• TÚI VẢI BỐ VẢI DÙ

  • Mã sản phẩm: 11
  • Giá : Liên Hệ
  • Các màu sắc trong túi vải bố và được ứng dụng để may túi
Thông tin sản phẩm

Mục " Vải bố vải dù vải canvas" được trình bày về phần ngành công nghiệp may.

ĐÁNH MỘT GIẤC NÀO

Ngủ đủ giấc

Bỏ ngủ là một ý tồi. Dĩ nhiên là bạn sẽ có thêm thời gian trống vào ngay lúc này, nhưng bạn sẽ trả giá đắt về sau. Bạn hủy hoại sức sáng tạo, tinh thần và sự minh mẫn của chính mình. Thỉnh thoảng, bạn có thể thức thâu đêm nếu cần thiết. Nhưng đừng biến việc đó thành thói quen. Nếu cứ " Chong mắt" đêm này sang đêm khác, bạn sẽ phải gánh lấy hàng núi hậu quả:

Lạc lối: Khi kiệt sức, bạn sẽ chọn " Bừa" một hướng đi mà chẳng cần cân nhắc thiệt hơn. Đích đến lúc đó là một ảo ảnh và rốt cục bạn sẽ lang thang vô định trong sa mạc mà không tìm lối thoát.

Thiếu sáng tạo: Sự sáng tạo là một trong những thứ đầu tiên nó lời từ giã khi bạn mất ngủ. Điểm khác biệt giữa những người làm việc hiệu quả gấp mười lần người thông thường không phải là họ làm việc chăm chỉ gấp mười lần, mà họ sử dụng óc sáng tạo để tìm ra giải pháp chỉ tốn một phần mười công sức.

Sự giảm tinh thần: Khi không làm việc hết công suất, não chỉ thích những công việc đơn giản, có tính chất giải trí như xem tivi hay đọc báo. Sự mệt mỏi khiến bạn mất đi động lực giải quyết những vấn đề lớn lao

Dễ cáu kỉnh: Một khi mất hết sức lực, bạn sẽ dễ đánh mất tính kiên nhẫn và lòng vị tha. Bạn cũng sẽ dễ bực dọc, cáu gắt và ứng xử thiếu khôn ngoan. Nếu bạn gặp phải một người hay xử sự nông nổi, rất có thể người đó đang chịu chứng thiếu ngủ.

Đây là một số hậu quả mà bạn phải gánh chịu khi không ngủ đủ giấc. Thế nhưng, nhiều người vẫn còn xem nhẹ chứng thiếu ngủ. Họ thậm chí còn đi khoe khoang là mình mệt mỏi như thế nào. Đừng ấn tượng về điều đó ! Họ sẽ sớm lãnh hậu quả thôi.

ƯỚC LƯỢNG TRẬT LẤT

Những ước lượng của bạn trật lất

Tất cả chúng ta đều là những nhà ước lượng kinh khủng. Chúng ta cho là mình biết sẽ mất bao lâu để thực hiện một việc gì đó, trong khi thực sự chẳng biết gì. Chúng ta nhìn diễn biến của mọi việc dựa trên kịch bản tươi sáng nhất, mà không lường đến bất kỳ sự trì hoãn nào. Thực tế chẳng bao giờ đúng như vậy cả.

Đó là lý do tại sao các ước lượng trong nhiều tuần, nhiều tháng và nhiều năm chỉ là chuyện tưởng tượng. Sự thật là bạn không biết trước điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Đã bao nhiêu lần bạn nghĩ ghé ngang cửa hàng tạp hóa chỉ tốn vài phút, rồi hóa ra mất đứt cả tiếng đồng hồ? Rồi bạn có nhớ việc dọn dẹp nhà kho làm mất cả ngày trời chứ không phải chỉ vài giờ như bạn nghỉ ? Hoặc đôi khi mọi việc diễn ra theo chiều ngược lại, giống như khi bạn dự định dành bốn tiếng đồng hồ đề làm vườn, nhưng thực tế chỉ mất có ba mươi lăm phút thôi. Con người chúng ta rất dở ước lượng. Đối với những công việc đơn giản như thế mà chúng ta còn ước lượng sai, vậy thì làm sao chúng ta lại kỳ vọng mình sẽ chính xác khi ước lượng thời hạn của một " Dự án sáu tháng " ?. Thời hạn hoàn thành công việc càng lâu thì khả năng dự đoán sai lệch càng lớn. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đoán dự án kéo dài sáu tháng, chúng tôi e là nó sẽ kéo dài bảy tháng, tám tháng, hoặc thậm chí cả năm. Đó là lý do tại sao dự án đường cao tốc " Big Dig" của thành phố Boston trễ tiến độ đến năm năm và vượt ngân sách đến hàng tỷ đô-la, hay sân bay quốc tế Denver khai trương trễ đến mười sáu tháng và vượt ngân sách đến hai tỷ đô-la. Giải pháp: Chia việc lớn thành những việc nhỏ hơn. Việc càng nhỏ thì càng dễ ước lượng. Có thể là bạn vẫn sẽ ước lượng sai, nhưng sự sai lệch sẽ giảm nhiều so với việc ước lượng cả một dự án lớn. Nếu việc gì đó tiêu tốn gấp đôi khoảng thời gian mà bạn dự đoán thì tốt hơn là bạn nên chia nhỏ nó ra. Thay vì dự án mười hai tuần, hãy chia nó ra thành mười hai dự án một tuần. Thay vì ước đoán những công việc tốn đến ba mươi tiếng hoặc hơn, hãy chia nhỏ thành những công việc thực tế tốn từ sáu đến mười tiếng, rồi hãy tiến hành từng bước một.

SỚ TÁO QUÂN CÔNG VIỆC

Danh mục dài ngoằng, khó lòng hoàn tất

Hãy lập danh sách những việc cần làm ngăn ngắn thôi. Các danh mục dài ngoằng thường bị bỏ xó. Lần cuối cùng bạn hoàn tất một danh mục công việc dài lê thê là khi nào? Có thể bạn sẽ giải quyết một vài công việc đầu tiên, nhưng nhiều khả năng là bạn sẽ dần dần từ bỏ nó ( Hoặc mù quáng cho qua những công việc chưa được thực hiện đến nơi đến chốn). Các danh mục dài khiến bạn có cảm giác có lỗi. Danh mục những việc chưa hoàn tất càng dài thì bạn sẽ càng cảm thấy day dứt. Rồi đến một lúc nào đó, bạn sẽ chẳng ngó ngàng đến nó nữa bởi nó khiến bạn thấy mình tệ hại. Thế là bạn bị căng thẳng và tất cả mọi việc biến thành một đống hỗn độn. Có một cách tốt hơn. Đó là chia nhỏ danh mục dài ngoằng thành một nhóm danh mục ngắn hơn. Ví dụ, hãy chia nhỏ danh mục gồm một trăm công việc ra thành mười danh mục, mỗi danh mục gồm mười công việc. Điều đó có nghĩa là khi bạn hoàn tất một công việc là bạn đã hoàn tất mười phần trăm của danh mục, thay vì chỉ một phần trăm thôi. Vâng, bạn vẫn có cùng một khối lượng công việc phải hoàn tất. Nhưng giờ bạn có thể nhìn vào bức tranh nho nhỏ và tìm thấy ở đó niềm vui và động lực để hoàn tất. Điều đó tốt hơn nhiều so với việc nhìn chằm chặp vào bức tranh khổng lồ và cảm thấy sợ hãi, mất hết nhuệ khí. Bất cứ khi nào có thể, hãy chia nhỏ các vấn đề ra cho đến khi bạn có thể giải quyết chúng nhanh gọn và triệt để. Việc sắp xếp lại công việc theo phương thức này có thể tạo ra tác động bất ngờ đối với năng suất và động lực làm việc của bạn. Một gợi ý nhanh về việc sắp xếp thứ tự ưu tiên: Đừng phân thứ bậc bằng cách đánh số hay đặt tên: Hãy tránh nói những câu như: " Đây là công việc có mức ưu tiên cao, kia là công việc có mức ưu tiên thấp". Cũng đừng nói :" Đây là công việc số ba, đây là số hai, đây là số một...". Nếu làm như thế, cuối cùng bạn sẽ có cả khối công việc được xếp vào mức ưu tiên. Thay vì như thế, hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên một cách trực quan. Hãy đặt việc quan trọng nhất lên hàng đầu. Khi hoàn tất việc này thì việc tiếp theo trong danh mục sẽ thành việc quan trọng nhất. Bằng cách đó, bạn sẽ chỉ có một việc quan trọng nhất để làm tại mỗi thời điểm. Thế là đủ.

Ra những quyết định nhỏ

Những quyết định lớn rất khó đưa ra và rất khó thay đổi. Một khi đưa ra một quyết định lớn, bạn sẽ có khuynh hướng tin tưởng mình đã quyết định đúng đắn, dù bạn biết thực tế có thể không phải như thế. Bạn không còn khách quan nữa. Một khi bản ngã và lòng kiêu hãnh chiếm ưu thế thì bạn không thể thay đổi quyết định một cách dễ dàng. Khao khát giữ thể diện đã lấn át khao khát đưa ra quyết định đúng đắn.Chưa kể bạn sẽ tạo ra một sự trì trệ không đáng có, vì càng quyết tâm đi theo một hướng, bạn sẽ càng khó lòng thay đổi diễn tiến sự việc. Thay vì vậy, hãy đưa ra những lựa chọn nhỏ để nó chỉ có hiệu quả tạm thời. Khi đưa ra những quyết định nhỏ thì bạn không thể phạm sai lầm lớn, đồng thời bạn cũng dễ thay đổi nếu không phù hợp. Chẳng có hậu quả gì to tát nếu bạn làm sai. Bạn chỉ cần sửa chữa mà thôi. Đưa ra những quyết định nhỏ không có nghĩa là bạn không thể thực hiện các kế hoạch lớn và nuôi chí lớn. Điều này chỉ có nghĩa là bạn tin tưởng rằng cách tốt nhất để đạt được những điều lớn lao là lần lượt thông qua từng quyết định nhỏ. Nhà thám hiểm người Anh Ben Saunders cho biết trong suốt cuộc thám hiểm Bắc Cực độc hành của ông ( 31 cuộc chạy maratong nối tiếp nhau, 72 ngày đơn độc)," Quyết định khổng lồ" quá khó suy tính đến nỗi những quyết định hằng ngày của ông chỉ nhắm đến việc " Tiến đến tảng băng ở vài thước trước mắt". Những mục tiêu có thể đạt được là những mục tiêu mà chúng ta nên có. Đó là những mục tiêu mà bạn có thể thực sự đạt được và gầy dựng dựa trên đó. Bạn phải nói" Chúng ta đạt được điều đó. Thế là xong !". Rồi hãy chuyển sang công việc tiếp theo. Như thế, bạn sẽ hài lòng hơn nhiều so với việc nhắm đến một mục tiêu cao tận trời xanh mà bạn sẽ không bao giờ với tới được.

CHƯƠNG 6        ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Đừng sao chép

Đôi khi, sao chép là một phần của quá trình học hỏi, giống như một sinh viên ngành nghệ thuật đang họa lại bức tranh trong bảo tàng, hay một tay trống đang chơi nhại theo tiếng sô-lô của John Bonham trong bản " Mody Dick" của ban nhạc Led Zepperlin. Khi bạn còn đi học, kiểu bắt chước này có thể là một công cụ hữu ích trên con đường khám phá nổi tiếng nói của chính mình. Thật không may là việc sao chép trong giới kinh doanh thường hiểm ác hơn. Có lẽ đó là vì ngày nay chúng ta đang sống trong một " Thế giới cắt dán". Bạn có thể đánh cắp lời nói hoặc hình ảnh của một ai đó ngay tức khắc. Và điều đó có nghĩa là gầy dựng công ty bằng cách mô phỏng theo một mô hình sẵn có mới dễ dàng và thật hấp dẫn làm sao. Tuy nhiên, đó là công thức dẫn đến thất bại. Khi sao chép, bạn sẽ không có sự thấu hiểu, mà sự thấu hiểu chính là cách bạn tiến triển. Bạn cần phải hiểu tại sao việc này hiệu quả và tại sao việc kia lại diễn ra như thế. Khi chỉ đơn thuần cắt dán, bạn lỡ mất điều đó. Bạn chỉ điều chỉnh lớp mặt thay vì thấu hiểu tất cả những lớp nằm bên dưới. Bạn không nhìn thấy được công sức của người tạo ra. Nó được chôn giấu sâu bên dưới lớp mặt. Kẻ bắt chước không thể nào biết được tại sao thứ đó có hình dáng như vậy và tại sao nó phải được cảm nhận theo cách thế này. Bản sao chỉ được cái mã bên ngoài. Nó chẳng chứa đựng nội dung, không có sự thấu hiểu và cũng chẳng có nền tảng để giúp bạn đưa ra các quyết định trong tương lai. Thêm vào đó, nếu là một kẻ sao chép, bạn sẽ không bao giờ tiến bộ được. Bạn sẽ luôn ở thế bị động, không bao giờ dẫn đầu và luôn phải đi theo kẻ khác. Bạn tạo ra những thứ lỗi thời, chỉ là một thứ hàng nhái, kém phẩm chất hơn nguyên bản. Như thế, bạn sẽ không thể nào tồn tại được. Làm sao bạn biết liệu mình có đang sao chép ai đó hay không ? Nếu người khác đang nằm phần chính yếu của công việc, tức là bạn đang sao chép. Hãy chịu ảnh hưởng, nhưng đừng đánh cắp.

IN ĐẬM DẤU ẤN CÁ NHÂN

Khác biệt hóa sản phẩm

Nếu bạn thành công, người ta sẽ bắt chước những gì bạn làm. Đó là sự thật hiển nhiên trong cuộc sống. Song có một cách rất hay để bảo vệ mình khỏi những kẻ sao chép: Hãy biến mình thành một phần của sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp. Hãy đưa vào sản phẩm của bạn những chi tiết độc đáo. Hãy khác biệt hóa sản phẩm của bạn. Hãy biến nó thành sản phẩm mà không ai khác có thể làm theo. Hãy nhìn Zappos.com, thương hiệu bán lẻ giày trên mạng trị giá hàng tỷ đô-la. Một đôi giày đế mềm của Zappos cũng giống với một đôi ở cửa hàng Foot Locker hay bất cứ nhà bán lẻ nào khác. Nhưng Giám đốc điều hành Tony Hsieh của Zappos đã khác biệt hóa thương hiệu của mình bằng cách tạo dấu ấn riêng ở khâu dịch vụ khách hàng. Tại Zappos, các nhân viên dịch vụ khách hàng không được sử dụng những đoạn trả lời được thu băng sẵn mà họ còn được phép tiếp chuyện lâu với khách hàng. Tổng đài và trụ sở công ty được đặt ở cùng một địa điểm chứ không cách xa nhau. Tất cả các nhân viên của Zappos, ngay cả những người không làm ở bộ phận dịch vụ khách hàng, đều bắt đầu sự nghiệp bằng cách trải qua bốn tuần trả lời điện thoại và làm việc trong nhà kho. Chính sự tận tâm đối với khách hàng đã tạo nên nét độc đáo của Zappos so với các nhà kinh doanh mặt hàng giày khác trên thị trường. Một ví dụ khác nữa là Polyface, một nông trại thân thiện với môi trường, do Joel Salatin làm chủ. Salatin có một niềm tin mạnh mẽ và ông điều hành công việc kinh doanh của mình dựa trên niềm tin ấy. Đó là quan tâm đến môi trường và hướng đến chất lượng thực sự chứ không chạy theo số lượng. Mặc dù làm như thế tốn kém hơn rất nhiều nhưng doanh nghiệp này vẫn  cho bò ăn cỏ, chứ không cho ăn bắp và không bao giờ tiêm kháng sinh cho bò. Polyface cũng không bao giờ nhập thực phẩm từ bên ngoài. Bạn sẽ luôn được chào đón khi đến thăm nông trại bất kể lúc nào. Và khách hàng yêu thích Polyface vì tất cả điều đó. Nhiều người trong số họ thường xuyên vượt đường xa để mua được thịt " Sạch" cho gia đình mình. Hãy in đậm dấu ấn cá nhân của chính bạn vào sản phẩm và mọi thứ liên quan như phương thức bán hàng, hậu mãi và cách thức giao hàng. Các đối thủ cạnh tranh không bao giờ có thể sao chép được đều đó trong sản phẩm của bạn.

So găng nào !

Tuyên chiến

Nếu bạn cho rằng đối thủ cạnh tranh rất tồi thì hãy cứ nói ra. Khi làm thế, bạn sẽ thấy những người chung ý kiến với bạn sẽ đứng về phía bạn. Chống đối là cách tuyệt vời để khác biệt hóa bản thân và thu hút những người ủng hộ mình. 

Ví dụ, Dunkin' Donuts thích đối đầu với Starbucks. Các quảng cáo của hàng này đã báng việc Starbucks sử dụng tiếng nước ngoài để chỉ kích cỡ của món đồ uống, thay vì đơn thuần dùng từ " Nhỏ", " Vừa" và "Lớn". Ngoài ra, Dunkin còn thực hiện một chiến dịch quảng cáo cho khách hàng dùng thử sản phẩm và đã đánh bại Starbucks. Thậm chí Dunkin còn có cả trang web DunkinBeatStarbucks.com, nơi đây bạn có thể gửi những tấm thiệp điện tử với các câu khẩu hiệu đại loại như " Những người bạn đích thực không để cho bạn bè mình uống Starbucks". Audi là một ví dụ khác. Audi tuyên chiến với những chàng vệ sĩ lâu đời trong ngành sản xuất xe hơi. Những thương hiệu sang trọng lâu đời như Rolls-Royce và Mercedes đã lọt vào " Tầm ngắm" của Audi qua những mẩu quảng cáo mà trong đó Audi tuyên bố hãng chính là thương hiệu đẳng cấp thay thế. Audi hạ bệ hệ thống đỗ xe tự động của Lexus bằng mẫu quảng cáo những tài xế của Audi tự biết cách đỗ xe. Một mẫu quảng cáo khác so sánh chủ sở hữu một chiếc Audi và một chiếc BMW: Chủ xe BMW sử dụng kính chiếu hậu để vuốt tóc, trong khi chủ xe Audi dùng để quan sát phía sau.

Apple tấn công Microsoft bằng các mẫu quảng cáo so sánh Mac và PC, còn 7UP thì giới thiệu mình là thức uống phi Cola. Under Amour tự tạo vị thế là Nike của thế hệ mới. Tất cả những ví dụ này thể hiện sức mạnh và phương hướng của một thương hiệu bằng cách chọn ra đối thủ và thách đấu. Còn bạn, bạn muốn tuyên chiến với ai ?. Bạn thậm chí có thể đặt mình vào vị thế đối lập với toàn ngành. Nhãn hàng máy hong khô tay Airblade của hãng Dyson đã bắt đầu với tiền đề rằng cả ngành công nghiệp sản xuất loại máy này đều thất bại và rồi sau đó họ đã tung ra loạt sản phẩm cung cấp giải pháp nhanh chóng và hợp vệ sinh hơn. Còn sản phẩm thay thế bơ I Can't Believe It's Not Butter đã lồng đối thủ vào ngay trong tên sản phẩm. Việc chiếm lấy một chỗ đứng luôn khiến bạn được chú ý. Mọi người thường cảm thấy hào hứng trước sự đối chọi và có khuyh hướng lựa chọn đứng về một bên nào đó. Cảm xúc mạnh mẽ sẽ được nhen nhóm. Và đó là cách hay để khiến mọi người chú ý đến bạn.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- In túi vải canvas

- Túi vải canvas trơn

- In túi canvas theo yêu cầu

- Làm túi Tote theo yêu cầu

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LÙI MỘT BƯỚC ĐỂ TIẾN BA BƯỚC

Lùi một bước trong cạnh tranh

Sách lược kinh doanh trước nay đều cho rằng để đánh bại đối thủ cạnh tranh, bạn cần phải cố gắng hơn họ một bậc. Nếu họ có bốn điểm mạnh, bạn cần phải có năm ( Hoặc mười lăm, hoặc hai mươi lăm). Nếu họ chi 20 ngàn đô-la, bạn cần phải chi 30 ngàn. Nếu họ có năm mươi nhân viên, bạn cần có một trăm. Cạnh tranh theo kiểu chiến tranh lạnh như thế chính là một ngõ cụt. Khi cuốn vào cuộc chạy đua vũ trang, bạn sẽ vướng vào một cuộc chiến bất tận gây tốn kém tiền bạc, thời gian và sức lực. Việc đó cũng bắt buộc bạn phải luôn ở thế phòng thủ. Những công ty phòng thủ không thể đi trước đối thủ, họ luôn đi sau. Thế thì bạn phải làm gì đây ? Hãy lùi một bước so với đối thủ để thắng họ. Hãy giải quyết các vấn đề đơn giản và dành phần khó khăn phức tạp cho các đối thủ của mình. Thay vì hơn họ một bậc, hãy cố gắng kém họ một bậc. Thay vì làm nhiều hơn, hãy làm ít hơn. Ngành kinh doanh xe đạp đưa ra một ví dụ điển hình. Trong nhiều năm, các thương hiệu xe đạp nổi tiếng tập trung vào các thiết bị công nghệ cao: Những chiếc xe đạp leo núi với hệ thống giảm xóc và thắng đĩa cực mạnh, hoặc xe đạp chạy đường trường làm bằng vật liệu titanium cực nhẹ. Và người ta cho rằng xe đạp nên có nhiều bánh răng: Ba, mười, hoặc hai mươi mốt bánh răng. Nhưng gần đây, những chiếc xe đạp có bánh răng cố định đã trở nên đặc biệt phổ biến, bất chấp đây là sản phẩm công nghệ thấp nhất hiện nay. Những chiếc xe đạp xuất hiện chỉ có một bánh răng. Một vào dòng xe không có thắng. Lợi thế : Đơn giản hơn, nhẹ hơn, rẻ hơn và không đòi hỏi phải bảo dưỡng nhiều. Một ví dụ khác là máy quay phim xách tay Flip, loại máy dạng nén cực kỳ đơn giản, dễ sử dụng, chiếm lĩnh thị phần đáng kể chỉ trong một thời gian ngắn. Hãy nhìn vào tất cả những thứ mà Flip không cung cấp:

+ Không có màn hình lớn ( Và màn hình nhỏ cũng không có chức năng tự quay)

+ Không có tính năng chụp ảnh.

+ Không có hộc băng hoặc đĩa ( Bạn phải chuyển phim quay được lên máy tính)

+ Không có menu

+ Không có tính năng cài đặt

+ Không có đèn

+ Không có kính ngắm

+ Không có hiệu ứng đặc biệt

+ Không có chỗ gắn tai nghe

+ Không có nắp đậy ống kính

+ Không có thẻ nhớ

+ Không có zoom quang học

Máy quay phim Flip nhận được sự ưu ái của người tiêu dùng bởi nó chỉ thực hiện một số tính năng đơn giản, nhưng thực hiện một cách xuất sắc. Máy rất dễ sử dụng và tiện lợi, có thể quay ở nhiều góc mà loại máy quay phim lớn không thể đến được. Chính vì thế, máy quay Flip được những người không bao giờ dùng đến các loại máy quay phim phức tạp ưu chuộng. Đừng xấu hổ vì sản phẩm của bạn không có nhiều tính năng. Thay vào đó, hãy làm nổi bật các tính năng mà bạn có. Hãy tự hào về nó. Hãy tự tin bán sản phẩm ít tính năng của bạn như cách các đối thủ của mình tự hào bán những tính năng mở rộng của họ vậy.

TẬP TRUNG VÀO CHÍNH MÌNH THAY VÌ NGƯỜI KHÁC

Ai quan tâm những gì họ đang làm chứ ?

Dù sao đi nữa, các đối thủ cũng chẳng đáng cho bạn bận tâm đâu. Tại sao ư? Bởi vì việc lo cạnh tranh sẽ nhanh chóng trở thành nỗi ám ảnh. Bạn sẽ đặt ra trong đầu hàng tá câu hỏi : Hiện giờ đang làm gì ? Tiếp theo họ sẽ đi theo hướng nào? Chúng ta nên có phản ứng ra sao ? Mỗi động thái nhỏ cũng sẽ trở thành một điều cần phải phân tích. Đó là một định kiến kinh khủng. Nó dẫn đến sự căng thẳng và lo lắng cực độ. Trạng thái tinh thần như thế là một mảnh đất cằn cỗi, không thể trồng trọt  được gì. Và đó là một việc làm không có mục đích. Môi trường cạnh tranh luôn thay đổi. Đối thủ ngày mai sẽ khác hẳn so với đối thủ hôm nay. Điều đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Thế thì lo lắng về những điều bạn không thể kiểm soát được để làm gì kia chứ ? Thay vì như thế, hãy tập trung vào bản thân mình. Những điều đang diễn ra ở đây quan trọng hơn nhiều so với những điều đang diễn ra ngoài kia. Khi mải bận tâm về người khác, bạn không thể có thời gian để cải thiện bản thân mình. Việc chú tâm quá nhiều vào đối thủ cạnh tranh sẽ khiến bạn làm nhòe tầm nhìn của chính bạn. Bạn sẽ đánh mất cơ hội tìm ra những gì mới lạ khi cứ nạp vào đầu ý tưởng của người khác. Thế nên thay vì là một người nhìn xa trông rộng, bạn lại trở thành một kẻ bào thủ. Kết quả là bạn sẽ cung cấp sản phẩm của đối thủ cạnh tranh dưới một lớp vỏ khác. Nếu bạn đang lên kế hoạch sản xuất " Sát thủ iPod" hoặc " Pokemon thế hệ tiếp theo" thì coi như bạn chết chắc. Bạn đang để sự cạnh tranh thiết lập hệ thống thang đo. Bạn không thể loại trừ Apple bằng cách đưa ra sản phẩm na ná như họ. Họ đặt ra luật chơi và bạn không thể nào hạ gục được người đặt luật. Bạn cần phải đặt lại luật, chứ không chỉ đơn thuần tạo ra thứ gì đó hơi tốt hơn một chút. Đừng tự hỏi liệu bạn có đang " Đánh bại" Apple ( Hoặc bất kỳ ông lớn nào khác trong ngành của bạn ) hay không. Đó là câu hỏi sai lầm. Đây không phải là vấn đề thắng bại. Lợi nhuận và chi phí của họ là của họ. Còn của bạn là của bạn. Nếu bạn đi theo con đường của những kẻ khác thì bạn kinh doanh làm gì ? Nếu bạn chỉ làm bản sao của các đối thủ cạnh tranh, thì chẳng có lý do gì để tồn tại cả. Thậm chí dù cầm chắc thất bại thì tốt hơn bạn vẫn nên chiến đấu cho niềm tin của mình, thay vì chỉ bắt chước. 

CHƯƠNG 7

SỰ TIẾN TRIỂN

Hãy nói không

Cứng rắn nói không " Nếu nghe theo khách hàng, tức là tôi đã dâng cho họ con tuấn mã phi nhanh hơn "- Henry Ford -

Nói " Đồng ý " thì dễ như trở bàn tay, nào là đồng ý thêm một tính năng vào sản phẩm, đồng ý gia hạn hợp đồng, đồng ý với một thiết kế tầm thường...Và rồi những thứ mà bạn đồng ý sẽ nhanh chóng chất thành một đống cao đến nỗi bạn không thể nhìn thấy những gì mình sẽ làm. Hãy bắt đầu tập thói quen nói " Không " thậm chí nói không với cả những ý tưởng mà bạn cho là tuyệt vời nhất. Hãy sử dụng sức mạnh của từ " Không" để thể hiện rõ thứ tự ưu tiên của mình. Thực tế là chúng ta ít khi nối tiếc vì đã nói " Không", nhưng lại thường hối tiếc vì đã nói " Đồng ý". Nhiều người tránh nói " Không" vì sự đối đầu khiến họ cảm thấy không thỏa mái. Nhưng lựa chọn thứ hai thậm chí còn tệ hại hơn. Bạn làm cho mọi thứ kéo dài lê thê, khiến chúng trở nên phức tạp và bạn phải làm việc với những điều mà mình không tin tưởng. Giống như trong chuyện tình cảm vậy: Rất khó để nói lời chia tay, nhưng cứ tiếp tục ở lại chỉ vì bạn không đủ cam đảm để dứt khoát thì tình hình sẽ ngày càng tệ hơn. Hãy thẳng thắn đương đầu để tránh phải hối tiếc về lâu dài. Đừng tin vào chuyện " Khách hàng luôn đúng". Giả sử bạn là đầu bếp và nếu đa số thực khách bảo rằng thức ăn quá mặn hoặc quá cay, thì bạn nên thay đổi. Còn nếu chỉ một vài người khó tính bảo thêm thật nhiều ớt vào món gỏi, hãy phớt lờ ý kiến của họ để không ảnh hưởng đến số đông. Không đáng để làm hài lòng một số khách hàng thích phàn nàn nếu việc đó phá hỏng sản phẩm của bạn trong mắt nhiều người còn lại. ING Direct đã gầy dựng nên ngân hàng có tốc độ phát triển nhanh nhất Hoa Kỳ bằng cách nói " Không". Khi khách hàng yêu cầu cấp thẻ tín dụng, câu trả lời là " Không". Khi họ yêu cầu dịch vụ môi giới trực tuyến, câu trả lời là " Không". Khi họ hỏi liệu có thể mở một tài khoản trị giá một tiệu đô-la hay không, câu trả lời là " Không" ( Ngân hàng có quy định về tiền ký quỹ tối đa rất nghiêm ngặt). ING muốn giữ cho mọi thứ thật đơn giản. Đó là lý do tại sao ngân hàng chỉ cung cấp vài tài khoản tiết kiệm và chứng chỉ tiền gửi...Chỉ thế thôi.

Mặc dù vậy, đừng là một kẻ nói " Không" ngớ ngẩn. Hãy thành thật. Nếu không sẵn lòng nhượng bộ trước yêu cầu của khách hàng, bạn cần lịch sự giải thích nguyên nhân tại sao. Mọi người sẽ hiểu vấn đề khi bạn dành thời gian giải thích với họ quan điểm của mình. Thậm chỉ bạn còn có thể thuyết phục được họ suy nghĩ theo cách của bạn. Nếu không, hãy đề nghị khách hàng tìm đến công ty khác nếu bạn biết họ sẽ tìm được giải pháp tốt hơn ở đó. Thà để cho khách hàng vui vẻ sử dụng sản phẩm của người khác, còn hơn buộc họ sử dụng sản phẩm của bạn trong sự bất bình.

HÃY ĐỂ KHÁCH HÀNG VƯƠN CAO HƠN BẠN

Để khách hàng vươn cao hơn bạn

Có lẽ cảnh này không còn xa lạ với bạn: Công ty cố gắng  làm hài lòng một khách hàng chủ chốt bằng bất cứ cách nào có thể, thay đổi sản phẩm theo yêu cầu của vị khách hàng đó và bắt đầu bỏ bê những người còn lại. Đến một ngày nọ, vị khách hàng lớn dứt áo ra đi, bỏ lại công ty với sản phẩm chỉ phù hợp với mỗi một người đã không còn ở đó nữa. Sản phẩm giờ đây trở thành một sản phẩm tồi đối với tất cả những người khác. Khi bạn bám quá chặt vào khách hàng hiện tại, bất chấp tất cả khó khăn, thì kết cục là bạn sẽ tự đánh mất cơ hội có được các khách hàng mới. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn được thiết kế chỉ để dành riêng cho các khách hàng hiện tại nên nó chẳng còn hấp dẫn đối với các khách hàng mới. Điều đó chắc chắn khiến công ty của bạn đi vào con đường phá sản. Sau khi tung sản phẩm đầu tay ra thị trường được một thời gian, chúng tôi bắt đầu nhận được phản hồi từ công chúng, những người đã quan tâm đến chúng tôi ngay từ lúc khởi đầu. Họ bảo họ muốn phần mềm có nhiều ứng dụng hơn. Công việc kinh doanh của họ đang thay đổi và họ muốn chúng tôi thay đổi sản phẩm của mình để phù hợp với những yêu cầu phức tạp mới xuất hiện của họ. Chúng tôi nói không. Nguyên nhân chính là đây: Chúng tôi thà để khách hàng cũ từ bỏ sản phẩm của mình, còn hơn là không thể thu hút được những khách hàng mới. Thêm các tính năng dành cho người sử dụng thành thạo để thỏa mãn một vài khách hàng có thể khiến những người chưa từng dùng thử e ngại. Làm cho khách hàng mới sợ hãi mà bỏ chạy còn tệ hại hơn là mất khách hàng cũ. Hãy để khách hàng vươn cao hơn mình. Chẳng sao cả. Những nhu cầu cơ bản và đơn giản thì lúc nào cũng có. Có một nguồn khách hàng vô tận luôn cần những thứ đó. Số người không sử dụng sản phẩm của bạn luôn nhiều hơn số người đang sử dụng. Hãy đảm bảo bạn giữ cho mọi thứ thật đơn giản để nhóm đa số ấy bắt đầu sử dụng sản phẩm của bạn. Tiềm năng tiếp tục phát triển của bạn nằm ngay ở đó. Con người và hoàn cảnh đều thay đổi. Bạn không thể nào biến hóa để phù hợp với tất cả mọi người. Các công ty cần phải trung thành với một đối tượng khách hàng nhất định, hơn là cố gắng uốn mình theo các khách hàng cá nhân với nhu cầu luôn thay đổi.

CÁCH MẠNG MỚI ! NÓNG SỐT ! ĐÁNG KINH NGẠC ! NHANH HƠN !

ĐỪNG ĐỂ NIỀM HÁO HỨC LẤN ÁT THỨ TỰ ƯU TIÊN HỮU ÍCH.

Đừng để niềm háo hức lấn át thứ tự ưu tiên

Một ý tưởng mới bao giờ cũng tạo cho bạn cảm giác thôi thúc. Bạn bắt đầu tưởng tượng ra những khả năng và lợi ích từ ý tưởng đó. Và đương nhiên là bạn muốn có ngay tất cả những thứ ấy. Thế là bạn dẹp sang một bên những việc đang làm và bắt đầu đeo đuổi ý tưởng tuyệt vời vừa xuất hiện. Đó là một động thái tồi. Lòng háo hức của bạn dành cho ý tưởng mới không phải là thước đo chính xác giá trị xứng đáng của ý tưởng. Những thứ ngay lúc này trông có vẻ như " Cầm chắc thành công" thường tuột dốc xuống thành thứ " Có cũng được, không có cũng không sao" chỉ sau một đêm. Và mọi thứ " Có cũng được, không có cũng chẳng sao" thì không đáng để bạn hoãn tất cả mọi thứ lại vì nó. Chúng tôi luôn có những ý tưởng mới về các tính năng. Trên hết, chúng tôi cũng nhận được hàng tá ý tưởng hấp dẫn từ các khách hàng của mình mỗi ngày. Chắc chắn việc đuổi theo những ý tưởng ấy ngay lập tức cũng có cái hay. Nhưng nếu làm vậy, chúng tôi thực sự sẽ chẳng đi đến đâu cả.

Vì vậy, hãy để những ý tưởng vĩ đại của bạn nguội lại trong giây lát. Bằng mọi cách, hãy có càng nhiều ý tưởng càng tốt. Hãy cứ hào hứng với chúng, nhưng đừng hành động ngay. Hãy viết ra những ý tưởng đó và để đó vài ngày, rồi hãy đánh giá mức độ ưu tiên thực sự của chúng bằng cái đầu minh mẫn.

Mang về nhà vẫn tốt

Có lẽ bạn cũng từng trải qua việc này. Bạn đến cửa hàng, so sánh các sản phẩm khác nhau và chọn mua một món mà bạn cho là tốt nhất. Nó có nhiều tính năng nhất và bắt mắt nhất. Bao bì cũng rất đẹp. Trên vỏ hộp có những hình ảnh gây ấn tượng. Tất cả mọi thứ đều tuyệt vời. Nhưng rồi khi bạn mang món hàng về nhà, nó lại không như bạn mong đợi. Sản phẩm khó sử dụng và có nhiều tính năng không cần đến. Bạn sinh ra cảm giác thất vọng. Bạn không thật sự có được cái mình cần và nhận ra mình đã chi quá nhiều tiền cho nó. Bạn vừa mua phải một món chỉ để trưng bày. Đó là một sản phẩm khiến bạn hào hứng ngay ở cửa hàng và hụt hẫng sau khi mang về nhà sử dụng. Các công ty khôn ngoan thì làm điều ngược lại: Họ tạo ra sản phẩm khiến bạn hài lòng khi đã đem về nhà. Khi mang món hàng về và dùng thử, bạn còn thấy ấn tượng hơn về nó so với lúc ở cửa hàng. Và càng sử dụng, bạn càng cảm thấy thích nó. Lúc đó, chính bạn sẽ chia sẻ với bạn bè về sản phẩm. Khi tạo ra một sản phẩm mang về nhà vẫn dùng tốt, có thể bạn phải hy sinh một chút sự thu hút ở cửa hàng. Một sản phẩm tốt với các tính năng cơ bản có thể kém hấp dẫn so với các sản phẩm đa tính năng của các đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm ít tính năng sẽ không bắt mắt ngay từ xa. Điều đó cũng tốt thôi. Bạn đang nhắm đến một mối quan hệ lâu dài, chứ không phải cuộc tình một đêm. Điều này đúng cả trong việc quảng cáo lẫn việc đóng gói hoặc trưng bày sản phẩm. Tất cả chúng ta đều đã từng xem các mẫu quảng cáo trên ti-vi về những vật dụng" mang tính cách mạng có khả năng thay đổi cuộc đời bạn. Nhưng khi sản phẩm thật đến tay, nó khiến bạn ngỡ ngàng và hụt hẫng. Những sản phẩm chỉ hào nhoáng trên phương tiện truyền thông hoàn toàn không đáng sử dụng. Bạn không thể nào dùng các chiêu thức quảng cáo và Marketing để che giấu những trải nghiệm tồi mà khách hàng đã có với sản phẩm của bạn.

Không cần phải ghi chép

Bạn thường ghi ghi chép chép những điều khách hàng mong muốn ? Đừng làm vậy. Hãy lắng nghe, nhưng rồi hãy quên đi những gì họ nói. Chúng tôi nghiêm túc đấy. Không cần phải có cơ sở dữ liệu hoặc hệ thống lưu trữ thông tin. Những yêu cầu thực sự cấp thiết là những điều mà bạn sẽ được nghe đi nghe lại. Sau một thời gian, bạn sẽ không thể nào quên được. Các khách hàng chính là bộ nhớ của bạn. Họ liên tục nhắc nhở bạn. Họ sẽ chỉ cho bạn thấy những việc bạn thực sự nên lo nghĩ đến. Nếu có một yêu cầu mà bạn cứ liên tục quên mất thì yêu cầu đó không quan trọng lắm đâu. Những thứ thực sự cần sẽ không bao giờ bị bỏ lỡ.

CHƯƠNG 8 CHIÊU THỊ

Nấp trong bóng tối

Ẩn mặt

Hiện không ai biết bạn là ai. Và như thế nào rất đắc lợi. Nơi không ai biết là nơi an toàn. Hãy hạnh phúc vì bạn đang ở trong bóng tối. Lúc này, bạn có thể thử nghiệm và phạm sai lầm mà chẳng ai hay. Hãy tiếp tục tu chỉnh. Hãy tạo ra các điểm nhấn. Hãy kiểm chứng các ý tưởng ngẫu nhiên. Hãy thử những điều mới lạ. Không ai biết bạn cả, vì thế chẳng có gì to tát nếu bạn làm hỏng mọi thứ. Sự ẩn mặt giúp bảo vệ cái tôi và duy trì lòng tự tin của bạn. Vì lý do này mà các nhà bán lẻ luôn thử nghiệm sản phẩm của mình ở các thị trường thí điểm. Chẳng hạn như khi Dunkin' Donuts nghĩ về việc bán bánh pizza, bánh mì kẹp xúc xích và các loại bánh mì sandwich, họ thử nghiệm kinh doanh sản phẩm chỉ ở vỏn vẹn mười địa điểm.

Các chương trình biểu diễn Broadway cũng là một ví dụ tuyệt vời khi họ quyết định kiểm chứng ý tưởng ở một sân khấu nhỏ trước. Họ có thông lệ làm chương trình thí điểm ở một thành phố nhỏ hơn trước khi tiến vào New York. Việc này cho phép các diễn viên có cơ hội diễn tập thật sự vài lần trước khi trình diễn trước những khán giả khắt khe hơn. Khi lần đầu tiên làm một việc gì đó, liệu bạn có muốn bị cả thế giới quan sát ? Nếu chưa từng nói trước công chúng, vậy bạn muốn diễn thuyết trước mười ngàn người hay chỉ mười người thôi? Hẳn bạn không muốn tất cả mọi người quan sát bạn ngay khi bạn vừa khởi sự. Chẳng có lý do gì để bảo mọi người dõi theo bạn khi bạn chưa thật sự sẵn sàng. Và hãy nhớ một khi đã lớn mạnh và nổi tiếng hơn thì tự nhiên bạn sẽ có khuynh hướng tránh mạo hiểm. Khi bạn thành công, áp lực duy trì sự ổn định và bền vững sẽ dần lớn dần. Bạn sẽ trở nên bảo thủ hơn và sợ mạo hiểm hơn. Đó là khi mọi thứ bắt đầu " Hóa thạch" và rất khó biến chuyển. Nếu có hàng triệu người đang sử dụng sản phẩm của bạn, thì mỗi thay đổi mà bạn thực hiện sẽ gây ra một tác động rất lớn. Bạn có thể  thuyết phục được một trăm người, nhưng hẳn bạn phải cần đến áo giáp sắt để đối phó với mười ngàn khách hàng đang giận giữ. Rồi sau này, khi thực sự bị soi mói đến từng chân tơ kẻ tóc, bạn sẽ thấy tiếc nhớ những ngày đầu còn ẩn mặt vô danh này. Giờ chính là lúc để mạo hiểm và không cần lo lắng hay ngại ngùng về việc tự bêu xấu mình.

Bài viết tiếp theo sẽ được trình bày ở mục " Xưởng sản xuất túi vải bố canvas

Sản phẩm khác

IN LOGO TÚI VẢI

Giá: Liên hệ

Túi vải canvas

Giá: Liên hệ

Vải bố canvas

Giá: Liên hệ

Đăng ký đặt hàng