfielad, chỉ đạo hình ảnh lừng danh của hãng Walt Disney, từng khuyến khích các nhân viên đồ họa của mình " Quên đi chi tiết " khi bắt đầu vẽ. Ông đưa ra lý do: Các chi tiết chẳng đem lại được gì trong giai đoạn đầu cả. Ngoài ra, bạn thường không thể nhận ra các chi tiết quan trọng nhất cho đến tận sau khi bạn bắt đầu tiến hành. Đó là lúc bạn nhìn thấy được cái mình cần phải chú trọng và cảm nhận được những gì đang thiếu. Đó chính là lúc bạn nên bận tâm đến chi tiết, chứ trước đó thì không nên.

QUYẾT ĐỊNH LÀ TIẾN TRIỂN

Ra quyết định là tiến triển

Khi bạn chần chừ chưa quyết định, các vấn đề sẽ chồng chất lên nhau. Và các vấn đề chồng chất như thế sẽ bị phớt lờ, giải quyết một cách hấp tấp hoặc quẳng sang một bên. Kết quả là từng vấn đề riêng lẻ trong đó sẽ không được giải quyết. Bất cứ khi nào có thể, hãy thay đổi câu: " Chúng ta hãy suy nghĩ về việc này" thành câu " Hãy quyết định việc này". Hãy tuân thủ việc ra quyết định. Đừng chờ đợi giải pháp hoàn hảo. Hãy quyết định và tiến về phía trước. Khi bạn quen dần việc luân phiên thực hiện các quyết định, bạn sẽ tạo được đà và nâng cao tinh thần. Quyết định chính là sự tiến triển. Mỗi một quyết định mà bạn đưa ra chính là một viên gạch tạo nên nền móng vững chắc cho bạn. Bạn không thể nào xây xong một ngôi nhà dựa trên kiểu tư duy " Cứ để sau". Hãy xây dựng trên nền tảng dựa trên những việc đã hoàn tất. Bạn sẽ tạo thêm nhiều rắc rối khi chần chừ chờ đợi một giải pháp hoàn hảo. Nó sẽ chẳng đến đâu. Bạn hoàn toàn có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong ngày hôm nay chứ không cớ gì phải đợi đến ngày mai.

Một điển hình từ thực tế công việc của chúng tôi: Trong một thời gian dài, chúng tôi tánh tạo ra một chương trình liên kết cho các sản phẩm bởi giải pháp " Hoàn hảo" có vẻ quá phức tạp. Chúng tôi phải tự động hóa việc thanh toán gửi cacschi phiếu qua bưu điện, tìm ra luật thuế áp dụng cho những chi nhánh ở nước ngoài...Bước đột phá xuất hiện khi chúng tôi đặt câu hỏi" Chúng ta có thể làm gì ngay lúc này để có được kết quả tối ưu". Và chúng tôi tìm ra câu trả lời: Hãy trả cho các chi nhánh bằng tín dụng thay vì tiền mặt. Thế là chúng tôi làm vậy.

Bài học từ việc này: Bạn không cần phải sống với một lựa chọn suốt cả đời. Nếu bạn phạm sai lầm, bạn vẫn có thể sữa chữa sau đó. Việc bạn lên bao nhiêu kế hoạch không quan trọng vì dù sao bạn sẽ vẫn có một số sai lầm. Đừng làm cho mọi việc tệ hại hơn bằng cách phân tích quá chi tiết và trì hoãn trước khi thực sự bắt đầu. Các dự án dài hạn làm kiệt quệ tinh thần. Càng tốn nhiều thời gian để lên kế hoạch, khả năng thực hiện sẽ càng giảm. Hãy quyết định và bắt tay làm ngay khi bạn có đủ đà và động lực.

Hãy là một giám tuyển

Không phải đặt tất cả các tác phẩm nghệ thuật trên thế giới vào một căn phòng thì sẽ có một viện bảo tàng vĩ đại. Đó đơn giản chỉ là một cái kho. Cái làm cho một viện bảo tàng trở nên vĩ đại là những thứ không được treo trên tường. Chính những thứ bạn loại ra mới quan trọng. Vì vậy, hãy liên tục tìm kiếm những thứ để chuyển đi, đơn giản hóa và sắp xếp cho hợp lý. Hãy là một giám tuyển. Giám tuyển là người dồn hết tâm trí vào công việc, đưa ra những quyết định sáng suốt về những gì nên giữ và những gì nên bỏ đi. Hãy bám sát những gì tinh túy. Hãy xén bớt cho đến khi chỉ còn lại những thứ thực sự quan trọng.

Zingerman's là một trong những cửa hàng bán đặc sản nổi tiếng nhất nước Mỹ. Zingerman's được như thế bởi chủ cửa hàng nghĩ mình là giám tuyển. Họ không chất đầy các kệ hàng mà thực sự quan tâm đến những gì mình bán. Đội bán hàng ở Zingerman's đều tin mỗi chai dầu olive họ bán ra đều tuyệt diệu. Thường thì họ biết các nhà cung cấp trong nhiều năm. Họ đến tận nơi sản xuất và mang dầu về dùng thử. Đó là lý do vì sao họ có thể thẩm định hương vị thơm ngon đích thực của mỗi loại dầu. Hãy xem cách mà chủ cửa hàng Zingerman's mô tả loại dầu olive Pasolivo trên trang web của công ty: Tôi thử dầu Olive Pasolivo lần đầu tiên hồi vài năm trước trong một buổi giới thiệu sản phẩm. Có rất nhiều loại được đóng chai rất đẹp cùng những bài giới thiệu êm tai mà chất lượng thực sẽ không được như vậy, và quả thật, chẳng có loại nào thực sự nổi bật. Trái lại, Pasolivo khiến tôi chú ý ngay khi tôi nếm thử. Nó thật đậm đà và ngọt ngào. Nó hội tụ đủ tất cả những hương vị mà tôi ưa thích, chẳng có điều gì đáng chê cả. Pasolivo vẫn giữ vững vị trí là loại dầu số một ở Hoa Kỳ, ngang hàng với các loại dầu thô tuyệt hảo của vùng Tuscany. Xin được trân trọng giới thiệu đến quý khách hàng.

Người chủ cửa hàng đã thực sự thử qua loại dầu ấy và chọn giới thiệu dựa trên hương vị của nó, chứ không phải dựa trên bao bì, quảng cáo, hay giá cả. Đó cũng chính là phương pháp mà bạn nên áp dụng. 

Đơn giản hóa vấn đề

Hãy xem chương trình Kitchen Nightmares ( Tạm dịch: Cơn ác mộng trong nhà bếp ) của trưởng Gordon Ramsay và bạn sẽ hiểu tại sao cần đơn giản hóa vấn đề. Những nhà hàng thất bại đưa ra thực đơn có quá nhiều món ăn. Các chủ nhà hàng cho là thực đơn đa dạng và phong phú sẽ thu hút thực khách, nhưng thực ra, nó khiến khách hàng nghĩ rằng quá nhiều món ăn thì chất lượng sẽ kém và không hấp dẫn.

Đó là lý do tại sao bước đầu tiên của Ramsay gần như luôn là cắt tỉa bớt thực đơn, thường là từ hơn ba mươi món xuống còn khoảng mười món. Việc cải thiện thực đơn hiện tại không phải là  ưu tiên hàng đầu. Ưu tiên hàng đầu chính là giảm bớt số lượng món ăn trong thực đơn. Sau đó, ông sẽ làm cho những món còn lại trong thực đơn trông ngon mắt.

Khi mọi thứ diễn ra không suôn sẻ, chúng ta thường có xu hướng đổ dồn thêm các thứ vào vấn đề. Chúng ta muốn có nhiều người hơn, dành thêm nhiều thời gian hơn và tiêu tốn nhiều tiền bạc hơn. Tất cả những thứ đó rốt cuộc lại làm cho vấn đề thêm phức tạp. Con đường đúng đắn để đi thực ra là theo hướng ngược lại: Giảm bớt đi.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Minh Gia Huy chuyên may theo yêu cầu của khách hàng các sản phẩm sau :

- Túi vải bố trơn

- Túi vải bố dây rút

- Túi canvas trơn

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tập trung vào những thứ bất biến

Giá trị cốt lõi không bao giờ thay đổi

Rất nhiều công ty thường dốc toàn tâm toàn lực vào những sự kiện lớn sắp xảy ra. Họ đeo đuổi những thứ mới mẻ và nóng sốt. Họ đi theo xu hướng mới và công nghệ mới nhất. Đó là con đường của kẻ ngốc. Bạn bắt đầu tập trung vào vẻ bề ngoài thay vì bản chất bên trong. Bạn bắt đầu chú tâm vào những thứ luôn thay đổi thay vì những thứ tồn tại lâu dài.

Phần cốt lõi trog việc kinh doanh của bạn nên được xây dựng dựa trên những thứ không đổi, những thứ mà mọi người muốn có hôm nay và trong vòng mười năm sau họ vẫn muốn có. Đó là những thứ mà bạn nên đầu tư vào.

Amazon.com tập trung vào dịch vụ chuyển phát nhanh (Hoặc miễn phí) bằng đường thủy, chính sách lợi nhuận thân thiện và giá cả phải chăng. Nhu cầu về những thứ này ở người dùng luôn ở mức rất cao. Các công ty sản xuất xe hơi của Nhật cũng tập trung vào các yếu tố cốt lõi không đổi: Uy tín, giá cả phải chăng và tính thực tiễn. Người ta muốn những thứ ấy hồi ba mươi năm trước, hiện tại họ vẫn muốn và ba mươi năm nữa họ vẫn sẽ muốn như vậy. Đối với 37signals, chúng tôi chú trọng những thứ như tốc độ, sự đơn giản, tính dễ sử dụng và sự rõ ràng. Đó là những nhu cầu bất biến qua thời gian. Vì trong vài chục năm tới, sẽ không ai bảo: " Này anh, tôi ước gì các phần mềm khó sử dụng hơn". Họ sẽ không bảo:" Tôi ước gì phần mềm ứng dụng này chạy chậm hơn". Hãy nhớ rằng mốt sẽ dần biến mất. Khi bạn tập trung vào những đặc tính vĩnh cửu, tức là bạn nắm bắt được những thứ không bao giờ bị lỗi mốt.

CÔNG CỤ CHỈ ĐÓNG VAI PHỤ

Âm điệu nằm trên những ngón tay

Các nghệ sĩ guitar bậc thầy thường bảo:" Âm điệu nằm trên ngón tay bạn.". Bạn có thể mua cùng một cây đàn guitar, bàn đạp tạo hiệu ứng và bộ khuếch đại mà tay guitar lừng danh Eddie Van Halen sử dụng. Nhưng khi bạn chơi các thiết bị ấy, nó vẫn sẽ mang phong cách của bạn. Tương tự như thế, Eddie có thể sử dụng một bộ nhạc cụ rẻ tiền tại hiệu cầm đồ và bạn vẫn có thể nhận ra đó là Eddie Van Halen đang chơi. Những món đồ phụ tùng thật oách có thể hỗ trợ phần nào, nhưng sự thật là âm điệu của bạn xuất phát từ chính bạn. Mọi người thường lưu tâm quá nhiều đến các dụng cụ hay thiết bị thay vì những gì họ sẽ làm. Bạn biết đó, các nhà thiết kế sử dụng hàng loạt các mẫu chữ và các bộ lọc thời thượng trên Photoshop nhưng lại chẳng có thông điệp gì để truyền tải. Các nhiếp ảnh gia nghiệp dư mải mê tranh luận giữa kỹ thuật chụp ảnh bằng phim và bằng máy kỹ thuật số thay vì tập trung vào những gì thực sự làm cho một bức ảnh trở nên giá trị. Rất nhiều tay golf nghiệp dư nghĩ họ cần những chiếc gậy đắt đỏ. Nhưng chính động tác mới quan trọng, chứ không phải chiếc gậy. Hãy thử đưa cho tay golf nổi tiếng thế giới Tiger Woods một bộ gậy rẻ tiền xem, anh ta vẫn hạ gục bạn như thường. Con người xem trang thiết bị như là chỗ dựa. Họ không muốn phải dành thời gian luyện tập vất vả, nên họ đầu tư nhiều cho các thiết bị. Họ muốn đi đường tắt. Nhưng rõ ràng là bạn không cần phải có thiết bị tốt nhất mới trở nên giỏi giang, và chắc chắn là bạn không cần nó khi vừa bắt đầu làm một điều gì đó. Trong kinh doanh, quá nhiều người bị ám ảnh bởi các thiết bị, các thủ thuật phần mềm, các vấn đề về quy mô, không gian văn phòng rộng lớn, đồ nội thất sang trọng và những thứ phù phiếm khác, thay vì những gì thực sự trọng yếu. Những gì thực sự trọng yếu chính là làm thế nào để thu hút được khách hàng và kiếm ra tiền.

Bạn cũng nhìn thấy điều này ở những người muốn tạo blog, web, hay quay phim để quảng bá việc kinh doanh của mình, nhưng lại bị mắc kẹt ở việc lựa chọn sử dụng công cụ. Nội dung mới là điều quan trọng. Bạn có thể đổ hàng núi tiền để mua những trang thiết bị hiện đại, nhưng nếu bạn không có thông điệp để truyền tải thì những trang thiết bị ấy cũng chẳng giúp ích được gì. Hãy sử dụng bất cứ thứ gì mà bạn đã có hoặc những thứ mà bạn có thể chi trả. Cứ việc tiến lên. Công cụ chỉ đóng " Vai phụ". Khả năng sử dụng tốt những gì bạn có mới là thứ chính yếu. Nên nhớ rằng các âm điệu nằm ở ngón tay ban. 

BẠN KHÔNG CHỈ TẠO RA MỖI MỘT THÚ

Bán phụ phẩm

Khi sản xuất ra một sản phẩm, bạn luôn tạo ra vải thứ kèm theo. Không thể nào chỉ tạo ra mỗi một thứ. Bất cứ thứ gì cũng có sản phẩm phụ cả. Những bộ óc kinh doanh sáng tạo và tinh ý sẽ nhắm vào những phụ phẩm đó và nhìn thấy các cơ hội rộng mở. Ngành công nghiệp gỗ hiện đang bán những thứ đã từng là phế liệu - mùn cưa. dăm bào và những mảnh gỗ vụn - và thu lại lợi nhuận đáng kể. Bạn sẽ tìm thấy những phụ phẩm này trong các loại gỗ tổng hợp dùng cho lò sưởi, bê tông chất tăng cường độ đông kết của nước đá, lớp phủ dùng trong nông nghiệp, ván ghép, nhiên liệu và nhiều thứ khác. Tuy nhiên, có thể bạn chẳng sản xuất thứ gì cả. Vậy làm sao để nhận ra đâu là phụ phẩm ?. Những người làm việc ở những xưởng gỗ nhìn thấy rõ phế liệu của họ, bởi họ không thể không nhìn thấy mùn cưa. Nhưng bạn không thấy phế liệu của mình. Có lẽ, bạn thậm chí chẳng hề nghĩ mình có tạo ra phụ phẩm. Nhưng đó là do bạn không có tầm nhìn xa. Quyển sách trước của chúng tôi - Getting Real ( Tạm dịch: Hiện thực hóa) là một sản phẩm phụ. Chúng tôi viết sách mà thậm chí không hề biết. Kinh nghiệm từ việc gầy dựng công ty và thiết lập các phần mềm trước đây là phế liệu so với việc thực thi công việc. Chúng tôi phổ biến kiến thức trước tiên là trên blog của mình, rồi trong các buổi hội thảo, tiếp đó chúng tôi tạo một file PDF, và rồi viết thành sách. Sản phẩm phụ đã trực tiếp mang về cho 37signals hơn một triệu đô-la và gián tiếp mang về thêm một triệu đô-la nữa. Quyển sách mà hiện bạn đang đọc đây cũng là một phụ phẩm.

Ban nhạc rock Wilco phát hiện ra một sản phẩm  phụ rất giá trị trong quá trình thu âm. Ban nhạc quay phim lại quá trình sáng tác album và phát hành như một cuốn phim tài liệu có tên I Am Trying to Break Your Heart ( Tạm dịch: Anh đang làm tan vỡ trái tim em ). Cuốn phim mang đến những hình ảnh hấp dẫn, không bị cắt xén bớt về quá trình sáng tạo và tranh đấu của ban nhạc. Ban nhạc đã kiếm bộn tiền từ bộ phim và cũng sử dụng nó như những viên gạch lót đường để đến với đông đảo khán giả hơn. Henry Ford đã đọc cách biến những vụn gỗ trong quá trình sản xuất dòng xe Model T thành than bánh. Ông cho xây dựng nhà máy than và thế là nhà máy than Ford ra đời ( Sau này được đặt tên lại là nhà máy than Kingsford). Ngày nay, Kingsford vẫn là nhà sản xuất than dẫn đầu ở Hoa Kỳ. Các công ty phần mềm thường không nghĩ đến việc viết sách. Các ban nhạc cũng không nghĩ đến việc quay phim lại quá trình thu âm. Các nhà sản xuất xe hơi ót khi nghĩ đến việc bán than. Nên chắc là có thứ gì đó bạn có thể bán được mà bạn chưa nghĩ đến.

XUẤT HIỆN THÔI !

Tung sản phẩm ra ngay

Khi nào sản phẩm hay dịch vụ của bạn hoàn thiện ? Khi nào bạn nên tung nó ra thị trường ? Sản phẩm nên đến tay người dùng vào lúc nào là tốt nhất ? Bạn có thể đưa sản phẩm ra sớm hơn nhiều so với bạn nghĩ. Một khi sản phẩm của bạn đã đầy đủ tính năng, hãy tung ngay ra thị trường.

Khi bạn còn một danh sách những việc phải làm không có nghĩa là sản phẩm của bạn vẫn chưa hoàn thiện. Đừng kìm hãm tất cả những việc khác chỉ vì vài việc còn dang dở. Bạn có thể thực hiện chúng sau. Và như thế cũng có thể cũng có nghĩa là bạn có thể thực hiện tốt hơn. Hãy nghĩ theo hướng này: Nếu bạn cần khai trương doanh nghiệp trong vòng hai tuần, bạn sẽ cắt bớt những việc gì ? Cách đặt câu hỏi như thế buộc bạn phải tập trung vào những gì thực sự quan trọng. Bạn đột nhiên nhận ra có rất nhiều thứ không cần thiết. Còn những gì bạn thực sự cần sẽ trở nên rất rõ ràng. Khi đặt ra kỳ hạn, bạn sẽ minh bạch mọi thứ. Đó là cách tốt nhất để trực giác mách bảo với bạn rằng :" Chúng ta không cần cái này ". Hãy gác sang một bên bất cứ thứ gì mà bạn không cần đến cho lúc khai trương. Hãy tạo dựng những thứ cần thiết vào lúc này và bận tâm về những việc khác nhau. Khi tung Basecamp ra thị trường, chúng tôi thậm chí còn chẳng có khả năng ra hóa đơn cho khách hàng ! Bởi vì sản phẩm có chu kỳ ra hóa đơn hàng tháng, nên chúng tôi biết chúng tôi có ba mươi ngày để tính cách. Vì vậy, chúng tôi sử dụng thời gian trước khi tung sản phẩm ra để giải quyết những vấn đề cấp bách, thực sự quan trọng vào ngày thứ nhất. Ngày ba mươi vẫn có thể chờ. Camper, một  nhãn hiệu giày, đã mở cửa hàng ở San Francisco trước cả khi hoàn tất việc xây dựng và gọi đó là Bước Tiến Triển. Khách hàng có thể vẽ lên tường lúc cửa hàng còn chưa hoàn thiện. Camper trưng giày trên những chiếc kệ bằng gỗ dán rẻ tiền. Thông điệp nổi tiếng nhất được khách hàng viết trên tường là :" Hãy giữ nguyên phong cách của cửa hàng". Tương tự như thế, các nhà sáng lập của Crate & Barrel cũng không chờ đợi để xây dựng cơ ngợi trưng bày sản phẩm thật lỗng lẫy khi họ khai trương của cửa hàng đầu tiên của mình. Họ lật ngược những chiếc thùng chứa hàng hóa và chất sản phẩm lên trên. Đừng nhầm lẫn giữa phương pháp này với việc bỏ bê chất lượng. Bạn vẫn muốn tạo ra sản phẩm thật tốt. Phương pháp này chỉ công nhận một điều: Cách tốt nhất để tiếp cận với thị trường là cứ bắt tay vào thực hiện. Hãy thôi tưởng tượng cách nào sẽ hiệu quả. Hãy tìm ra điều đó trong thực tế.

CHƯƠNG 5 - NĂNG SUẤT

HIỆN THỰC HÓA

Ảo tưởng về sự đồng thuận

Thế giới kinh doanh trở nên bừa bộn với các loại giấy tờ chết. Những thứ đó chẳng có tác dụng gì ngoài việc làm lãng phí thời gian của con người. Những bản báo cáo chẳng ai thèm đọc, những biểu đồ chẳng ai ngó ngàng tới và những bản mô tả chẳng bao giờ giống với thành phẩm. Những thứ này phải tốn rất nhiều thời gian để tạo ra, nhưng chỉ sau vài giây là bị quên lãng. Nếu bạn cần phải giải thích một điều gì đó, hãy cố gắng hiện thực hóa nó. Thay vì mô tả vẻ bề ngoài, hãy vẽ nó ra. Thay vì giải thích âm thanh như thế nào, hãy ngâm nga nó. Hãy làm bất cứ điều gì có thể để loại bỏ các vỏ bọc trừu tượng. Vấn đề của những thứ trừu tượng ( Như là các bản báo cáo, hay giấy tờ) đó là chúng tạo ra ảo tưởng về sự đồng thuận. Một trăm người có thể đọc những từ như nhau, nhưng trong đầu, họ lại đang tưởng tượng ra một trăm thứ khác nhau. Đó là lý do tại sao bạn nên hiện thực hóa mọi việc ngay lập tức. Chỉ có như thế thì bạn mới thấu hiểu thực sự. Giống như khi chúng ta đọc về các mô tả đặc điểm ngoại hình trong một cuốn sách, mỗi người chúng ta sẽ có những hình dung khác nhau. Chỉ khi thực sự nhìn thấy người được mô tả ở ngoài, lúc đó tất cả chúng ta mới biết được chính xác người đó trông như thế nào. Khi hãng hàng không Alaska muốn xây một sân bay mới, họ đã không dựa vào các bản vẽ và bản phác thảo. Họ dùng một nhà kho và dùng các hộp giấy cứng để bố trí mô hình các bục, ki-ốt, và vành đai. Rồi đội ngũ nhân viên tiến hành xây một mô hình nhỏ ở hải cảng để kiểm tra các hệ thống với hành khách và nhân viên thật. Thiết kế được tạo ra từ quy trình thực tế giảm đáng kể thời gian chờ đợi và gia tăng năng suất của hãng. Sam Maloof, một thợ thủ công nội thất lành nghề người Mỹ, cảm thấy không thể nào vẽ ra một  bản vẽ thể hiện được hết các chi tiết tinh vi và phức tạp của một chiếc ghế dựa hay ghế đẩu. Ông bảo: " Rất nhiều lần tôi không biết chi tiết đó trông như thế nào cho đến khi tôi cầm cái đục trên tay". Đó là con đường mà tất cả chúng ta nên đi. Hãy cầm lấy cây đục và bắt đầu tạo nên một thứ gì đó có thật. Những thứ khác chỉ tỏ làm chúng ta sao lãng mà thôi.

Lý do để từ bỏ

Cặm cụi thực hiện những việc mà bạn nghĩ phải làm thì rất dễ. Còn việc ngừng lại và hỏi tại sao mình làm thì lại khó khăn hơn rất nhiều. Bạn sẽ tìm ra đâu là những việc thực sự quan trọng qua những câu hỏi sau:

Tại sao bạn lại làm việc này ? Đã bao giờ bạn nhận ra mình đang làm một điều gì đó mà không hề biết chính xác để làm gì ? Bạn làm chỉ vì có người bảo bạn hãy làm thế. Việc này khá phổ biến. Đó là lý do tại sao việc tự hỏi bản thân mình làm việc đó để làm gì là rất quan trọng. Việc đó nhằm mục đích gì ? Ai sẽ được hưởng lợi ? Động cơ phía sau là gì ? Biết được câu trả lời sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất công việc.

Bạn đang giải quyết vấn đề gì ? Vấn đề ở đây là gì ? Khách hàng gặp rắc rối ? Bạn gặp rắc rối ? Có điều gì không rõ ràng ? Có điều gì trước đây là không thể, nhưng bây giờ lại có thể ? Đôi khi, ngay lúc tự hỏi mình, bạn sẽ phát hiện ra mình đang giải quyết một vấn đề tưởng tượng. Đó là lúc bạn nên dừng và nhìn lại những việc đang làm.

Điều này có thực sự hữu ích ? Bạn đang tạo ra một thứ gì đó hữu ích hay chỉ đơn thuần tạo ra thứ đó thôi ? Đôi khi chơi đùa một chút và tạo ra một món hay hay cũng chẳng hại gì. Nhưng dần dần, bạn phải dừng lại và tự hỏi bản thân xem thứ bạn tạo ra có ích hay không. Những cái hay hay mà vô dụng rồi cũng lụi tàn. Còn những thứ hữu ích thì không bao giờ như thế. 

Bạn có đang gia tăng giá trị ? Thêm một thứ thì dễ nhưng thêm giá trị thì không. Liệu điều bạn đang thực hiện có thực sự làm tăng giá trị sản phẩm hơn đối với khách hàng ? Họ có hưởng lợi nhiều hơn so với trước hay không ? Đôi khi có những thứ bạn cho là làm gia tăng giá trị, nhưng thực ra chúng lại làm giảm giá trị. Quá nhiều nước xốt sẽ làm hỏng món chiên. Giá trị đòi hỏi sự cân bằng.

Điều này có làm thay đổi hành vi ? Những gì bạn đang làm có thực sự thay đổi điều gì không ? Đừng thêm vào thứ gì nếu nó không có tác động thực sự lên cách mà mọi người sử dụng sản phẩm của bạn.

Có cách nào dễ dàng hơn ? Bất cứ khi nào bạn làm việc gì, hãy hỏi : " Có cách nào dễ hơn không ?". Thường thì cách mà bạn vừa phát hiện ra sau khi đặt câu hỏi đó sẽ hiệu quả hơn cách bạn đang áp dụng. Các vấn đề thường khá đơn giản. Chúng rắc rối là do chúng ta tưởng tượng ra mà thôi.

Bạn có thể làm gì thay thế ? Bạn không thể làm việc này bởi đang bận làm việc kia ? Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ có nguồn lực hạn chế khi mà việc sắp xếp thứ tự ưu tiên trở nên tối quan trọng. Nếu bạn làm việc A, liệu bạn có thể vẫn làm cả việc B và C kịp tiến độ không ? Nếu không, bạn có muốn dành ưu tiên cho B và C, thay vì A không ? Nếu bạn bị mắc kẹt việc gì đó trong một thời gian dai, nghĩa là bạn còn nhiều việc khác chưa thể hoàn thành.

Có đáng làm ? Những gì bạn đang làm có thực sự xứng đáng ? Cuộc họp có đáng để kéo sáu người ra khỏi công việc của họ trong vòng một tiếng đồng hồ ? Việc này có đáng để bạn thức trắng đêm hay cứ để mai rồi giải quyết? Bài báo của đối thủ có đáng để bạn căng thẳng ? Có đáng để chi tiền quảng cáo ? Hãy quyết định giá trị thực của những gì bạn sắp làm trước khi quyết tâm hành động. Hãy chất vấn bản thân ( và người khác) những câu hỏi nêu trên. Bạn không cần phải biến nó thành một quy trình bắt buộc, nhưng cũng đừng hời hợt với nó.

Cũng đừng quá rụt rè với các kết luận của mình. Đôi khi từ bỏ những gì bạn đang thực hiện là một động thái đúng đắn, thậm chí dù bạn đã nổ lực vì nó rất nhiều. Đừng tiếp tục lãng phí thời gian quý báu cho những việc không hiệu quả.

Xưởng sản xuất túi vải bố canvas

SỰ QUẤY RẦY NĂNG SUẤT

Sự quấy rầy: Kẻ thù của năng suất

Nếu bạn liên tục phải thức khuya và làm việc vào ngày cuối tuần, thì đó không phải là vì có quá nhiều công việc phải làm, mà là vì bạn chưa hoàn thành đủ công việc ở công sở. Và nguyên nhân của việc này chính là sự quấy rầy.

Hãy thử nghĩ xem: Khi nào bạn hoàn thành nhiều việc nhất ? Nếu bạn giống với đa số mọi người, thì đó là vào buổi tối hoặc lúc sáng sớm. Đây không phải là ngẫu nhiên, mà là vào những thời điểm này, không có ai khác ở quanh bạn. Vào lúc hai giờ chiều, mọi người thường hội họp, hoặc trả lời e-mail, hoặc trò chuyện với đồng nghiệp. Những cuộc tán gẫu này trông có vẻ vô hại, nhưng thực ra chúng là chất ăn mòn năng suất làm việc. Quấy rầy không phải là sự cộng tác, nó chỉ là sự quấy rầy mà thôi. Và khi bạn bị quấy rầy, bạn không thể hoàn thành được công việc. Sự quấy rầy chia nhỏ ngày làm việc của bạn thành những khoảng thời gian làm việc ngắn. Cứ bốn mươi lăm phút bạn lại có một cuộc điện thoại. Sau mười lăm phút, bạn đi ăn trưa. Một giờ sau, bạn có một cuộc họp. Trước khi bạn kịp nhận biết thì đồng hồ đã chỉ năm giờ và bạn chỉ còn vài giờ đồng hồ để hoàn tất công việc. Bạn không thể làm được việc gì ra trò khi cứ liên tục bắt đầu, ngừng lại, bắt đầu, rồi lại ngừng lại. Thay vì như thế, bạn nên lui vào chốn riêng tư một mình. Thời gian ở một mình chính là lúc bạn làm việc có hiệu quả nhất. Khi không phải nghĩ chuyện nọ xọ chuyện kia, bạn sẽ hoản tất được cả núi việc. Rút lui vào chốn riêng đòi hỏi thời gian và phải tránh mọi sự quấy rầy. Việc này giống như giấc ngủ đầy mộng mị vậy. Bạn không ngả lưng xuống là nằm mơ. Bạn ngủ trước và rồi chìm dần vào giấc mộng. Bất cứ sự quấy rầy nào cũng buộc bạn bắt đầu lại từ đầu. Và lúc bạn mơ là lúc đã thật sự say giấc. Chốn riêng là nơi mà bạn dồn hết tâm trí để làm việc và lúc đó, năng suất làm việc của bạn đạt đến đỉnh cao. Bạn có thể lập ra nguyên tắc nơi công sở là bạn sẽ có riêng nửa ngày được ở một mình. Hãy dành buổi sáng hoặc buổi chiều làm thời gian riêng tư của bạn : Hoặc ấn định một ngày nào đó trong tuần là ngày yên lặng. Hãy đảm bảo khoảng thời gian đó sẽ không bị phá vỡ để tránh những quấy rầy làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

Và hãy tuân thủ những gì mình đề ra. Một khoảng thời gian riêng tư thành công có nghĩa là không có những giao tiếp không mong muốn. Trong suốt thời gian ở một mình, đừng xem tin nhắn, nghe điện thoại, hay họp hành. Hãy ngậm miệng lại và tập trung làm việc. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình làm được nhiều việc hơn đến mức nào. Nếu như bạn giao tiếp, hãy cố gắng sử dụng các công cụ giao tiếp thụ động, không đòi hỏi bạn phải trả lời ngay lập tức ( Như email), thay vì những công cụ quấy rầy bạn ( Như điện thoại và các cuộc họp). Bằng cách đó, mọi người có thể trả lời vào những lúc thích hợp đối với họ, thay vì bị ép buộc phải dẹp bỏ tất cả mọi việc ngay lập tức. Nếu ngày làm việc của bạn bị vây hãm bởi vô số sự quấy rầy, hãy kiên quyết đấu tranh chống lại chúng.

HỌP HÀNH

Họp hành là độc dược

Họp hành là độc dược. Đây là lý do tại sao:

+ Những cuộc họp thường bao gồm từ ngữ và các khái niệm trừu tượng chứ không phải  người thật việc thật

+ Các cuộc họp thường lái sang những chuyện ngoài lề

+ Hội họp đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo mà hầu hết mọi người không có thời gian để thực hiện

+ Có quá nhiều chương trình nhồi nhét trong cuộc họp đến nỗi không ai thực sự biết rõ về mục tiêu của cuộc họp.

+ Trong mỗi cuộc hộp thường xuất hiện ít nhất một kẻ ngớ ngẩn, người chắc chắn gây lãng phí thời gian của mọi người bằng những lời phát biểu vô nghĩa.

+ Họp hội có khả năng sinh sôi. Một cuộc họp sẽ dẫn đến một cuộc họp khác, rồi một cuộc họp khác nữa, và cứ như thế...

Rủi thay, các cuộc họp thường được lên lịch như chương trình truyền hình vậy. Bạn dành riêng ba mươi phút để chuẩn bị cho cuộc họp chỉ vỏn vẹn mười phút. Quá tệ ! Nếu chỉ cần tốn có mười phút để đạt được mục tiêu của cuộc họp thì tốt nhất là chỉ nên dành bấy nhiêu đó thời gian thôi. Đừng kéo lê cuộc họp mười phút thành ba mươi phút. Khi nghĩ kỹ về việc này, bạn sẽ nhận thấy cái giá thực sự của việc họp hành thật đáng kinh ngạc. Giả sử bạn sắp lên lịch một cuộc họp kéo dài một tiếng đồng hồ và bạn mời mười người tham dự. Đó thực sự ra là một cuộc họp mất mười tiếng đồng hồ, chứ không phải  một tiếng. Bạn đang đánh đổi mười giờ năng suất làm việc để lấy một giờ hội họp. Và có lẽ là khoảng thời gian thực sự tiêu tốn là mười lăm tiếng đồng hồ, bời vì còn phải tính đến thời gian hao hụt khi mọi người phải chuyển tâm trí mình từ việc này sang việc khác: ngừng công việc đang làm, đến một nơi nào khác để họp, rồi quay trở về với công việc dang dở trước đó.

Như vậy, việc đánh đổi mười hoặc mười lăm giờ năng suất làm việc để lấy một giờ hội họp có gọi là ổn ? Có lẽ cũng thỉnh thoảng. Nhưng đó là cái giá quá đắt. Đánh giá trên nền tảng chi phí đơn thuần, những cuộc họp ở quy mô như thế nhanh chóng trở thành những món tiêu sản chứ không phải tài sản. Hãy nghĩ đến thời gian mà bạn đang thực sự đánh mất và tự vấn bản thân xem liệu nó có thực sự xứng đáng. Nếu bạn quyết định rằng các bạn chắc chắn phải hội họp, thì hãy cố gắng làm cho cuộc họp thật hiệu quả, chứ không phải họp là hành, bằng cách tuân theo những quy luật đơn giản :

+ Hãy đặt đồng hồ báo giờ: Chuông reo là kết thúc.

+ Mời càng ít người tham dự càng tốt.

+ Luôn có một chương trình làm việc rõ ràng 

+ Hãy bắt đầu với một vấn đề cụ thể

+ Họp ngay tại nơi mà vấn đề nảy sinh thay vì trong một phòng họp. Hãy nhắm vào việc thật và đề nghị những thay đổi thật

+ Kết thúc cuộc họp với một giải pháp và giao nhiệm vụ cho một người cụ thể để triển khai giải pháp đó.

VỪA TỐT LÀ ĐƯỢC

Vừa tốt là được

Nhiều người rất thích giải quyết vấn đề bằng các giải pháp phức tạp. Việc uốn nắn " Cơ bắp trí não" có thể khiến bạn say sưa, khiến mỗi lúc bạn càng tìm những thử thách lớn hơn, bất luận nó có hiệu quả hay không. Sao bạn không thử tìm đến giải pháp giúp bạn đạt hiệu quả tối đa với nổ lực tối thiểu ? Bạn sẽ gặt hái thành quả cao nhất với ít công sức nhất. Bất cứ khi nào gặp trở ngại, hãy tìm cách đơn giản nhất và dễ dàng nhất để vượt qua.

Mấu chốt của việc này là bạn phải hiểu rằng hầu hết các vấn đề đều có giải pháp. Giả sử thử thách của bạn là có được tầm nhìn của loài chim, nếu vậy bạn có thể nghĩ đến việc lên đỉnh Everest. Đó là một giải pháp đầy tham vọng. Nhưng bạn cũng có thể đi thang máy lên một cao ốc. Đó là giải pháp judo.

Phần lớn các vấn đề thường có những giải pháp đơn giản. Điều đó có nghĩa là chẳng có kỳ công nào cả. Bạn không cần phải thể hiện các kỹ năng đáng kinh ngạc của mình. Bạn chỉ cần tạo dựng một điều gì đó để hoàn tất công việc và rồi tiếp tục tiến tới. Bạn có thể cảm thấy những phương pháp này không thú vị, nhưng nó giúp bạn đạt được kết quả tốt hơn.

Khi cái vừa đủ tốt có thể giúp bạn hoàn thành công việc, hãy thực hiện nó. Đó là cách khôn ngoan hơn nhiều so với việc lãng phí tài nguyên. Nếu bạn không kham nổi giải pháp phức tạp, kết quả còn tệ hại hơn vì bạn sẽ chỉ giậm chân tại chỗ. Hãy ghi nhớ, bạn thường có thể biến cái vừa tốt thành cái tuyệt vời sau này.

Bán túi vải ở vĩnh lộc

TỐC CHIẾN TỐC THẮNG

Tốc chiến tốc thắng

Sự tăng trưởng tiếp sức động lực. Không lên được nấc thang kế tiếp, làm sao bạn có thể đứng trên nấc thang trên cùng. Không có sự khích lệ từ những việc mình đang làm, bạn khó mà làm tốt mọi thứ. Cách tạo ra đà tăng trưởng là hoàn thành một việc rồi chuyển sang việc kế tiếp. Chẳng ai muốn bị mắc kẹt ở một dự án bất tận không có ngày kết thúc. Bị mắc kẹt trong một hào sâu suốt chín tháng trời mà chẳng làm nên trò trống gì thì quả là khổ mình. Dần dần, nó sẽ khiến bạn kiệt sức. Để giữ ổn định đà tăng trưởng và nguồn động lực của mình, hãy tập thói quen đạt được những chiến thắng nhỏ dọc đường: Thậm chí chỉ một cải thiện tí hon cũng có thể tạo ra đà tăng trưởng tốt. Một việc càng kéo dài, bạn càng khó lòng hoàn tất. Sự hào hứng đến từ việc tạo ra một thứ và để cho khách hàng đánh giá nó ngay tắp lự. Lên thực đơn cho cả năm nghe quá nhàm chán. Đưa ra ngay một thực đơn mới, phục vụ thức ăn nóng sốt và nhận lại phản hồi sẽ thú vị hơn nhiều. Vì thế, đừng đợi quá lâu: Nếu không bạn sẽ dập tắt ngọn lửa nhiệt huyết của mình nếu bạn làm như vậy. Nếu bạn thực sự phải tiến hành một dự án dài hạn, hãy cố gắng dành ra một ngày trong tuần ( Hoặc ít nhất là một ngày trong hai tuần) để ăn mừng những chiến thắng nhỏ và tạo ra niềm hăng hái để bước vào trận đánh tiếp theo. Ăn mừng thành công nhỏ cũng là dịp bạn loan báo những thông tin tốt đẹp. Và tất nhiên, bạn luôn muốn có dòng chảy liên tục những thông tin tốt đẹp như thế. Khi có việc gì mới để tuyên bố sau mỗi hai tuần, bạn sẽ tiếp thêm nghị lực cho các cộng sự và mang đến sự hào hứng cho khách hàng. Vì vậy, hãy hỏi bản thân: " Chúng ta có thể làm được gì trong vòng hai tuần ?". Rồi hãy thực hiện nó. Hãy đưa sản phẩm ra thị trường để mọi người dùng thử, nếm thử, hoặc chơi thử. Sản phẩm càng đến tay các khách hàng nhanh bao nhiêu, bạn sẽ càng phấn chấn bấy nhiêu.

ĐỪNG LÀM ANH HÙNG

Đừng làm anh hùng

Nhiều lúc, thà làm kẻ bỏ cuộc còn tốt hơn là làm anh hùng. Ví dụ, bạn cho là mình có thể hoàn thành một công việc nào đó trong vòng hai tiếng. Nhưng sau khi bỏ ra bốn tiếng đồng hồ, bạn vẫn chỉ mới làm xong một phần tư công việc. Theo bản năng tự nhiên, bạn sẽ nghĩ: " Mình không thể nào bỏ cuộc vào lúc này. Mình dành cả bốn tiếng đồng hồ cho việc này rồi !". Thế là bạn ứng xử theo kiểu anh hùng. Bạn quyết tâm phải làm cho bằng được ( Và hơi xấu hổ vì thật ra mọi thứ chẳng tiến triển gì). Bạn giam mình trong một thế giới riêng, tách biệt hẳn với mọi người. Đôi khi, kiểu nổ lực ấy khiến bạn cảm thấy quá tải. Nhưng hãy nghĩ xem, liệu có đáng hay không ? Có lẽ là không. Công việc đáng làm khi bạn nghĩ nó chỉ tốn có hai tiếng đồng hồ, chứ không phải mười sáu tiếng. Trong mười sáu tiếng đồng hồ, bạn có thể hoàn thành một mớ công việc khác. Hơn nữa, bạn tách mình khỏi mọi người - việc này có thể khiến bạn đi sai đường. Ngay cả các anh hùng đôi khi cũng cần nghe ý kiến phản hồi từ người khác. Chúng tôi từng trực tiếp nếm trải chuyện này. Thế nên chúng tôi cùng thống nhất nếu phải mất trên hai tuần để thực hiện  một việc nào đó, chúng tôi sẽ nhờ người khác xem giúp. Có thể họ chẳng nhúng tay vào công việc, nhưng ít nhất họ có thể nhanh chóng xem xét và góp ý chúng tôi. Đôi khi, giải pháp hiển hiện ngay trước mắt song bạn chẳng hề trông thấy. Hãy nhớ, bỏ cuộc đôi lúc trở thành giải pháp tối ưu. Mọi người thường đánh đồng từ bỏ thất bại, song đôi lúc đó chính xác là những gì mà bạn nên làm. Nếu bạn đã tiêu tốn quá nhiều thời gian vào một việc không đáng, hãy từ bỏ nó. Đương nhiên bạn không thể lấy lại khoảng thời gian đã mất, nhưng nếu bạn tiếp tục lãng phí thêm thời gian vào việc mà bạn không thể đảm đương thì càng tệ hại hơn nhiều.

Bài viết tiếp theo của mục này được trình bày ở mục " Túi vải bố

Sản phẩm khác

IN LOGO TÚI VẢI

Giá: Liên hệ

Túi vải canvas

Giá: Liên hệ

Vải bố canvas

Giá: Liên hệ

Đăng ký đặt hàng